221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1037771
Đối thoại trực tuyến: Vì một nền CNTT Việt Nam phát triển!
1
Article
null
Đối thoại trực tuyến: Vì một nền CNTT Việt Nam phát triển!
,

- Vào lúc 8h30’ sáng 29/2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Minh Hồng đã trả lời trực tuyến với nhân dân về các vấn đề liên quan đến CNTT Việt Nam.

>> Để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ Viễn thông, Internet
>>
Video: Đối thoại về viễn thông, Internet

Mô tả ảnh.
 
Đây là cuộc đối thoại trực tuyến thứ hai của Bộ TT-TT trong năm 2008 này, tiếp sau cuộc trực tuyến thu hút rất đông độc giả quan tâm của Thứ trưởng thường trực Lê Nam Thắng trên báo điện tử VietNamNet.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, người trực tiếp phụ trách và quản lý lĩnh vực CNTT tiếp tục đăng đàn trực tuyến để giải đáp mọi thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến CNTT bao gồm: Công nghiệp CNTT, Ứng dụng CNTT, Cơ sở hạ tầng thông tin, An toàn an ninh thông tin và Phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Cùng tham gia trả lời trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng có lãnh đạo các đơn vị của Bộ TT-TT bao gồm: Vụ CNTT, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Viễn thông, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục ứng dụng CNTT, Viện Chiến lược, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Ban quản lý dự án phát triển CNTT&TT Việt Nam. Các Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Giám đốc cũng đang trực tiếp nhận câu hỏi và giải đáp thắc mắc liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

Những năm qua, CNTT Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc xét cả về quy mô, trình độ công nghệ, năng lực tổ chức và thị trường… Khoảng cách số so với thế giới và các nước trong khu vực được thu hẹp rất nhanh. CNTT đã tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Các dự án đầu tư tầm cỡ thế giới lần lượt đến Việt Nam như các nhà máy của Intel, Foxconn, Canon... Các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới liên tục đến thăm, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam...

Cơ hội là rất lớn, nhưng thách thức cũng không nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể khai thác triệt để cơ hội, vượt lên thách thức, có bước bứt phá trong ứng dụng và phát triển CNTT?

Chính phủ cần có cơ chế, chính sách như thế nào để thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị đưa CNTT trở thành “một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển”, “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc.

 
Trong hơn 3h30 phút, từ 8h30 phút sáng đến 12h15 phút trưa, cùng với sự hỗ trợ trả lời của các Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục, Vụ, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng đã trả lời hơn 80 câu hỏi trực tiếp do độc giả gửi về.

Sau đây là nội dung chi tiết cuộc Đối thoại trực tuyến "Vì một nền CNTT Việt Nam phát triển" giữa Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng và người dân:

Ngô Vĩnh Long - Nam - Đồng Tháp:
- Việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT hiện nay rất khó khăn do thiếu định chế về định giá, nhất là định giá phần mềm. Tôi cũng đã không ít lần đọc thông tin về việc Bộ TT-TT xây dựng văn bản về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Trong khi đó, việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT sẽ tiếp tục tắc nếu thiếu cơ sở định giá dự án CNTT. Xin Thứ trưởng cho biết khi nào thì vấn đề này được giải quyết?
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi xin được trả lời trực tiếp câu hỏi này như sau: Đúng như bạn đã nêu vấn đề. Một trong những khó khăn chính về triển khai ứng dụng CNTT là chưa có định mức xây dựng phần mềm ứng dụng. Các định mức này cần được xây dựng phù hợp với một quy trình quản lý đầu tư thích hợp, và có những tính chất đặc thù riêng cho dự án ứng dụng CNTT.

Để khắc phục vấn đề trên, Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo Nghị định quản lý đầu tư dự án ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước. Hiện Bộ đã giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ ngành, dự kiến trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong quý I năm 2008. Những vấn đề trên đã được phản ánh trong dự thảo Nghị định.

Ví dụ như Quy trình quản lý đầu tư dự án ứng dụng CNTT yêu cầu dự án phải thực hiện việc lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, chuyển giao. Trong đó áp dụng các phương pháp định giá phần mềm mà quốc tế thường sử dụng như Phân tích điểm chức năng, Phân tích trường hợp sử dụng…

Bộ cũng đang tích cực chuẩn bị các văn bản hướng dẫn để ngay sau khi Nghị định được thông qua, chúng ta sẽ có quy định cụ thể tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT.

Nguyễn Hưng, - Nam - Thanh Hoá
- Bộ TT&TT đang xây dựng khung tương hợp về chính phủ điện tử nhằm tạo sự thống nhất giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước. Xin Thứ trưởng cho biết tiến độ triển khai dự án này? Trong khi chưa có khung tương hợp này, các bộ ngành và địa phương cần làm gì để đảm bảo khả năng tương thích sau này?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Luật CNTT quy định nguyên tắc các cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất tiêu chuẩn, bảo đảm tính tương thích về công nghệ trong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước. Thực hiện quy định này, Bộ TT&TT đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết.

Trong quá trình nghiên cứu, Bộ TT&TT nhận thấy một số nước ban hành khung tương hợp Chính phủ điện tử, một số nước ban hành các tiêu chuẩn CNTT. Trên cơ sở thực tiễn ứng dụng CNTT ở Việt nam và kinh nghiệm các nước, Bộ TT&TT đã xây dựng và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 3 năm 2008 “Quy định hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực CNTT”.

Trong khi chưa có Quy định, các bộ, ngành, địa phương có thể lựa chọn tiêu chuẩn dựa trên các nguyên tắc sau:

- Tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn thực tế (de facto) đã ổn định và được ngành công nghiệp hỗ trợ rộng rãi;

- Các tiêu chuẩn mở đã ổn định, được chấp nhận rộng rãi được ưu tiên hơn các tiêu chuẩn đóng (proprietary) trong cùng lĩnh vực;

- Do Internet là môi trường giao dich điện tử chủ yếu nên ưu tiên lựa chọn các tiêu chuẩn liên quan đến Internet (W3C, IETF); - Các thông số kỹ thuật được lựa chọn phải độc lập với nhà cung cấp sản phẩm càng nhiều càng tốt.

Phan Anh Tú, Phường Hưng Bình - TP Vinh, Tỉnh Nghệ An- Kính thưa thứ trưởng! Hiện nay đề án 112 của Chính phủ đã đi vào dĩ vãng, việc tạm ngừng đề án 112 có chút gì đó làm chậm tốc độ phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước. Theo thứ trưởng thì Bộ TT&TT đã có những bước đi gì để cải thiện tình hình và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong việc ứng dụng CNTT của các cơ quan QLNN nói riêng và của toàn xã hội nói chung?

Ngoài việc hướng dẫn lập kế hoạch 64 thì Bộ TT&TT còn có những hướng dẫn cụ thể nào hơn nữa không? Chúc thứ trưởng sức khỏe và chúc Bộ TTTT khẳng định được vai trò của mình mà Nhà nước đã giao phó.. .

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Cám ơn lời chúc của bạn Phan Anh Tú. Về câu hỏi của các bạn, cũng như câu hỏi có nội dung tương tự của bạn Nguyễn Vân Anh, Phú Thọ, tôi xin trả lời như sau: Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã được Bộ TT&TT xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ từ giữa năm 2007. Qua quá trình lấy ý kiến đồng thuận của các Bộ, các địa phương có nhiều yêu cầu mới được đặt ra.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp ngày 28/12/2007(thông báo số 05/TB-VPCP ngày 10/1/2008 của Văn phòng Chính phủ), Bộ TTTT đã khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2008 (dự kiến phê duyệt trong tháng 3 năm 2008).

