221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1004562
Triệu tập 2 GĐ bị nghi lừa đảo trực tuyến đa cấp
1
Article
null
Hà Nội:
Triệu tập 2 GĐ bị nghi lừa đảo trực tuyến đa cấp
,
(VietNamNet) - Với việc đầu tư chăm chút khá chuyên nghiệp cho các website, quản trị update thông tin chu đáo, đồng thời quảng cáo trên nhiều kênh và các diễn đàn, hai mạng vip-viet.com và thoidaiwto.com đã chiếm được lòng tin của rất nhiều cư dân mạng có "máu me" kiếm tiền nhanh chóng. Số tiền mà nhiều người đã đầu tư vào hai mạng lưới này lên tới khoảng 120 ngàn USD, đã được hai vị giám đốc dùng vào việc... tiêu xài cá nhân.

Giao diện website thoidaiwto.com
Giao diện website thoidaiwto.com
Ngày 12/11/2007, Phòng CSĐT PC15 đã triệu tập hai đối tượng là giám đốc hai công ty cổ phần kinh doanh qua mạng để tiến hành lấy lời khai. Bước đầu cho thấy hai công ty này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức kinh doanh tài chính đa cấp qua mạng.

Hai vị giám đốc bị cơ quan điều tra Đội kinh tế tổng hợp, Phòng CSĐT về TTQLKT và Chức vụ (PC15), Công an thành phố Hà Nội triệu tập là Uông Thị Đông, giám đốc công ty Đầu tư Thương mại Thời Đại (trụ sở tại nhà CT4-1 Khu đô thị Mễ Trì hạ Mỹ Đình, Từ Liêm), và Vũ Đức Thọ, giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Trí Việt (trụ sở tại đường Trường Chinh, Hà Nội, văn phòng giao dịch ở tại toà nhà 262 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân).

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, cuối buổi làm việc với các cán bộ PC15, Uông Thị Đông và Vũ Đức Thọ đã thừa nhận mạng vip-viet.com của công ty Trí Việt (do Thọ làm giám đốc) và mạng thoidaiwto.com của công ty Thời Đại (do Đông làm giám đốc) mở ra là hình thức kinh doanh tài chính đa cấp.

Chiêu bài tinh vi

Với việc đầu tư chăm chút khá chuyên nghiệp cho các website, quản trị update thông tin chu đáo, đồng thời quảng cáo trên nhiều kênh và các diễn đàn, hai mạng vip_viet và thoidaiwto đã chiếm được lòng tin của rất nhiều cư dân mạng có "máu me" kiếm tiền nhanh chóng.

Chiêu bài chính của các mạng này là vận động nhiều người tham gia đầu tư tài chính để hưởng lãi cao. Nhưng thực chất nguồn vốn huy động không được đầu tư chính đáng mà lấy tiền của người sau trả cho người trước, trả hoa hồng cho người giới thiệu. Khi mô hình này không thu hút được thêm người đầu tư mới để có tiền trả cho những người đầu tư trước đó, mạng sẽ sập và chịu thiệt là những người đầu tư sau.

Chẳng hạn, tại mạng vip-viet, mỗi người muốn tham gia phải nộp ít nhất 30 USD, và các nhà đầu tư được hứa hẹn cứ nộp 30 USD vào dự án, sau 30 ngày sẽ được lãi 1 USD/ngày trong 30 ngày. 20 ngày tiếp theo được hưởng 0,5 USD/ngày, sau đó được hưởng hoa hồng từ việc tái đầu tư và hoa hồng khi giới thiệu thành viên mới.

