221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1001672
Võ đài hệ điều hành: Leopard "so găng" Vista (kỳ I)
1
Article
null
Võ đài hệ điều hành: Leopard 'so găng' Vista (kỳ I)
,

Hai hệ điều hành mới nhất của 2 dòng máy tính cá nhân đều có những cải tiến vượt bậc so với phiên bản tiền nhiệm và nức lòng “tín đồ” của mình.

Chính thức phát hành ngày 26/10, hơn 2 triệu bản Leopard đã được bán ra trong 2 ngày nghỉ cuối tuần sau đó phần nào khẳng định sức hấp dẫn của mình. Windows Vista cũng khiến “thần dân” của mình được “mở mày, mở mặt” với giao diện 3D Aero bóng bẩy cùng nhiều bổ sung đem lại những trải nghiệm mới, biến máy tính trở thàng thiết bị trung tâm hệ thống giải trí tại gia đình.

Giao diện người dùng:

 

Windows Vista bóng bẩy hơn với Aero, nhưng tính năng Flip3D vẫn bị chê vụng về.
Windows Vista bóng bẩy hơn với Aero, nhưng tính năng Flip3D vẫn bị chê vụng về.
Cả Windows Vista là MacOS Leopard đều có tiến bộ vượt bậc so với phiên bản tiền nhiệm của mình về giao diện đồ họa dành cho người dùng. Người dùng Mac luôn tự hào với giao diện Aqua vốn Apple trau chuốt rất kỹ. Trong khi đó, Aero bóng bẩy trở thành điểm nhấn trong suốt chương trình truyền thông của Vista. Cả hai hệ điều hành đều có tính năng xem trước nội dung file (Quick Preview) được đánh giá cao.

Mặc dù Vista đã cải tiến nhiều nhưng hệ điều hành mới của Apple vẫn tỏ ra trội hơn về giao diện người dùng thể hiện ở có nhiều tính năng hỗ trợ người khuyết tật (Accessibility), dễ dàng duyệt qua các cửa sổ và mở rộng bàn làm việc ảo (virtual desktop). Flip3D của Vista khá mới đối với người dùng Windows nhưng vẫn tỏ ra vụng về.

Tuy vậy, Vista lại ưu việt hơn trong hỗ trợ các máy tính bảng (tablet PC). Tiện ích Ink của Leopard quá ít tính năng khiến màn cảm ứng của máy tính bảng không phát huy hết tác dụng.

 

Giao diện người dùng
 

Leopard

Vista

Hỗ trợ người khuyết tật. Hỗ trợ xuất/nhập dữ dạng chữ nổi Braille, tổng hợp và nhận dạng giọng nói, giao diện độ tương phản cao, ... Tổng hợp và nhận dạng giọng nói, giao diện tương phản cao.
Hiệu ứng khi duyệt file Cover Flow, Quick Look Bảng hiển thị tóm lược, chế độ Extra Lager Icon.
Chỉ mục tìm kiếm Spotlight Instant Search và tìm kiếm thư mục (Folder Search)
Giao diện đồ họa Aqua Aero
Máy tính bảng và màn hình cảm ứng Không có
Bàn làm việc ảo Spaces Không có
Mầu xanh: Tốt hơn. Mầu đỏ: Tồi hơn. Màu trắng: Không đủ cơ sở để đánh giá hoặc không so sánh.

Phần mềm kèm theo:

 

Không chỉ nhắn tin, phần mềm iChat xuất sắc kiêm luôn cả việc gọi điện video, chia sẻ màn hình trong làm việc nhóm, ...
Không chỉ nhắn tin, phần mềm iChat xuất sắc kiêm luôn cả việc gọi điện video, chia sẻ màn hình trong làm việc nhóm, ...
Phần mềm kèm theo của Leopard và Vista đều xuất sắc trong những tác vụ sao lưu dữ liệu, làm việc nhóm, xem trước nội dung file, nhân dạng giọng nói và hội thoại video. Phiên bản nâng cấp Windows Explorer trong Vista khá mạnh, tỏ ra vượt trội hơn so với trình Finder nâng cấp của Leopart.