Ngay sau khi Kế hoạch này được phê duyệt, Bộ TT&TT sẽ tổ chức thực hiện nhằm giải quyết một số vấn đề cấp bách. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2009-2010 (dự kiến phê duyệt trong Quý III/2008).

Nguyễn Tuấn Hòa - Nam 30 tuổi - Tp Thanh Hóa
- Xin hỏi Thứ trưởng.. Hiện nay các cơ quan nhà nước đang có hiện tượng chảy máu chất xám ICT. Bộ TTTT đã có những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng này.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Đúng là thu nhập của cán bộ viên chức trong ngành ICT quá chênh lệch so với mặt bằng thu nhập chung của ngành CNTT truyền thông, dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám.

Nhiều công chức chuyển sang DN trong và ngoài nước, ảnh hưởng trển khai CNTT trong cơ quan nhà nước, bộ TT-TT cũng rất lo ngại về vấn đề này. Bộ hiện đang nghiên cứu đề xuất cơ chế đặc thù về thu nhập, để giữ và thu hút cán bộ thông tin giỏi làm việc trong cơ quan nhà nước.

Nguyễn Thị Ngọc Trúc - Nam - Quảng Nam
- Thưa Thứ trưởng Hồng, tôi hiện là sinh viên năm cuối khoa CNTT. Sau khi ra trường tôi muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên cân nhắc giữa cái được và cái chưa được tôi thật sự bối rối. Thưa ông, Chúng ta đang hô hào phát triển CNTT nhưng chưa thật sự có chính sách thỏa đáng cho những người làm công tác quản lý. Rối cả lên với những người giỏi muốn vào và những người giỏi đã vào lại muốn đi ra giữa thời buổi giá cả nhạy cảm như hiện nay. Thưa ông, Đến bao giờ thì những công chức ngành CNTT mới có thể tự tin đi gặp những bạn bè chung ngành làm ở những cơ quan không hưởng lương từ ngân sách nhà nước? Đến bao giờ thì Bộ mới tham mưu cho công chức ngành CNTT hưởng lương xứng đáng để CNTT có thể cất cánh? Xin cảm ơn ông đã tham gia trực tuyến..

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Cùng với câu hỏi của bạn Ngọc Trúc, các bạn Bùi Xuân Bình - Nam - Hà Tĩnh, Nguyễn Nam Phong – Hưng Yên có các nội dung tương tự, tôi xin trả lời chung như sau:

Tôi cũng rất chia sẻ với khó khăn của bạn cán bộ tin học tỉnh. Đúng là thu nhập của cán bộ công chức, viên chức CNTT trong cơ quan nhà nước đang quá chênh lệch so với mặt bằng thu nhập của thị trường nhân lực CNTT hiện nay.

Điều này dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”, nhiều công chức CNTT xin chuyển sang các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, ảnh hưởng đến việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Bộ TT&TT cũng rất lo ngại về vấn đề này.

Bộ đang nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù về thu nhập để có thể giữ và thu hút các cán bộ CNTT giỏi làm việc trong các cơ quan nhà nước. Hy vọng rằng, sau này nếu bạn Nguyễn Thị Ngọc Trúc làm việc trong một cơ quan nhà nước sẽ không phải “tự ti” khi gặp bạn bè.

nguyentungduong - Nam 23 tuổi - ha noi
Xin Thứ truởng cho biết CNTT đã tạo điều kiện ứng dụng thuơng mại điện tử hiện nay như thế nào? Đã xứng tầm chưa? Sắp tới Bộ có chính sách gì hỗ trợ không?

Thứ trưởng Nguyến Minh Hồng: Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong sự phát triển toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới. Nhiều nước đã có kế hoạch, phương án chuẩn bị cho việc tham gia thương mại điện tử.

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển trọng tâm là các vấn đề về chính sách và kế hoạch đào tạo, phổ cập kiến thức cho toàn xã hội, nhưng bên cạnh đó việc phát triển hạ tầng thông tin cũng cần được chú trọng tương xứng.

Ở nước ta thương mại điện tử còn đang trong giai đoạn khởi đầu, chưa phát triển mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục triển khai các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ICT đặc biệt là dịch vụ Internet băng rộng.

Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình Bộ TT&TT đang nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách và văn bản qui phạm pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

Lê Mạnh Hà - TP.HCM - Nam - TP.HCM
- Câu hỏi về kiến trúc chính phủ điện tử:
+/ Về kiến trúc chính quyền điện tử: Theo quyết định 777/QĐ-TTG ngày 10 tháng 8 năm 2005 về phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Phát triển Công nghệ thông tin, Truyền thông tại Việt Nam”, ba thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có mục tiêu dự án tương tự nhau. Đặc biệt cả ba tiểu dự án đều có nội dung thiết kế kiến trúc của chính quyền điện tử thành phố.

Theo ý kiến của Sở Bưu chính, Viễn thông TP Hồ Chí Minh, ba thành phố có tổ chức bộ máy giống như nhau, nội dung ba tiểu dự án có nội dung tương tự nhau nhưng ba tiểu dự án này lại triển khai một cách độc lập với nhau. Điều này sẽ dẫn tới một công việc được làm nhiều lần nên có thể sẽ gây lãng phí về thời gian và kinh phí.

Đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông và Ban quản lý dự án của Bộ phối hợp cùng các Sở Bưu chính, Viễn thông, Ban Quản lý dự án của ba tiểu dự án rà soát và đưa ra các điểm chung nhất của ba tiểu dự án. Theo ý kiến của Sở Bưu chính Viễn thông Tp Hồ Chí Minh, nội dung chung có thể thấy được ngay là kiến trúc của chính quyền điện tử ở ba thành phố. Nội dung này có thể chỉ cần thực hiện tại một tiểu dự án, các tiểu dự án còn lại sử dụng kết quả của tiểu dự án này, làm như vậy sẽ tiết kiệm được kinh phí, thời gian và tạo ra sự thống nhất chung..

+/ Về kiến trúc của chính quyền điện tử của cả nước: Việc thiết kế kiến trúc cho ba thành phố lớn là nội dung quan trọng của dự án. Tuy nhiên, hiện nay chưa có kiến trúc Công nghệ thông tin của cả nước, trong tiểu dự án một do Bộ Thông tin Truyền thông làm chủ đầu tư cũng không có nội dung thiết kế kiến trúc của chính quyền điện tử. Hiện nay vẫn còn có ý kiến khác nhau về sự cần thiết của kiến trúc Công nghệ thông tin chung cấp quốc gia.

Theo Sở Bưu chính Viễn thông TP Hồ Chí Minh, thiết kế kiến trúc Công nghệ thông tin quốc gia là việc phải làm và thậm chí phải có trước kiến trúc Công nghệ thông tin của ba thành phố lớn. Ý kiến của Bộ như thế nào? .

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng (giữa) và lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ TT-TT đang đối thoại trực tuyến với người dân.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng (giữa) và lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ TT-TT đang đối thoại trực tuyến với người dân.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Về kiến trúc chính quyền điện tử trong dự án phát triển CNTT&TT tại Việt nam: Đối với dự án này, tại 3 hợp phần Hà nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều có kiến trúc Chính phủ điện tử.

Tuy nhiên, do có đặc thù riêng của từng thành phố nên yêu cầu thiết kế chính quyền điện tử ở 3 thành phố là không thể hoàn toàn giống nhau được. Một hạng mục của Ban điều phối dự án là gói thầu (PCU3) nhằm đưa ra các hạng mục giống nhau của 3 hợp phần nói trên. Gói thầu này đang trong giai đoạn chấm thầu kỹ thuật. Dự kiến kết quả chấm thầu sẽ được gửi World Bank và Bộ TT-TT trong tháng 3/2008.

