221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
993146
Bộ TT-TT: Phát triển nhân lực CNTT là nhiệm vụ trọng tâm
1
Article
null
Bộ TT-TT: Phát triển nhân lực CNTT là nhiệm vụ trọng tâm
,

(VietNamNet) - Ngày 12/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi làm việc với Bộ TT-TT. Việc phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng và chất lượng được xác định là yếu tố then chốt trong việc phát triển và ứng dụng  CNTT tại Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp báo cáo tình hình triển khai công tác trọng tâm của Bộ TT-TT.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tình hình triển khai công tác trọng tâm của Bộ TT-TT. Ảnh: Hưng Hải.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp báo cáo tóm tắt phương hướng đẩy nhanh ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam trên các lĩnh vực: công nghiệp CNTT, ứng dụng CNTT, đào tạo và phát triển nhân lực CNTT. Bộ trưởng khẳng định CNTT là chìa khoá để phát triển toàn diện nền kinh tế. Trong thời kỳ hội nhập, đây là ngành kinh tế trụ cột, nền tảng, là yếu tố kích thích những ngành khác.

Bộ trưởng đã nhấn mạnh vào nội dung đào tạo và phát triển nhân lực, coi đây là nhiệm vụ số 1 của Bộ TT-TT trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Việc dạy và học CNTT sẽ được triển khai theo hướng xã hội hoá thống nhất theo các nội dung:

- Đổi mới tư duy đào tạo: đào tạo phải có quy hoạch, có dự báo và có định hướng. Đào tạo phải phải gắn với chất lượng, số lượng và khai thác sử dụng hiệu quả.

- Nội dung đào tạo tập trung chủ yếu vào đội ngũ giáo viên, đào tạo theo chuyên môn hoá, đào tạo thợ bậc cao và đào tạo đại trà bằng nhiều hình thức: chính quy, tập trung, từ xa, tại chức.

Bộ trưởng cũng đề xuất với Chính phủ về việc dành ra một khoảng ngân sách đầu tư kích cầu nhằm thu hút nhiều đối tượng cùng tham gia đào tạo. 

’Phó
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Hoàn toàn nhất trí với việc phát triển nguồn nhân lực và mở rộng đào tạo theo hướng xã hội hoá". Ảnh: Hưng Hải.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao nỗ lực và cách làm việc khẩn trương của Bộ TT-TT. Ông hoàn toàn nhất trí với việc mở rộng đào tạo làm đòn bẩy kích thích phát triển nhảy vọt cho CNTT. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ phải phối hợp để triển khai cho tốt, cụ thể là Bộ TT-TT và Bộ Giáo dục làm chủ đạo, phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Công thương, ... nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực chất lượng tốt phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu đại diện các Bộ, ban, ngành tham gia phải đề ra hướng đi đột phá cho ngành CNTT.

Cùng tham gia buổi làm việc còn có đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Ông Trương Gia Bình, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, cho biết hiện tại mối lo của CNTT không phải là không có cơ hội kinh doanh mà là có sức để nắm bắt cơ hội đang đến hay không. Với tình hình phát triển như hiện nay, sản xuất phần cứng đã không còn đáng lo ngại. Chỉ trong thời gian ngắn nữa, lĩnh vực này sẽ phát triển mạnh vì nhiều đại gia trên thế giới như Samsung, Foxconn, Fujitsu,... đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Nhu cầu nhân lực về phần mềm lại đặc biệt cần thiết vì phần mềm xuất hiện ngay trong phần cứng. Hướng đi đột phá cho CNTT có thể bắt đầu từ phần mềm nhúng, phần mềm combo nằm ngay trong những phần cứng đó.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định vấn đề đào tạo nhân lực là yếu tố cốt lõi. Việc đào tạo phải theo chuẩn. Nếu hiện tại chưa có chuẩn thì tham chiếu các chuẩn quốc tế để nhanh chóng xây dựng và đưa chuẩn quốc gia vào đời sống. Ông ủng hộ ý kiến lập ra cơ quan kiểm định quốc gia về chất lượng đào tạo của nhân lực CNTT. Việc đào tạo phải theo nhu cầu xã hội, cụ thể là "phục vụ" những đối tác lớn bằng những hợp đồng nguyên tắc cung cấp nhân lực. Dự kiến kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực sẽ được đệ trình báo cáo trong tháng 11/2007. 

Ngoài phần chính về đào tạo, hội thảo tiếp tục đưa ra những vấn đề cấp bách để đưa CNTT lên tầm cao mới tới năm 2010. Theo đó, hướng đầu tư vào công nghiệp CNTT sẽ được tập trung vào phần mềm. Tuy nhiên, Bộ TT-TT cũng nỗ lực xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển bởi cả công nghiệp sản xuất phần cứng thiết bị điện tử hay nội dung số có kết quả hiện tại còn rất khiêm tốn so với tiềm năng.

  • Hưng Hải
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,