221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1000224
"Cứ 15 sinh viên, cần 1 giảng viên CNTT"
1
Article
null
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT VN:
'Cứ 15 sinh viên, cần 1 giảng viên CNTT'
,

(VietNamNet) - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Lê Doãn Hợp vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đến năm 2020, đảm bảo có chất lượng cao và đào tạo đồng bộ trên toàn quốc.

Nhân lực CNTT đang trở thành nhu cầu lớn của các công ty trong và ngoài nước! Ảnh: LAD
Nhân lực CNTT đang trở thành nhu cầu lớn của các công ty trong và ngoài nước! Ảnh: LAD

Mục tiêu chung là nguồn nhân lực chuyển dịch nhanh về cơ cấu, theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực CNTT quốc gia để đảm bảo có đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin; hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT.

Dự kiến, đến năm 2015, ở bậc đại học và cao đẳng các ngành CNTT - điện tử - viễn thông phải đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên có 1 giảng viên CNTT; 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên; trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ.

Theo Bộ TT-TT, trong thời gian tới, ngành CNTT - VT phải tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN. 80% sinh viên theo học lĩnh vực trên tốt nghiệp ở các trường đại học trong nước có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin Truyền thông là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai quy hoạch và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho đào tạo nhân lực CNTT.

Bộ TT-TT cũng đề ra một số giải pháp thực hiện mục tiêu trên: mở rộng quy mô đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông tại khu vực các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tại các vùng kinh tế trọng điểm, cả nước sẽ thành lập mới một số cơ sở đào tạo nhân lực; thu hút đầu tư thành lập trường đại học 100% vốn nước ngoài; liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng, các tổ chức doanh nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhân lực CNTT như: chính quy tập trung, tại chức, bổ túc, đào tạo từ xa...; tăng cường chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ CNTT.

  • Hoàng Hùng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,