Về kiến trúc chính quyền điện tử của cả nước: Việc xây dựng kiến trúc CNTT cấp quốc gia là một công việc cần làm để hướng dẫn, tham khảo trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử. Theo kinh nghiệm các nước, đây là một quá trình nhiều năm (Đức năm 2002 ra version đầu tiên, và 2006 update ra SAGA version 3.0; Mỹ bắt đầu từ những năm 1999, ra những phiên bản đầu tiên từ những năm 2002, và kế hoạch tiếp tục cho đến năm 2008, Hàn Quốc: Chỉ bắt đầu từ Kế hoạch tổng thể về Chính phủ điện tử lần thứ 2, khoảng 2003-2004 mới bắt đầu xây dựng Kiến trúc CNTT (Information Technology Architecture – ITA) với cách học của Mỹ, sau 02 năm xây dựng mới phổ biến được cho 4 bộ, ngành.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của Kiến trúc CNTT cấp quốc gia, Bộ TT-TT đã nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xây dựng Kiến trúc CNTT cấp quốc gia. Từ bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiễn ứng dụng CNTT ở Việt nam, Bộ TT-TT đã dự thảo Quy định hướng áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực CNTT (dự kiến ban hành trong tháng 3 năm 2008). Đây là bước đi ban đầu để tiến tới ban hành Kiến trúc CNTT cấp quốc gia và cũng là cách làm của nhiều nước.

Lê Mạnh Hà - TP.HCM - Nam - TP.HCM
- Câu hỏi về Quy hoạch CNTT-TT: - Về triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình, Chính phủ và Bộ đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch và chương trình phát triển BCVT và CNTT. Đề nghị Bộ tổ chức triển khai và thực hiện các công việc này. Sở Bưu chính, Viễn thông chưa nhận được các hướng dẫn cụ thể trong thực hiện các chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số.

Hiện nay đã có quy hoạch phát triển CNTT-TT của các vùng kinh tế trọng điểm, nhiều tỉnh đã phê duyệt quy hoạch trong khi chưa có quy hoạch của cả nước. Bộ TT và TT đang lập quy họach này. Có ý kiến cho rằng khi có quy hoạch chung, các quy hoạch đã được duyệt sẽ phải chỉnh sửa rất nhiều gây lãng phí. Ý kiến của Bộ như thế nào?.

Quy hoạch CNTT-TT của các tỉnh thường là do Viện Chiến lược tư vấn. Nhiều người đánh giá các bản quy họach này rất giống nhau và kém tính khả thi. Ý kiến của Bộ như thế nào? Có cần thiết phải lập quy họach không? 

Sở BCVT thành phố kiến nghị Bộ phối hợp với UBND TP quy hoạch các khu CNTT tập trung tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp CNTT. Kiến nghị quy hoạch khu C30 với diện tích trên 40 ha do VNPT quản lý thành khu CNTT tập trung do VNPT làm chủ đầu tư. Ý kiến của Bộ thế nào?.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký các Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đến 2010, Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến 2010 và Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử đến 2010 và tầm nhìn đến 2020, Bộ TT&TT đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, đôn đốc nhanh chóng triển khai thực hiện các các Chương trình đã được phê duyệt.

Để tạo thuận lợi cho việc triển khai, Bộ TT&TT cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Quy chế quản lý Chương trình phát triển CN phần mềm và Nội dung số VN đến năm 2010, dự kiến sẽ được Thủ tướng xem xét phê duyệt sớm.

- Các quy hoạch phát triển CNTT-TT của 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt làm cho giai đoạn đến năm 2010, định hướng đến 2020 và quy hoạch phát triển CNTT&TT của các địa phương cũng tập trung cho giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Quy hoạch phát triển CNTT&TT Bộ đang xây dựng sẽ tập trung cho giai đoạn 2011 – 2020, do đó sau khi Quy hoạch này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì phù hợp với việc các địa phương làm quy hoạch chi tiết cho giai đoạn sau 2010.

- Các quy hoạch phát triển CNTT của các tỉnh chủ yếu do Viện Chiến lược tư vấn xây dựng. Các quy hoạch này có cấu trúc tương đối giống nhau vì được xây dựng căn cứ theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ và áp dụng phương pháp luận thống nhất. Tuy nhiên các quy hoạch được xây dựng căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, hiện trạng CNTT&TT và khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương nên mang tính đặc thù.

Các quy hoạch này đều đã được tổ chức lấy ý kiến của các sở ban ngành, doanh nghiệp trên địa bàn, được thẩm định theo đúng các quy định và đã được UBND tỉnh, TP phê duyệt nên có tính khả thi tương đối cao. Việc xây dựng quy hoạch xây dựng và phát triển CNTT tại các địa phương là xuất phát từ quy định của Nghị định 92/2006/NĐ-CP để đảm bảo cho chính quyền địa phương quản lý và phát triển lĩnh vực BCVT và CNTT tại địa phương.

- Về việc Sở BCVT Thành phố kiến nghị Bộ phối hợp với UBND TP quy hoạch các khu CNTT tập trung tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp CNTT, tôi cho rằng đây là một việc cần thiết, sắp tới Bộ sẽ xem xét cụ thể vấn đề này, và sẽ giao cho Vụ CNTT chủ trì để phối hợp với Sở BCVT và UBND Thành phố HCM thực hiện công việc này. Riêng đối với quy hoạch khu C30, Bộ sẽ nghiên cứu, và trao đổi thêm với tập đoàn VNPT và UBND Thành phố để có định hướng cụ thể.

Lê Mạnh Hà - TP.HCM - Nam - TP.HCM:
- Sở BCVT kiến nghị Bộ tổ chức nghiên cứu và đánh giá kết quả của xây dựng và phát triển công viên phần mềm Quang Trung để làm cơ sở cho hình thành và phát triển các khu CNTT mới. Ý kiến của Bộ về vấn đề này?

Toàn cảnh hội trường diễn ra cuộc đối thoại trực tuyến của Bộ TT-TT,
Toàn cảnh hội trường diễn ra cuộc đối thoại trực tuyến của Bộ TT-TT,

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Việc xem xét, đánh giá các khu CNTT tập trung hiện có, mà điển hình là khu công viên phần mềm Quang Trung, là rất cần thiết nhằm rút kinh nghiệm để định hướng xây dựng và phát triển các khu CNTT mới. Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất này của Sở BCVT Tp HCM, và sẽ giao Vụ CNTT phối hợp với Sở và các đơn vị liên quan để tổ chức nghiên cứu và đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm xây dựng và phát triển công viên phần mềm Quang Trung trong thời gian tới.

Một độc giả ở TP.HCM:
-
Bộ TT-TT có nhận xét gì về trả lời của Bộ Công Thương tại công văn số 0556/BCT–KH ngày 16/1/2007 gửi Bộ TT&TT.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Bộ TT&TT thống nhất với ý kiến của Bộ Công Thương tại công văn nêu trên về việc rà soát quy hoạch phát triển công nghiệp vùng KTTĐ phía Nam.

Nguyễn Hoàng Trọng, TP. Vinh, Nghệ An:- Năm ngoái, Bộ TT&TT thay mặt Chính phủ ký hợp mua bản quyền phần mềm Office với tập đoàn Microsoft. Xin Thứ trưởng cho biết hợp đồng này mua bao nhiêu bản quyền phần mềm Office, dành cho cơ quan nhà nước nào? Vì sao lại có chuyện một số bộ ngành như Bộ Giáo dục Đào tạo khuyến khích toàn ngành giáo dục chuyển sao phần mềm nguồn mở OpenOffice trong khi Chính phủ đã mua phần mềm Microsoft Office có tính năng tương đương?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Trước hết, Bộ TT-TT đã thay mặt Chính phủ ký thoả thuận hợp đồng mua bản quyền phần mềm Microsoft Office cho cơ quan nhà nước. Theo Thỏa thuận hợp đồng với Microsoft, cơ quan nhà nước là những cơ quan được nhà nước đảm bảo trên 50% kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Theo thỏa thuận với Công ty Microsoft (để đảm bảo quyền lợi cho các bên), các số liệu liên quan đến hợp đồng mua bản quyền phần mềm văn phòng của Microsoft là số liệu không được các bên thông báo.

