221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1002682
Những kẻ sát nhân hiện đại thích “huênh hoang” trên YouTube
1
Article
null
Những kẻ sát nhân hiện đại thích “huênh hoang” trên YouTube
,

Việc thủ phạm vụ xả súng tại một ngôi trường Phần Lan post videoclip “tuyên ngôn hành động” ngay trước khi hắn ra tay cho thấy: Video tự chế đã trở thành phương tiện yêu thích để những tên sát nhân thời hiện đại truyền đi thông điệp.

“Nổi tiếng” nhanh nhất

 
Đặc trưng truyền thông “24/24h” của Internet càng đảm bảo cho những video clip này thu hút được sự chú ý của cả thế giới một cách nhanh nhất, điều mà thư “tuyên ngôn” không thể đạt được.

7 học sinh và hiệu trưởng nhà trường đã thiệt mạng ngày hôm qua trong vụ thảm sát, sau khi thủ phạm (là một học sinh khóa trên) nổ súng điên cuồng vào đám đông. Trước đó vài giờ, tên này đã đăng tải một clip trên website chia sẻ video YouTube, “dự đoán” sắp có thảm kịch diễn ra.

Sau khi phạm tội, thủ phạm đã tự bắn vào đầu để tự sát và chết trong bệnh viện.

Lấy bối cảnh một ca khúc bạo lực mang tên “Stray Bullet”, video clip mở màn bằng ảnh chụp một tòa nhà thấp nhỏ - có vẻ như là ngôi trường Cấp III Jokela, miền Nam Phần Lan.

Sau đó, bức ảnh tách đôi, hé lộ ra một hình ảnh phim âm bản khác, chính giữa là một gã đàn ông chĩa súng lục vào máy thu hình.

“50 hay 25 năm trước, bọn sát nhân thường viết thư cảnh cáo gửi cho cảnh sát, nhưng giờ thì chúng chuyển sang dùng YouTube”, chuyên gia Tâm lý tội phạm Mike Berry cho biết. “Bọn chúng sử dụng tất cả những phương tiện hiện đại của kỷ nguyên số, như YouTube thay cho giấy và bút”.

“Tôi không dám chắc sau vụ việc này, sẽ có kẻ sát nhân nào tiếp tục post thông điệp lên YouTube hay không, nhưng rõ ràng là bất cứ ai có nhu cầu “tuyên ngôn với cả thế giới” sẽ tìm thấy ở đây một lối đi mới”.

Cảnh sát cho biết đoạn video có tên “Vụ thảm sát tại trường Trung học Jokela – 11/7/2007” do một thành viên có nick Sturmgeist89 post lên mạng. “Ta đã chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu và được chết vì mục đích của mình”, hắn nói.

“Ta, nhân danh kẻ được lựa chọn, sẽ loại bỏ tất cả những kẻ nào không phù hợp, đi ngược lại với loài người và là sự thất bại của giống nòi”. Sturmgeist, trong tiếng Đức có nghĩa là tinh thần bão tố. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, tài khoản của nick này đã bị khóa và điều tra.

Băng video

Đầu năm nay, tên sát nhân gốc Hàn Cho Seung-Hui đã giết chết 33 người (bao gồm cả chính hắn) tại Trường ĐH Công nghệ Virginia, Mỹ. Trước đó vài giờ, hắn đã email một đoạn băng video cho đài truyền hình NBC, giải thích về hành động của mình.

Khi ấy, ban giám đốc NBC đã phải rất khó khăn mới quyết định phát sóng cuộn băng, và hành động này sau đó đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt.

Tuy nhiên, với vụ thảm sát mới đây ở Phần Lan, thủ phạm đã chọn cách gửi thẳng hình ảnh video lên một cộng đồng tự do, miễn phí là YouTube, nơi bất cứ ai cũng có thể truy cập và xem.

Một thập kỷ trước, việc tiếp xúc với cánh truyền thông hoàn toàn khác.

Năm 1996, thủ phạm đứng đằng sau vụ xả súng tồi tệ nhất tại Anh – Thomas Hamilton, đã gửi thư tới giới chức, chính trị gia địa phương và thậm chí cả Nữ hoàng Elizabeth, bày tỏ sự giận dữ của hắn về “những bất công trong xã hội”, trước khi giết chết 16 học sinh và giáo viên của ngôi trường Dunblane, Scotland.

Trong quá khứ, YouTube cũng từng bị chỉ trích vì đã trình chiếu nhiều clip quay cảnh bạo lực, áp bức và bắt nạt. Tất nhiên, tất cả những clip này đều nhanh chóng bị gỡ bỏ, vì chúng vi phạm quy định của site.

“Những công nghệ mới như Internet đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Thật không may là chúng dễ được sử dụng vào những mục đích như thế này. Trước đây, những tên sát nhân thường muốn người đời biết đến thông qua thư tay gửi cho báo in. Nhưng đây mới là bộ mặt của truyền thông thế kỷ 21”, nhà nghiên cứu Ian Brown của Viện Internet Oxford phân tích.

Những site như YouTube càng khiến cho việc kiểm soát bạo lực hoặc hình ảnh quấy rối trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Thậm chí, nhiều người còn dự đoán rằng, trong một thời gian ngắn nữa, những tên sát nhân có thể vừa quay camera từ ĐTDĐ, vừa tiến hành tội ác để lợi dụng tính năng “thời gian thực” của truyền hình IPTV.

Trọng Cầm (Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,