221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
970886
"Bộ TT-TT sẽ có mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến!"
1
Article
null
Thứ trưởng Bộ TT-TT Trần Đức Lai:
'Bộ TT-TT sẽ có mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến!'
,

(VietNamNet) - Nhân kỷ niệm 62 năm ngày Truyền thống Ngành Bưu điện (15/8/1945-15/8/2007), Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (Bộ TT-TT) Trần Đức Lai đã có cuộc trao đổi với VietNamNet xung quanh những định hướng và chiến lược phát triển thời gian tới của toàn ngành...

Thứ trưởng Bộ  TT-TT Trần Đức Lai: "Bộ TT-TT sẽ hoạt động theo mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến".
- Tiếp nối truyền thống lịch sử ngành bưu điện, thời gian tới, cùng với chiến lược Cất cánh của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng có thể cho biết những trọng tâm hướng đến của ngành trong thời gian tới?

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Tiếp thu phát huy truyền thống của ngành trong lĩnh vực BCVT-CNTT, trong năm 2007 này, kế hoạch kỷ niệm của chúng ta gồm nhiều sự kiện để lập thành tích chào mừng. Cụ thể là để thực hiện nhiệm vụ chính trị, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục đưa ngành BCVT-CNTT đi lên, thể hiện ở những nội dung chính sau đây.

Thứ nhất, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thiện chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các dịch vụ BCVT-CNTT và truyền thông phát triển. Thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy, số lượng các dịch vụ đã tăng gần bằng cả năm 2006 cộng lại. Đây là thành tích lớn nhất đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, và hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh phát triển về số lượng, Bộ TT-TT cũng chú trọng đến chất lượng dịch vụ và phục vụ, có những bước cải thiện đáng kể để đảm bảo cung cấp chất lượng tốt hơn tới người dân. Chúng tôi chủ trương sẽ giảm chi phí, cước phí, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ hiện đại của BCVT-CNTT, với mức giá càng ngày càng giảm; phù hợp với mức sống của người dân VN.

Thứ hai, Bộ tiếp tục chỉ đạo để các DN VT-CNTT, đặc biệt là các DN có hạ tầng mạng tiếp tục phải có kế hoạch phát triển tốt hơn nữa. Điều này phù hợp với sự vận động, dựa trên cơ sở tình hình kinh tế XH càng ngày càng phát triển và nhu cầu người dân càng tăng lên.

Các dịch vụ cần có sự phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu - chính là đưa ra các dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Đồng thời, DN cũng cần tăng cường đầu tư và hợp tác, kết nối chặt chẽ để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất.

Thứ ba, Bộ cũng chủ trương phát triển mạng lưới, và quan tâm tới việc phổ cập dịch vụ BCVT-truyền thông tới vùng sâu, vùng xa. Cụ thể là Bộ BCVT trước đây đã chỉ đạo các DN tập trung triển khai các dịch vụ viễn thông công ích. Vừa rồi, sau thời gian chuẩn bị, Bộ TT-TT đã phối hợp với Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch đầu tư hoàn thiện Quỹ viễn thông công ích và đã chính thức giao cho DN triển khai quỹ này. Mục đích Quỹ để người sử dụng được hỗ trợ, duy trì các dịch vụ công ích cho người dân.

Ngoài ra, nhân dịp 60 năm Công đoàn Bưu điện VN (30/8/1947 - 30/8/2007), Bộ đã đồng ý cho Công đoàn ngành Bưu điện phát động xây dựng các công trình chào mừng công đoàn ngành BĐVN. Trong tháng này, một loạt các công trình đã được đưa vào hoạt động như: hệ thống tổng đài di động, mạng cáp...đạt chất lượng cao.

- Thưa thứ trưởng, với vai trò mới của Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ sẽ có thêm những nhiệm vụ quan trọng nào so với trước đây?

- Để phát huy tốt truyền thống và tiếp tục thực hiện chức năng của Bộ mới, Bộ TT-TT sẽ theo xu hướng phát triển chung là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Phạm vi quản lý của Bộ TT-TT do đó sẽ rộng hơn so với trước.

Trước đây, Tổng cục Bưu điện chỉ quản lý về bưu chính viễn thông. Bộ BCVT được hình thành  5 năm trước đã bổ sung thêm một loạt nhiệm vụ quản lý về CNTT, cụ thể là có thêm công nghiệp phần cứng, CN phần mềm, CN nội dung và các dịch vụ kèm theo... Đến nay, Bộ TT-TT quản lý bổ sung thêm mảng báo chí, xuất bản. Đây là mảng quan trọng của thông tin (báo hình, báo viết, báo điện tử...)