- Về việc một số bộ ngành khuyến khích dùng OpenOffice: Do chi phí bản quyền phần mềm thương mại là khá cao so với kinh phí chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, nên cùng với việc đàm phán với các tập đoàn phần mềm như Microsoft để có được thảo thuận mua phần mềm của họ với giá hợp lý nhất có thể, Việt Nam cũng cần có các giải pháp, chiến lược dài hạn nhằm khuyến khích phát triển các phần mềm của mình, trong đó đặc biệt là khai thác sử dụng phần mềm mã nguồn mở nhằm tăng tính chủ động về công nghệ, giảm dần sự phụ thuộc.

Mặt khác, bản quyền phần mềm Microsoft Office đã mua có giới hạn cả về số lượng lẫn thời hạn bản quyền, và là giải pháp trước mắt nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ. Bộ TT&TT cũng đã lập một Hội đồng xem xét đánh giá và nhận thấy phần mềm OpenOffice đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, do vậy đã đưa vào danh mục phần mềm nguồn mở được ưu tiên sử dụng.

Lê Mạnh Hà - TP.HCM - Nam - TP.HCM
- Về bản quản phần mềm Microsoft Office: Bộ BCVT mua bản quyền phần mềm này đã lâu nhưng chưa cung cấp cho các cơ quan nhà nước. Khi nào thì Bộ làm việc này? Đề lâu như vậy có lãng phí không? Bản quyền có thời hạn không, nếu có thì thời hạn là bao lâu? Tại sao không mua bản quyền Windows? Chạy Microsoft Office có bản quyền trên Windows không có bản quyền có vi phạm không?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Việc ký kết Hợp đồng thoả thuận mua bản quyền phần mềm của Microsoft đã được thực hiện trong năm 2007, nhưng thực tế hai bên vẫn đang hoàn thành các thủ tục đi đến ký kết hợp đồng cung cấp. Vì vậy, đến thời điểm này việc mua bản quyền phần mềm nói trên chưa được thực hiện.

- Mua bản quyền và phân bổ bản quyền phần mềm (một sản phẩm có tính vô hình) cho toàn bộ các cơ quan nhà nước là lần đầu tiên tại Việt Nam nên cần có cơ chế đặc thù về việc quản lý và phân bổ tài sản. Điều này đã làm chậm kế hoạch triển khai. Bộ đã làm việc với các bộ liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết (số lượng bản quyền được mua sẽ được xem như là tài sản công của Chính phủ Việt nam dưới quyền quản lý của Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, quản lý như các tài sản chung khác. Các cơ quan nhà nước đều có quyền sử dụng tài sản vô hình này).

Khi được Thủ tướng đồng ý với phương án đề xuất, Bộ sẽ tổ chức triển khai ngay. - Theo thông lệ của Công ty Microsoft áp dụng toàn cầu, với việc ký và thực hiện Thỏa thuận hợp đồng, Microsoft công nhận việc sử dụng phần mềm văn phòng của Microsoft với các phiên bản mới nhất là hợp pháp trong vòng 03 năm kể từ sau khi ký Thỏa thuận hợp đồng. Từ nay tới năm 2010, nếu Microsoft có sản phẩm văn phòng mới hơn, các bản quyền sẽ tự động được nâng cấp.

- Việc sử dụng Windows không có bản quyền là vi phạm. Tuy nhiên, thông thường bản quyền Hệ điều hành và các chương trình hệ thống được các công ty cung cấp máy tính đảm bảo khi bán máy tính. Do vậy, Bộ TT&TT không đặt vấn đề mua bản quyền Windows.

Nguyễn Thanh - Nam - Dia chi: Tân Phú, Quận 9, Tp.HCM
- Kính gửi Thứ trưởng Bộ TT&TT, tôi có 2 vấn đề thắc mắc mong Thứ trưởng gải đáp giúp: _ Thứ nhất: Quy định "quản lý thuê bao di động trả trước" của Bộ Thông tin và Truyền Thông(TT&TT), trước hết tôi xin nói là đây là quy định hoàn toàn đúng đắn của Bộ TT&TT, tuy nhiên khi thực hiện đăng ký thì lại là chuyện khác. Trong các hình thức đăng ký thì có hình thức đăng ký bằng tin nhắn SMS qua tổng đài 1414 và đăng ký trên internet qua địa chỉ website của nhà cung cấp dịch vụ, người đã sử dụng chỉ cần khai báo: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (CMNN) là có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Ở đây tôi không đề cập đến độ chính xác của những thông tin mà người sử dụng dịch vụ khai báo mà tôi đề cập đến một khía cạnh khác là những thông tin cần khai báo có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng Internet, trong các cơ quan nhà nước, các công ty, xí nghiệp (với hàng ngàn công nhân, viên chức) v.v... thì việc đăng ký thông tin ấy trở nên rất dễ dàng. Như vậy thì khi muốn tìm người đang sử dụng số máy di động đó thì ta phải tìm như thế nào ? Theo người đang đứng tên đăng ký hay là người đang sử dụng số di động đó?

Câu trả lời xin nhờ Thứ trưởng giải đáp giúp. Thứ hai là chương trình "kiểm tra chất lượng các mạng di động ở Việt Nam" do Cục Quản Lý Chất Lượng Bưu Chính Viễn Thông và Công Nghệ Thông Tin (PTQC- Nay thuộc Bộ Thông tin và truyền thông) tiến hành. Đây có thể nói là một việc rất đáng làm khi mà khách hàng không còn là thượng đế trong thời điểm này. Thế nhưng… Kết quả ban đầu cho thấy nhà cung cấp Mobifone đạt chất lượng tốt về nhiều tiêu chí, S-Fone chỉ xếp ¾ mạng được kiểm tra. Các báo đồng loạt ca ngợi mạng Mobifone nào là tốt, nào là số 1... Và "đùng" một cái… PTQC quay ngắt gần như 180 độ khi công bố lại mạng di động S-Fone thực chất mới có chất lượng tốt nhất chứ không phải Mobifone. Điều đáng nói ở đây là PTQC khi công bố lại kết quả thì có rất ít báo, đài đưa tin và có rất ít người biết được thông tin này. Và không biết PTQC có thông báo cho Mobifone biết không, chứ cho tới nay tôi vẫn thấy nhiều băng rôn và trên trang web của Mobifone vẫn để quảng cáo Mobifone đứng đầu về chất lượng? (Thứ trưởng có thể xem tại http://www.mobifone.com.vn/web/vn/home/news.jsp?id=2505). Chẳng lẽ cứ để các quảng cáo này gây hiểu lầm cho mọi người? Chí ít nếu Bộ TT& TT công bố được thì cũng phải làm sao cho Mobifone rút lại những quảng cáo đó được chứ để như vậy thì không hay chút nào. Một số ý kiến cùng Thứ trưởng, rất mong nhận được câu trả lời thỏa đáng từ Thứ trưởng. Chân thành cám ơn Thứ trưởng và MIC đã cho tôi có điều kiện nêu lên những thắc mắc của mình! .

 
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Việc quản lý thuê bao di động trả trước theo QĐ 03/2007 của Bộ BCVT có thể tóm lược qua 2 phương thức. Một là tiền kiểm đối với các thuê bao mới bắt đầu hoạt động trên tất cả các mạng di động. Hai là hậu kiểm đối với tất cả các thuê bao đang hoạt động trên các mạng di động.

