221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
972318
Foxconn "Việt hoá" cán bộ chủ chốt tại Việt Nam
1
Article
null
Foxconn 'Việt hoá' cán bộ chủ chốt tại Việt Nam
,

(VietNamNet) - Thay vì đưa chuyên gia bản địa sang Việt Nam làm việc, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Đài Loan chuyển sang tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam cho những vị trí chủ chốt và đưa về "đại bản doanh" đào tạo. 

’Ông

Ông Thomas Từ: "Những cán bộ Việt Nam được tuyển dụng có năng lực rất tốt". Ảnh: B.H.

Sau thông tin "gây sốc" đầu tư hơn 5 tỉ USD vào Việt Nam hồi đầu năm 2007, tập đoàn công nghệ Foxconn (Đài Loan) liên tục tuyển dụng 50 cán bộ trên toàn Việt Nam để đào tạo tại khu công nghiệp – dịch vụ Quang Lan và khu công nghệ cao Long Hoa, Thâm Quyến, Trung Quốc.

Theo đó, các học viên sẽ được tham dự khoá học 1 năm để có thể làm việc ở nhiều vị trí, nắm bắt được những công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn. Hai tháng đầu tiên dành cho đào tạo chung về văn hóa của tập đoàn và làm việc tại thực địa. Trong bảy tháng tiếp theo, cán bộ được đào tạo ít nhất hai vị trí khác nhau như: quản lí sản xuất, tài chính, kế toán, nhân sự, IT, xuất nhập khẩu… Trong hai tháng cuối, cán bộ được đào tạo về các kĩ năng quản lí nói chung, đặc biệt là kĩ năng quản lí nhân sự.

Như vậy, mỗi người sẽ được học ít nhất 2 chuyên môn khác nhau, và các kĩ năng quản lí và có cơ hội được phát huy khả năng lãnh đạo của mình.

Ông Thomas Từ, Tổng giám đốc Tập đoàn iDPBG, thành viên của Foxconn tại Việt Nam, cho biết toàn bộ số nhân sự được cử đi đào tạo đợt này sẽ nắm giữ những cương vị chủ chốt trong iDPBG khi tập đoàn chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những công tác trọng tâm được ưu tiên của tập đoàn này. 

"Những cán bộ Việt Nam được tuyển dụng có năng lực rất tốt. Với việc đào tạo chuyên gia bản địa, chúng tôi đảm bảo được sự ổn định lâu dài cho nhân sự của iDPBG", ông Thomas Từ nói.

Xu hướng nội địa hoá vị trí chủ chốt được các tập đoàn công nghệ lớn nước ngoài thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm "kỹ sư cầu nối" mới được phổ biến trong ngành phần mềm, đặc biệt trong làn sóng sang Nhật Bản học tập và làm việc.

  • B.H.
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,