Theo thông tin từ một người từng có ý định tham gia vip_viet và tiếp xúc trực tiếp với Vũ Đức Thọ tại trụ sở công ty Trí Việt, khi được hỏi, thu hút đầu tư cá nhân với lãi suất lớn như vậy thì Trí Việt kinh doanh lĩnh vực gì để sinh lời nhanh đến vậy? Vũ Đức Thọ cho hay sẽ "xây bệnh viện tư lớn nhất Hà Nội", "làm dự án xây dựng khu đô thị mới 24 ha ở khu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), có dự án thuỷ điện trị giá 1 triệu USD ở Bình Định. Tuy nhiên, Thọ không chỉ ra bất kỳ địa chỉ cụ thể hoặc cho xem các hồ sơ dự án mà chỉ úp mở: “Chúng tôi đang làm hồ sơ, tất cả đang còn phải giữ bí mật”.

Theo lời khai của Uông Thị Đông trước cơ quan điều tra, Công ty của Đông đã thu hút được 432 người tham gia và nộp tiền với tổng số tiền là 17.280 USD (40 USD/người). Lời khai của Vũ Đức Thọ nói rõ Công ty của Thọ đã có 2.211 người tham gia dự án vip_viet. Với tổng số tiền hơn 100 ngàn USD, trong đó người nộp ít nhất là 30 USD, người khác nộp nhiều nhất tới 10.000 USD.

Dấu hiệu lừa đảo

Khi làm việc với cơ quan điều tra, Đông và Thọ đều thừa nhận mở các mạng thoidaiwto.com và vip-viet.com hoạt động kinh doanh tài chính đa cấp, đồng thời thừa nhận việc sử dụng số tiền thu được chủ yếu cho mục đích... tiêu xài cá nhân (?!).

Mặc dù đăng ký kinh doanh từ tháng 10-2007, với vốn pháp định 1 tỷ đồng và 3 cổ đông, đăng ký tới 14 ngành nghề nhưng công ty Trí Việt của Vũ Đức Thọ không có hoạt động tín dụng, chưa mở tài khoản giao dịch ngân hàng, chưa mở sổ sách kế toán và chưa mua hoá đơn GTGT. Còn công ty Thời Đại do Uông Thị Đông làm giám đốc kinh doanh có đăng ký kinh doanh từ trước đó 1 năm (tháng 10/2006).

Thọ trước đây từng là nhân viên tại Công ty Thời Đại sau đó tách ra lập công ty riêng. Vì thế mô hình của vip_viet và Thời Đại khá giống nhau. Nhiều người bất ngờ khi cả hai vị giám đốc này đều không có bất kỳ bằng cấp nào liên quan đến tài chính, kinh doanh: Uông Thị Đông (sn 1980 - quê Lào Cai) tốt nghiệp Cao đẳng nhạc họa Trung Ương, còn Vũ Đức Thọ (sn 1984 - quê Thái Bình) thì tốt nghiệp truyền hình.

Hiện tại, cơ quan điều tra thuộc PC 15 đang tiếp tục tiến hành mở rộng điều tra vụ việc. Đại diện cơ quan điều tra cho hay, những nạn nhân mang danh "nhà đầu tư" hoặc những người có các thông tin liên quan đến hai mạng lưới đầu tư tài chính đa cấp qua mạng nói trên hãy đến ngay Đội kinh tế tổng hợp, Phòng PC15, Công an TP Hà Nội - 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm để hợp tác điều tra.

Theo một cán bộ PC15, thời gian này cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra hàng loạt các mạng lưới kinh doanh tài chính đa cấp online trong nước. Tuy nhiên đại diện nhà chức trách cũng cảnh báo, trước con số hàng chục công ty và hàng vạn nạn nhân bị cuốn vào các vụ lừa đảo tương tự nhau, vậy nhưng vẫn sẽ còn nhiều công ty công khai hoạt động dưới những hình thức ngày càng tinh vi hơn và đề nghị người dân luôn có tinh thần cảnh giác.

VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan đến vụ việc.

  • Thế Phong

    Quý độc giả có thể phản ánh thông tin về các loại hình thu hút vốn đầu tư đa cấp có biểu hiện lừa đảo tại đây:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,