Đối với các thuê bao bắt đầu hoạt động, việc xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu cho các đại lý hoặc chủ điểm giao dịch được DN di động ủy quyền là bắt buộc. Đại lý hoặc chủ điểm giao dịch được ủy quyền chuyển các thông tin về thuê bao đã được đăng ký về DN bằng 2 phương thức: nhắn tin SMS hoặc cổng điện tử.

Trách nhiệm đối với độ chính xác của thông tin thuê bao, tính bảo mật của thông tin thuê bao của cổng điện tử đã được quy định trong hợp đồng ủy quyền giữa DN và chủ đại lý hoặc chủ điểm giao dịch được ủy quyền. Sau gần 2 tháng thực hiện, các sở đã vào cuộc đã có báo cáo về vấn đề này. Hiện Bộ đang triển khai tiếp để kiểm tra các giao dịch, đại lý, phát hiện và xử lý theo quy định của nhà nước.

Đối với các thuê bao đang hoạt động trên mạng, việc quản lý được thực hiện với phương thức SMS qua cổng 1414 hoặc cổng điện tử của DN di động. Các chủ thuê bao khai báo số đăng kí, CMT hoặc hộ chiếu, ngày tháng năm sinh khai báo đúng quy định trên các trường trên, DN sẽ mở lại, tiếp nhận và quản lý. Nếu như phương thức tiền kiểm, chỉ chủ điểm giao dịch mới có số riêng, truy cập... do đó, tính chính xác, trung thực và bảo mật cao thì phương thức hậu kiểm độ chính xác của thông tin thuê bao đã được khai báo sẽ phụ thuộc vào tính trung thực của người sử dụng dịch vụ.

Hiện nay Bộ đang tiếp tục điều chỉnh trường về số thuê bao, ngày tháng năm sinh, số CMT hoặc hộ chiếu phù hợp với thông lệ. Sau khi đăng kí, Nhà nước, DN có được thông tin thuê bao, nhưng chưa kết nối được cơ sở dữ liệu của DN và cơ sở dữ liệu về CMT,hộ chiếu, phải tiến hành hậu kiểm bằng đối chiếu cơ sở dữ liệu hai bên, phát hiện những trường hợp khai báo không chính xác, có xử lý tiếp theo.

Hiện nay cơ quan nhà nước và DN di động sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu về chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý để xử lý những trường hợp khai báo không trung thực. Chúng tôi tin rằng, độ chính xác sẽ dần tăng, ban đầu có thể 60-70%, và hi vọng kết thúc 2 năm, độ chính xác sẽ cao hơn.

- Đối với việc kiểm tra chất lượng mạng di động, hàng năm Cục Quản lý chất lượng CNTT có kiểm tra theo kế hoạch hoạc đột xuất chất lượng một số dịch vụ viễn thông trong đó có chất lượng dịch vị của số mạng di động. Việc kiểm tra này nhằm đánh giá trong thời điểm và thời gian cụ thể, chất lượng dịch vụ có phù hợp với tiêu chuẩn do Bộ ban hành hay không.

Việc này không nhằm xếp thứ tự chất lượng các mạng di động. Vì vậy, Cục không đánh giá mạng nào tốt nhất, mạng nào xấu nhất. Cục Quản lý chất lượng CNT cũng không thể làm được điều đó, mà chỉ tiến hành xử lý vi phạm hành chính khi một DN nào đó vi phạm chất lượng vì vậy, không có chuyện Cục đánh giá mạng Mobifone tốt nhất, sau đó lại đánh giá mạng S-fone tốt nhất.

Lê Mạnh Hà - TP.HCM - Nam - TP.HCM
- Có quan điểm cho rằng vẫn nên tiếp tục xây dựng chính phủ điện tử một cách phân tán. Ý kiến của Bộ về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Để triển khai ứng dụng CNTT trên phạm vi toàn quốc, thường có hai cách tiếp cận chính, đó là cách tiếp cận theo mô hình tập trung và cách tiếp cận theo mô hình phi tập trung. Với mô hình tập trung, việc quản lý, triển khai được tập trung thống nhất ở cấp cao nhất - cấp trung ương. Mọi việc từ thiết kế ban đầu, xây dựng ứng dụng, triển khai ứng dụng, đánh giá kết quả, quản lý tài chính, quản lý kỹ thuật … đều do cấp trung ương quyết định.

Thực tế triển khai tin học hóa hành chính nhà nước trong giai đoạn vừa qua đã bộc lộ những điểm bất cập của mô hình tập trung khi áp dụng ở hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.

Với mô hình phi tập trung, việc quản lý, triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, do các cơ quan nhà nước chủ động thực hiện, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mỗi cơ quan. Mô hình này có thể dẫn đến tình trạng hệ thống thông tin số của các cơ quan nhà nước không thống nhất, không đồng bộ, chồng chéo.

Để khắc phục những khó khăn của cả mô hình tập trung và phi tập trung, Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước từ nay đến 2010 được xây dựng theo mô hình kết hợp giữa hai mô hình trên, phù hợp với quy định của Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Theo mô hình này, Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tạo cơ sở cho các tỉnh, thành, Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2008-2010 cho địa phương, ngành mình. Ưu điểm của mô hình này so với mô hình tập trung trong giai đoạn trước là việc nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các địa phương, đơn vị trong quá trình triển khai, làm tăng tính công khai, minh bạch, hiệu quả.

Nguyễn Phong Thanh, Kiên Giang
- Đề án 112 đã kết thúc. Nhưng hệ quả của nó hiện nay vẫn còn, hàng loạt dự án triển khai còn dang dở, chưa được nghiệm thu, quyết toán. Hàng loạt doanh nghiệp CNTT tham gia đề án này đến nay vẫn còn chưa được thanh toán. Theo thông tin trên báo chí trích nguồn tin từ Bộ tài chính thống kê còn hơn 2000 hợp đồng thuộc đề án 112 chưa được quyết toán. Xin Thứ trưởng cho biết định hướng xử lý những dự án CNTT trong khuôn khổ đề án 112 đang còn dang dở?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Về việc xử lý các vấn đề còn tồn đọng của Đề án 112: - Tại Văn bản số 4294/VPCP-CN ngày 03/8/2007, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ lập phương án, kế hoạch và thực hiện việc chuyển giao các kết quả của Đề án 112 theo các quy định hiện hành, cả về tổ chức, giải pháp công nghệ, sản phẩm phục vụ hình thành cơ sở pháp lý về tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, sản phẩm CNTT.

- Tháng 10/2007 Thủ tướng Chính phủ giao:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát lại các Đề án, chương trình đầu tư quốc gia để đảm bảo các dự án đầu tư phải được thẩm định kỹ, mục tiêu đầu tư phải được xác định cụ thể, sát thực, việc phân bổ vốn đầu tư và quản lý chi phí đầu tư phải chặt chẽ đúng quy định.
+ Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, căn cứ kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để xử lý các nội dung cụ thể.
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cuối tháng 12/2007 Bộ TT&TT đã nhận bàn giao nguyên trạng kết quả Đề án 112 từ Văn phòng Chính phủ. Hiện nay, Bộ đang tích cực xây dựng phương án và phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ có liên quan để giải quyết các vấn đề còn tồn động của Đề án 112.

Mô tả ảnh.
 
Nguyễn Thanh Can - Nam - Diễn Châu - Nghệ An
- Có những địa phương cấm phát triển các dịch vụ internet trong thời đại CNTT phát triển như hiện nay, liệu Thứ trưởng có biết không: Xã Diễn Xuân, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An Quê hương của nguyên Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển.
 