Lĩnh vực Truyền thông gồm có hạ tầng BCVT, CNTT - đều là phương tiện truyền dẫn thông tin. Càng ngày, với xu hướng quản lý đa ngành như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại hơn so với thế giới.

Mô hình này cũng mới chỉ có một số nước áp dụng trong vài năm vừa qua: sẽ gắn sự phát triển của công nghệ, của hạ tầng mạng với sự phát triển của nội dung thông tin. Tuy nhiên, trách nhiệm của Bộ TT-TT sẽ nặng nề và khó khăn hơn, nhưng tôi tin rằng với sự kế thừa truyền thống của ngành và dưới chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, thể hiện qua định hướng chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá bàn giao công việc với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp ngày 15/8. Ảnh: HH

- Hiện tại, người tiêu dùng vẫn phàn nàn nhiều về chất lượng các dịch vụ như di động, Internet... Bộ sẽ có những động thái gì để quản lý chất lượng các dịch vụ BCVT?

- Về quản lý, Bộ TT-TT luôn mong muốn DN khi cung cấp dịch vụ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn cho người sử dùng. Chúng tôi đã ban hành một số tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, và chất lượng công trình BCVT-CNTT. Bên cạnh đó, Bộ cũng tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng theo đúng cam kết đưa ra. Thời gian tới, với phương pháp quản lý mới, chúng tôi sẽ giảm tiền kiểm tối đa, và tăng cường hậu kiểm.

Trên thực tế, vẫn có các dịch vụ chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng Bộ ban hành. Tôi công nhận chất lượng vẫn bị khách hàng kêu, mặc dù chất lượng trong năm qua đã tốt hơn. Nguyên nhân thứ nhất là do ưu điểm phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị trường nên các mạng viễn thông chưa quan tâm đến chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh việc đề ra kế hoạch, chính sách, Bộ cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra và có chế tài xử phạt nghiêm theo pháp luật. Để triển khai công tác này, chúng tôi đã giao cho Cục tần số và Cục Quản lý chất lượng các dịch vụ BCVT tiến hành.

- Để người dân được tiếp cận với những dịch vụ hiện đại, Bộ sẽ tập trung vào những mục tiêu gì, thưa Thứ trưởng?

- Chúng tôi chủ trương hiện đại hoá công nghệ và áp dụng công nghệ mới, nên đã chuyển đổi từ công nghệ analog sang digital, và có sự hội tụ công nghê. Trước đây, chỉ có thuần túy một đường điện thoại, để liên lạc điện thoại cố định; bây giờ, chúng ta đã đưa Internet vào, có thể truyền dữ liệu bằng văn bản, hình ảnh... cũng trên đường cáp đó.

 Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ hiện đại, mức cước dịch vụ hiện nay vẫn đắt so với mức sống của người dân. Nguyên nhân là khi đưa các dịch vụ này vào, hệ thống mạng lưới và trang thiết bị cũng phải được cập nhật, theo xu hướng và chuẩn chung của thế giới. Ví dụ, thiết bị di động nếu chỉ thoại với nhắn tin thì giá sẽ rẻ hơn di động truy cập được Internet và xem phim, chụp ảnh được...

Tuy nhiên, đến khi số nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ tăng lên, giá cước dịch vụ sẽ giảm đi. Tôi tin rằng, với đà này, trong thời gian sắp tới, giá thiết bị và dịch vụ hiện đại sẽ rẻ hơn, phục vụ cho nhu cầu của người dân.

- Bên cạnh việc phát triển hạ tầng công nghệ BCVT-CNTT, Bộ TT-TT có những định hướng gì tới các dịch vụ nội dung thông tin?

- Trước đây, Bộ BCVT đã có chương trình hành động và đề án trình Chính phủ. Vừa rồi, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển nội dung số của ngành. Bộ TT-TT là bộ đa ngành có sự gắn kết giữa hạ tầng BCVT với nội dung thông tin.

Đây là sự gắn kết, tạo điều kiện thuận lợi để nội dung thông tin phát triển.  Ví dụ như các tờ báo của chúng ta, trước đây chúng ta thuần túy chỉ có báo viết, nhưng với việc áp dụng công nghệ thông tin, khi có mạng Internet, đã có báo điện tử. Khi báo điện tử xuất hiện, đã kéo theo một loạt các dịch vụ nội dung thông tin. Đó là dịch vụ tương tác giữa nhà báo với độc giả, dịch vụ truyền hình Internet...

Tôi tin rằng với định hướng trong thời gian tới của Bộ TT-TT, các dịch vụ nội dung, đặc biệt là nội dung số, sẽ được phát triển tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho người sử dụng.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

  • Hoàng Hùng (thực hiện)

Ý kiến của quý độc giả:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,