Tuy nhiên, đây là chiến thắng duy nhất của Vista vì “báo gấm” Leopard chiến thắng hầu hết các tác vụ khác như quản lý lịch làm việc, email, danh bạ, tin nhắn nhanh (Instant Message – IM) và soạn thảo text. Đặc biệt trong soạn thảo văn bản, WordPad của Vista không thể “hiểu” được định dạng Word 2007, thành viên bộ ứng dụng văn phòng của chính Microsoft. Apple lại kịp bổ sung cả định dạng Word 2007 và Open Document vào trình TextEdit của mình.

Leopard cũng tỏ ra ưu việt hơn Vista trong công cụ hệ thống. Chỉ riêng việc không có hệ thống đăng ký (System Registry) cũng làm cho việc cài đặt phần mềm trên MacOS dễ dàng và thân thiện hơn nhiều. Hệ điều hành mới của Apple không cần kích hoạt (activation) khi cài đặt, có khả năng tự động hóa (automation) với những kịch bản định trước.

Người dùng Vista có thể tự hào việc truy cập từ xa máy tính dùng Vista dễ dàng hơn với Remote Desktop (chỉ có trong phiên bản Vista Bussiness và Ultimate) nhưng Leopard cũng chẳng kém cạnh với VNC và X.

 

Phần mềm và hệ thống
 

Leopard

Vista

Sao lưu Time Machine Backup and Restore Center, ShadowCopy, Previous Versions
Trình duyệt web Safari Internet Explorer 7
Lịch iCalc Windows Calenda
Làm việc nhóm Chia sẻ màn hình qua Finder hoặc iChat Windows Meeting Space
Quản lý danh bạ Address Book Windows Contact
E-mail Mail.App Windows Mail
Quản lý file Finder phiên bản mới Explorer phiên bản mới
Fax và quét hình CUPS Windows Fax and Scan
Hỗ trợ phần mềm cũ Rosetta WOW64  (giả lập hệ thống 32bit trên nền 64bit)
Tin nhắn nhanh iChat Windows Live Messenger
Xem trước file Quick Look Preview Pane
Đọc tin tức RSS Trong cả Safari và Mail.app Chỉ trong IE 7
Nhận dạng giọng nói
Soạn thảo văn bản cấp thấp TextEdit WordPad
Di chuyển dữ liệu Mac Migration assistant, Back to My Mac Windows Easy Transfer
Thực hiện cuộc gọi video
Hỗ trợ ứng dụng mini (widget) Dashboard Windows Sidebar
Kích hoạt sau cài đặt Không Có (Windows Activation)
Tự động hóa thao tác Automator (ghi lại chuỗi xử lý trên giao diện người dùng), Apple Script. Không có
Nhận dạng thông tin Địa chỉ, Số điện thoại, v.v... Không có
Máy chủ cho phép truy cập màn hình làm việc từ xa (Remote Desktop) Có (VNC và X) Có (phiên bản Bussiness và Ultimate)
Chụp ảnh màn hình Tích hợp sẵn Snipping Tool
Hệ thống đăng ký cài đặt (System Registry) Không có
Quản lý "Việc cần làm" (To-do task) Có (Mail.App, iCal...) Có (trong Windows Calenda)

Kết nối mạng:

 

Fileshare trong màn hình Finder.
Fileshare trong màn hình Finder.
Cả Vista và Leopard đều xuất sắc trong quản lý kết nối. Hai hệ điều hành này đã sẵn sàng với kiếu đánh địa chỉ IPv6, tự dò cấu hình của các giao thức truyền dữ liệu. Microsoft và Apple đều nỗ lực trong việc cung cấp các tiện ích hỗ trợ kết nối để đáp ứng nhu cầu nhiều dạng người dùng từ thấp đến cao. Vista tập trung các tác vụ trong Network Center còn Leopard chia chúng ra thành Network Setup Assistant, Finder với AutoFS, Bonjour.

Leopard “mất điểm” một cách đáng tiếc so với Vista trong quản lý mạng không dây vì không hiển thị vạch sóng.

 

Kết nối mạng
 

Leopard

Vista

IPv6
Công cụ hỗ trợ kết nối Network Setup Assistant, Finder với AutoFS, Bonjour Network Center (Network Explorer, Map, Setup, Awareness, Projector), DLNA
Tự dò giao thức TCP
Kết nối không dây WiFi có hỗ trợ mã khóa bảo mật theo cơ chế WPA 2. WiFi có hỗ trợ mã khóa bảo mật theo cơ chế WPA 2.

Hưng Hải (tổng hợp)
(Còn tiếp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,