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Việc sử dụng Internet là quyền của tất cả mọi người và Chính phủ luôn cố gắng thúc đẩy phát triển Internet để tất cả mọi người dân đều có thể sử dụng được dịch vụ này. Cảm ơn ông đã cung cấp thông tin. Chúng tôi sẽ giao Sở BCVT Nghệ An kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Anh Tú - số 7 lô 12B - Trung Yên - Trung Hòa – HN
- Việc sử dụng phần mềm lậu hiện nay ở các cty, doanh nghiệp (đặc biệt là Windows và Office) diễn ra rất phổ biến. Vậy trong năm nay bộ TT&TT sẽ có các cách phạt (xử lý) các công ty này như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ, Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học. Bộ TT-TT sẽ phối hợp với Bộ VHTTDL xử phạt vi phạm theo qui định tại các văn bản hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ và các văn bản QPPL hiện hành.

Nguyễn Vân Kim, TP. HCM.
- Người dân được nghe đến chính phủ điện tử từ lâu nhưng xin ông cho biết đến bao giờ người dân được sử dụng dịch vụ công qua mạng? những dịch vụ công nào sẽ được cung cấp qua mạng phổ biến đầu tiên? Lộ trình như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Các bạn đọc Trần Ngọc Cam (TP.HCM,) Hạ Hòa (Đà Nẵng), Văn Phong (Nha Trang) cũng có câu hỏi tương tự, nên tôi xin được trả lời chung như sau: Việc triển khai các dịch vụ công qua mạng cần căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế của từng ngành, địa phương.

Một số dịch vụ hành chính công trực tuyến như: Đăng ký kinh doanh; Khai báo, đăng ký và thông quan; Kê khai thuế; Cấp phép thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài sớm được triển khai cung cấp cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới.

Mô tả ảnh.
 
Nguyễn Văn Bàng - Nam - P6, Hall II, Quang Trung Software City, Dist.12, HCM
- Xin chào Thứ Trưởng. Hiện nay đã có khá nhiều trang web ở VN đang hoạt động về lĩnh vực mua bán online. Nhưng vẫn chưa thấy Chính phủ soạn thảo một bộ luật Thương mại điện tử. Bộ có chủ trương gì để hỗ trợ các công ty, cá nhân kinh doanh về linh vực thương mại điện tử? Chào thân ái. 

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Để có thể triển khai áp dụng hiệu quả thương mại điện tử trong kinh doanh, mỗi nước đều có các bước chuẩn bị và phương án triển khai cụ thể phù hợp với trình độ phát triển và đặc thù của nước mình.

Tuy vậy, do thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ, kể cả đối với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, cho nên về cơ bản những vấn đề mà các nước đặt mức ưu tiên cao để giải quyết đều có nhiều điểm tương đồng, nhìn chung đều tập trung vào các vấn đề lớn như sau: Bảo mật/Mã hoá; Tính riêng tư: Bảo vệ các thông tin cá nhân; Bảo vệ người tiêu dùng; Vấn đề tài chính/Thuế; Bảo vệ sở hữu trí tuệ …

Liên quan đến pháp luật về Thương mại điện tử, hiện nay Việt Nam đã có Luật Giao dịch điện tử; Luật CNTT; Nghị định của Chính phủ về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính; Nghị định của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng….

Các Văn bản này cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về hành lang pháp lý cho phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay. Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các văn bản khác nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho Thương mại điện tử.

Lê Trọng Thắng - Nam - Dia chi: TDP3,TT La Hà,huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Nam
- Noi dung: Kính Gửi Thứ trưởng! Tôi kinh doanh đại lý Internet nhỏ,TTLT 02 và NĐ 60 qui định cách trường mẫu giáo >200m mới được kinh doanh trò chơi trực tuyến. Những cháu học trường mẫu giáo <6 tuổi ăn phải đút, cha mẹ đưa đón,vào trường thì khóa cổng không cho ra ngoài và quan trọng hơn hết là không thể sử dụng máy vi tính. Vì điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của tôi nói riêng và nhiều dịch vụ ở địa phương nói chung, mặt bằng có tại nhà rất thích hợp và đủ điều kiện kinh doanh nhưng vì cách trường mẫu giáo <200m nên phải đi thuê mặt bằng không được tốt! Vì những điều nêu trên làm tôi và rất nhiều người gặp khó khăn. Kính mong Thứ trưởng xem xét giúp đỡ để việc kinh doanh của chúng tôi nói riêng và phát triển CNTT nói chung được thuận lợi?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Internet đã đóng góp rất quan trọng cho thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Chúng tôi đánh giá cao vai trò của đại lý xã hội trong việc phát triển Internet, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tiếp cận thông tin, kể cả những người có thu nhập thâp.

Gần đây, với sự dễ dàng truy cập Internet, xã hội lên tiếng rất nhiều về một số tác động tiêu cực của Internet đối với học sinh, sinh viên như chuyện bỏ học chơi game…, vì vậy,cơ quan nhà nước phải siết chặt. Thông tư 02 ra đời với một số quy định chặt về điều kiện kinh doanh và trách nhiệm của đại lý Internet.

Quy định anh/chị nêu đưa vào Thông tư dựa trên quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin trong đó quy định đại lý Internet phải cách xa các trường học trên 200 m. Nội dung quy định nói về trường học nói chung, không nêu cụ thể trường mẫu giáo. Vừa qua, chúng tôi đã được phản ánh về bất cập này cũng như nhiều bất cập khác.

Trong Nghị định thay thế Nghị định 55 vừa qua, Bộ đã xem xét các bất cập trong Thông tư 02, trình Chính phủ Nghị định mới thay thế để Chính phủ xem xét và sắp ban hành trong thời gian tới.

Võ Đại Trung - Nam - TP Thanh Hoá.
- Theo thứ trưởng, việc triển khai các dự án CNTT trong các cơ quan nhà nước của Việt Nam vừa qua có thực sự xuất phát từ nhu cầu ứng dụng CNTT của đơn vị tiếp nhận dự án không? Chính phủ và Bộ TT-TT cần có giải pháp gì để "kích cầu" các cơ quan nhà nước ứng dụng CNTT. Theo ông, Chính phủ và Bộ TT-TT cần có những biện pháp cụ thể gì để những đề án CNTT cấp quốc gia đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Đúng là khá nhiều dự án ứng dụng CNTT được triển khai trong thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Để khắc phục tình trạng này, Bộ TT&TT đã đề xuất và được Chính phủ phê duyệt Nghị định 64 về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

Theo đó các bộ, ngành và địa phương dựa theo nhu cầu thực tế của ngành và địa phương mình để xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, và các đề án, dự án về ứng dụng CNTT, đồng thời người đứng đầu các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của các kế hoạch, đề án, dự án này.

Như vậy, các bộ ngành và địa phương sẽ là các đơn vị trực tiếp đề xuất triển khai các dự án và sẽ sát với nhu cầu thực tế hơn. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, trong Qui chế làm việc của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan nhà nước phải sử dụng thư điện tử trong công việc hàng ngày và thực hiện báo cáo trên môi trường mạng.

Bộ TT&TT sẽ tổ chức theo dõi đánh giá thường xuyên, đôn đốc thực hiện qui định nêu trên của Chính phủ. Bộ cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ƯD CNTT năm 2008 và đến năm 2010 trong đó xác định rõ một số dự án cấp quốc gia thực sự cấp thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Nguyễn Hồng Vinh - Hà Nội
- Tôi cho rằng các chính sách liên quan đến bản quyền phần mềm có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển CNTT nước nhà. Bảo vệ bản quyền chính là bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí mua bản quyền nước ngoài là chính. Xin ông cho biết những ý kiến về vấn đề này?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi chia sẻ với những nhận định của bạn. Chúng ta đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, chúng ta phải tuân theo luật chơi chung của quốc tế. Chính phủ có chủ trương phát triển công nghiệp phần mềm thành một ngành công nghiệp mũi nhọn.

