221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
945538
Gia công phần mềm: Nhiều cơ hội, ít đột phá!
1
Article
null
Gia công phần mềm: Nhiều cơ hội, ít đột phá!
,

Tiến sĩ Hoàng Lê Minh - PGĐ Sở BCVT TPHCM - cho rằng: "Ngành gia công xuất khẩu phần mềm (GCXKPM) VN năm 2007 đang ở mức độ phát triển mà Ấn độ đã trải qua cách đây khoảng 20 năm"...

Nhiều cơ hội

Ảnh: mresult.com
Ảnh: mresult.com
Kém Ấn Độ đến 20 năm phát triển, nhưng ngành GCXKPM VN hiện được hưởng lợi hơn rất nhiều: Hạ tầng viễn thông tốt hơn, chi phí viễn thông rẻ hơn; nhu cầu thị trường nội địa phong phú và đa dạng; cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài sau khi gia nhập WTO...

So với những nước có ngành GCXKPM phát triển mạnh (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines...), VN hiện có lợi thế lớn về giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ với trình độ ngày càng được nâng cao, chịu khó và sáng tạo.

Các "đại gia" như Intel, IBM, Microsoft... đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư vào VN, sẽ giúp VN đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế đáp ứng cho tương lai. Chính sách thuế đối với người làm PM và DNPM cũng có những ưu đãi lớn. Ông Matt Ferguson - GĐ nghiên cứu phát triển của Cty Nortel tại VN - cho biết: "Nortel sẽ tiếp tục chọn VN để GCPM vì thị trường VN phát triển nhanh, chi phí lao động thấp và nguồn nhân lực đáp ứng trong tương lai".

Trở ngại lớn nhất: Nguồn nhân lực
"Hơn 75% các cử nhân CNTT không đủ khả năng làm việc trong môi trường công nghiệp nếu không được đào tạo thêm các kỹ năng khác. Hầu hết không có kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là tiếng Anh. Giáo trình đào tạo lạc hậu..." - đó là những nhận định khái quát của TS Lê Trường Tùng - GĐ Trường ĐH FPT. TMA - một trong vài Cty GCPM lớn tại VN - đang áp dụng chiến lược đào tạo từ 6-12 tháng cho khoảng 30% số lập trình viên (LTV) được tuyển vào.

Nhìn chung, các Cty GCPM đang thành công, ngoài sức mạnh khai phá thị trường bên ngoài để có khách hàng thì yếu tố nội lực để cạnh tranh là đội ngũ LTV. GCPM cho thị trường Mỹ, Châu Âu đòi hỏi LTV phải khá tiếng Anh; để phát triển thị trường Nhật Bản lại phải biết tiếng Nhật. Ông Nguyễn Đoàn Hùng - Chủ tịch kiêm TGĐ Cty Sáng Tạo chuyên GCPM cho thị trường Nhật Bản - cho biết, sự thành công của Cty đến thời điểm hiện nay là nhờ vào đội ngũ LTV mạnh về kỹ thuật và ngôn ngữ.

Một yếu tố quan trọng khác, theo ông Hùng, đó là sự trung thành của nhân viên, giúp cho Cty ổn định nguồn nhân lực. Theo ông Michael Mudd - GĐ bộ phận chính sách công khu vực Châu AÁ-TBD của CompTIA (Hồng Kông) - thì tỉ lệ nhảy việc trong ngành GCPM khá cao, khoảng 25%-40%.

Cần đột phá mạnh ở hai chiến lược

Chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực được hầu hết các chuyên gia đề xuất tại Hội thảo GCXKPM VN 2007 (tổ chức ở TPHCM ngày 8.6). Ông Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch Cty TMA - đề nghị: "Đầu tư dài hạn phải tập trung vào đào tạo kỹ năng thực hành và ngoại ngữ". Trong chương trình hợp tác với Bộ Bưu chính-Viễn thông, IBM sẽ thành lập một số trung tâm xuất sắc và một số trung tâm triển khai các dự án tại VN, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.

Theo ông S.T.Kulkarni - GĐ điều hành Cty Global Delivery VN: Để nâng cao trình độ nguồn nhân lực, VN cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các trường ĐH, viện nghiên cứu của các nước; cung cấp thêm nhiều học bổng cho sinh viên và tận dụng thế mạnh chất xám của Việt kiều...

Hiệp hội DNPM VN (Vinasa) đã đưa ra chiến lược gồm 3 điểm: Xây dựng thương hiệu DNPM VN, đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại thị trường Nhật, Mỹ, Châu Âu; thu hút các tập đoàn quốc tế thành lập các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu phát triển tại VN; tập trung vào dịch vụ đào tạo và cung ứng nhân lực PM, dịch vụ triển khai...

Tuy nhiên theo Vinasa, ngành GCXKPM đang cần có một chương trình hỗ trợ cấp quốc gia để đột phá mạnh hơn nữa vào thị trường ngoài nước.

(Theo Thẩm Hồng Thuỵ/ Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,