Do giá mua bản quyền phần mềm thương mại là khá cao so với khả năng chi tiêu của người dân Việt Nam hiện nay, nên chúng ta cũng cần có các giải pháp, chiến lược dài hạn nhằm khuyến khích phát triển các phần mềm của mình, trong đó đặc biệt là khai thác sử dụng phần mềm mã nguồn mở nhằm tăng tính chủ động về công nghệ, giảm dần sự phụ thuộc vào phần mềm nguồn đóng.

Mô tả ảnh.
Lãnh đạo Viện chiến lược BCVT&CNTT hỗ trợ các thông tin chuyên môn cho Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng trả lời trực tuyến.
Khanh Nguyen, Chuyên gia IT - Florida (USA)
- Là thứ trưởng của Bộ Thông tin và Truyền thông, chắc ông cũng biết tương lai ngành CNTT của cả thế giới sẽ là những chiếc máy di động cỏn con nằm trong túi hàng tỷ người tiêu dùng, vậy ông và các vị lãnh đạo của đất nước VN ta đã có kế sách thiết thực gì để "đi tắt đón đầu", có thể đưa nền CNTT VN vào quỹ đạo của các nước sáng tạo ra sản phẩm di động thay vì như hiện nay là quốc gia chỉ biết tiêu dùng đồ ngoại?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Cùng câu hỏi của bạn Khanh Nguyen, bạn Văn Hoàng, Cần Thơ có câu hỏi tương tự về dự án xây dựng nhà máy ĐTDĐ Made in Việt Nam thất bại, và có cần phải có sản phẩm ĐTDĐ Made in Việt Nam hay không? Tôi xin trả lời chung như sau:

Là người Việt Nam, tôi cũng rất mong muốn chúng ta sẽ có các sản phẩm CNTT, trong đó có máy điện thoại di động, “made in Vietnam”. Tôi cho rằng là một nước đi sau như chúng ta cần biết dựa vào công nghệ và sự đầu tư các các nước đi trước. Không chỉ riêng với điện thoại di động mà đối với các sản phẩm CNTT, điện tử nói chung, muốn thành công chúng ta cần học hỏi cũng như sự đầu tư trực tiếp của các tập đoàn ICT nước ngoài.

Hiện nay có nhiều tập đoàn đa quốc gia đang xem xét triển khai các dự án lớn về sản xuất điện tử tại Việt Nam, trong đó các dự án sản xuất điện thoại di động của Foxconn, Samsung với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đô la. Do vậy việc sắp tới có các điện thoại di động “made in Vietnam” là điều hoàn toàn có thể. Bộ TT&TT cũng đang nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách nhằm tăng hàm lượng chất xám của người Việt trong các sản phẩm điện thoại di động “made in Vietnam” này.

Phạm Thiện Nghệ - Tổng Thư ký Hội Tin học TP. HCM
- Nền công nghiệp ICT của nước ta, trong thời gian qua còn mang nặng tính lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, giá trị tăng thêm cho hàng hoá chưa cao. Từ đó có nhiều đề xuất cần phải định hướng xây dựng nền công nghiệp ICT bắt đầu từ việc sản xuất vật liệu, linh kiện, chip... Nhưng cũng nhiều có ý kiến khác lập luận rằng với nền kinh tế toàn cầu, có phân công khu vực chuyên môn; vì vậy nên xây dựng nền công nghiệp ICT theo định hướng thiết kế mẫu mã, gia tăng giá trị sản phẩm gốc OEM bằng các phần mềm nhúng đặc sắc, xây dựng thương hiệu.. Ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi cho rằng trong bối cạnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, Công nghiệp ICT mang nặng tính phân công quốc tế, trong đó mỗi quốc gia muốn phát triển được phải tham gia được vào hệ thống sản xuất toàn cầu này. Một trong những giải pháp là chúng ta phải thu hút mạnh mẽ hơn đầu tư của các tập đoàn ICT lớn vào Việt Nam.

 Thông qua các dự án đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, chúng ta sẽ từng bước tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực, để có thể tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường toàn cầu. Sự đầu tư của các tập đoàn lớn sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp cung cấp linh kiện, vật liệu đầu tư vào Việt nam, và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp ICT trong nước phát triển.

Thực tế nhiều nước như Trung quốc, Ấn Độ, Ailen đã thành công nhờ chiến lược này. Việt nam hiện nay cũng đang được đánh giá là một điểm đầu tư hấp dẫn về ICT, nhiều tập đoàn lớn như Intel, IBM, Canon, Fujisu, Foxcon, Samsung đã có các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam.

Tôi cho rằng đây là một cơ hội lớn, và các doanh nghiệp ICT trong nước cũng cần nỗ lực hơn, mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển thị trường. Với các tiềm năng và cơ hội đang có, tôi tin tưởng ngành công nghiệp ICT Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Giang Mạnh, Hà Nội - Freenews4it@
- Lâu nay, nhiều dư luận phản ánh vấn đề nhân lực CNTT thiếu, yếu. Là bộ chủ quản về CNTT, Thứ trưởng đánh giá thế nào về tình trạng nhân lực CNTT Việt Nam hiện nay. Bộ TT-TT đã có kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Trong hơn 5 năm qua, chúng ta đã rất nỗ lực để phát triển nguồn nhân lực CNTT. Từ con số chỉ vài chục trường đại học đào tạo CNTT trước năm 2000, đến nay hầu hết các trường đại học, cao đẳng lớn trên cả nước đều đã có chuyên ngành đào tạo về CNTT. Rất nhiều trung tâm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT đã ra đời và đóng góp khá lớn cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế là nguồn nhân lực CNTT của chúng ta còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Để phát triển ngành CNCNTT như mục tiêu đề ra, tôi cho rằng chúng ta phải có một đội ngũ nhân lực CNTT đông đảo nhiều trăm ngàn người chứ không chỉ dăm chục ngàn như hiện nay. Ấn độ hiện đã có trên 1.5 triệu nhân lực CNTT, Trung quốc có trên 1 triệu người, so với họ thì đội ngũ nhân lực CNTT của chúng ta quá nhỏ bé.

Nhận thức được điều này, Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT xây dựng các cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nhân lực CNTT. Hiện nay hai Bộ đang phối hợp để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2010, tầm nhìn đến 2015.

Chúng tôi cũng đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực CNTT, dự kiến sẽ trình Thủ tướng trong quý II năm nay. Nếu các chính sách này được phê duyệt, chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực CNTT mạnh mẽ trong thời gian tới.

Một độc giả ở Đà Nẵng
- Tôi thấy Việt Nam ta nói nhiều đến tiềm năng của ngành phần mềm Việt Nam. Nhưng ngay cả so với các nước trong khu vực thì thực tế Việt Nam vẫn thua kém. Tôi có thể dẫn chứng rằng mới đây, công ty phần mềm Infosys của Ấn Độ đã mở rộng gia công ở Malaysia nhưng ở Việt Nam, chẳng thu hút được công ty phần mềm Ấn Độ nào đầu tư. Ông nghĩ về điều này như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Sự phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam chưa được như chúng ta mong muốn và bị đánh giá là còn quá thấp so với tiềm năng. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành kinh tế quan trong này nhưng chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong thời gian tới chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển ngành công nghiệp này thông qua các giải pháp như phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, hoàn thiện môi trường pháp lý, làm thông thoáng môi trường kinh doanh v.v. Thực tế hiện nay nhiều tập đoàn CNTT lớn của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật đang đầu tư làm phần mềm tại Việt Nam.

Chắc chắn thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư khác (bao gồm cả các nhà đầu tư Ấn Độ) tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam và giúp ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam khởi sắc.

 
Phạm Huy Vũ, Hà Nội
- Có vẻ như ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang bị bỏ rơi, có phải không thưa Thứ trưởng? Vì tôi thấy quy hoạch, chiến lược chẳng đi vào thực tế, trên thị trường trong nước thì hàng nội bị đè bẹp.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi thấy bạn quá bi quan khi nhìn về ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Ngành công nghiệp điện tử không hề “bị bỏ rơi” như bạn nghĩ. Đảng, Nhà nước và Chính phủ coi đây là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo có tiềm năng phát triển rất lớn, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

Trong các Nghị quyết Đại hội VIII cũng như Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đều đã ghi rõ nhiệm vụ ưu tiên phát triển ngành CNpĐT thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Mới ngay hôm qua, 28/2/2008, Bộ TT-TT đã cùng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Diễn đàn Phát triển Công nghiệp (CN) điện tử Việt Nam, với sự tham gia của Tập đoàn STMicroelectronics. Dù Chính phủ rất nhiều công việc, nhưng Thủ tướng Chính phủ vẫn rất quan tâm tới ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam và chỉ đạo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham dự Diễn đàn này.

Gần đây nhất, vào tháng 5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 75/2007/QĐ-BBCVT phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử VN đến 2010 và tầm nhìn 2020. Bản Kế hoạch này đã đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp, biện pháp, đề án, dự án cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp này, để các sản phẩm điện tử Việt nam không những có thể khẳng định vị trí trên thị trường trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu. Hiện nay Bộ TT&TT đang khẩn trương triển khai các nội dung của Kế hoạch này, trong đó có Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp điện tử.

Nguyễn Minh Tiến, Đại học Đà Lạt
- Liệu Việt Nam có thể làm nên một Silicon Valley không? Theo ông, cần phải có những yếu tố gì mới đạt được điều đó và Việt Nam còn thiếu những yếu tố gì?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Ý tưởng hình thành một Silicon Valley có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp CNTT ở Việt Nam. Thực tiễn trong những năm qua chúng ta đã hình thành một số khu CNTT tập trung, điển hình như Công viên phần mềm Quang Trung. Bộ TT&TT dự kiến sẽ phối hợp với UBND TP. HCM tổng kết đánh giá mô hình này để phát triển các khu CNTT tập trung quy mô lớn hơn nhằm hướng tới một Silicon Valley ở Việt Nam.

Nhóm cán bộ CNTT ở Kon Tum
- Hiện tại ở những vùng khó khăn, mặt bằng về trình độ tin học của cán bộ còn thấp, hầu hết các cơ quan đều có cán bộ chuyên tin học nhưng chưa tận dụng hết khả năng (ví dụ bố trí việc văn phòng, phụ trách thống kê…). Mong rằng Bộ Thông tin và Truyền thông có chính sách sử dụng nhân lực tại chỗ bồi dưỡng CNTT cho cán bộ về xây dựng và sử dụng những phần mềm từ đơn giản đến phức tạp để nâng dần trình độ tin học của cán bộ đồng thời cán bộ CNTT cũng sử dụng những gì mình đã mài công học tập, cũng là động lực để nâng dần trình độ của chính mình.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi cho rằng đề xuất của các bạn là hợp lý. Tôi sẽ yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ nghiên cứu đề xuất của các bạn để các địa phương sử dụng tối đa và hiệu quả nhất nguồn nhân lực CNTT tại chỗ.

Nguyễn Minh Tiến – Hà Tây, tienthds@
- Tôi là người làm trong lĩnh vực CNTT. Nhiều lúc cần tìm hiểu các số liệu thống kê về CNTT của Việt Nam, nhưng không tìm đâu thấy ngoài số liệu của các tổ chức nước ngoài như IDC hay GfK. Xin Thứ trưởng cho biết vì sao đến nay chúng ta vẫn chưa có thống kê về CNTT? Bộ TT-TT đã bao giờ phải mua số liệu thống kê về CNTT của Việt Nam phục vụ cho việc xây dựng chính sách CNTT?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Đúng là hiện nay chúng ta đang thiếu các số liệu thống kê đầy đủ về CNTT Việt Nam. Bộ TT&TT cũng đã triển khai nhiều biện pháp để thu thập, xây dựng hệ thống số liệu thống kê về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, do đặc thù CNTT là một ngành mới phát triển, khá phân tán, số lượng doanh nghiệp, tổ chức CNTT nhiều nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ, gây khó khăn cho việc thu thập số liệu. Ngoài các số liệu chính thức, Bộ có tham khảo thêm các nguồn số liệu của các tổ chức, hiệp hội CNTT trong và ngoài nước để phục vụ cho việc xây dựng cơ chế chính sách về CNTT.

Thanh Hải - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thưa chú Thứ trưởng, cháu là một sinh viên đại học ngành CNTT. Theo chú khi ra trường, cháu nên xin vào một cơ quan nhà nước không? như Bộ hay các sở chẳng hạn.
 

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Việc lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp đại học là rất quan trọng. Theo chú thì cháu nên căn cứ vào năng lực, sở thích và mong muốn của mình để lựa chọn nơi làm việc phù hợp. Trong cơ quan nhà nước hay trong các doanh nghiệp, mỗi nơi đều có những thuận lợi và khó khăn khác nhau, cháu cần tìm hiểu kỹ, cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định. Bộ TT&TT luôn sẵn sàng đón nhận những cử nhân, kỹ sư CNTT giỏi vào làm việc. Chúc cháu chọn được nơi làm việc như mong muốn để phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Ama Bảo, Đà Lạt
- Thứ trưởng là người ủng hộ nguồn mở hay Microsoft ạ?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Hiện nay Bộ TT&TT đang một mặt đàm phán mua bản quyền phần mềm Microsoft Office cho các cơ quan nhà nước, mặt khác đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở OpenOffice để tăng tính tự chủ, giảm chi phí mua bản quyền.

Là Thứ trưởng phụ trách về CNTT, tôi đang chỉ đạo thực hiện cả hai nội dung quan trọng này. Trong máy tính cá nhân của tôi cũng có cả Microsoft Office và Open Office, cả trình duyệt Internet Explorer và FireFox.

Tôi thấy việc sử dụng OpenOffice và Firefox đều khá dễ dàng không kém gì so với việc sử dụng Microsoft Office và trình duyệt Firefox. Tôi cho rằng phần mềm mã nguồn mở là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam.

 
Vũ Thanh Bình - Nam 30 tuổi - Thanh trì, Hà Nội
- Kính thưa thứ truởng, thời gian vừa qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nuớc nói chung chưa đạt đuợc kết quả mong muốn, nguyên nhân thì có nhiều trong đó có một nguyên nhân là thiếu cơ chế chính sách như định mức phần mềm để xây dựng dự toán, điều này dẫn đến hệ quả là gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc quyết định đầu tư làm chậm tiến độ triển khai dự án... Xin Thứ truởng cho biết việc triển khai xây dựng định mức phần mềm đã triển khai như như thế naò? và dự kiến đến bao giờ thì hoàn thiện.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Định mức xây dựng phần mềm cần được xây dựng phù hợp với một quy trình quản lý đầu tư thích hợp, và có những tính chất đặc thù riêng cho dự án ứng dụng CNTT. Những vấn đề này đã được phản ánh trong dự thảo Nghị định quản lý đầu tư dự án ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước.

Ví dụ như Quy trình quản lý đầu tư dự án ứng dụng CNTT yêu cầu dự án phải thực hiện việc lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, chuyển giao. Trong đó áp dụng các phương pháp định giá phần mềm mà quốc tế thường sử dụng như phương pháp định giá phần mềm Phân tích điểm chức năng, phương pháp định giá phần mềm Phân tích trường hợp sử dụng.

Bộ TT&TT đã có kế hoạch xây dựng định mức phần mềm và nếu mọi việc suôn sẻ, Bộ dự kiến sẽ ban hành vào giữa năm 2008.

Dương Chí Dũng - Nam - Sở Bưu chính, Viễn thông Thanh Hóa
- Thưa Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại các Sở Bưu chính, Viễn thông hiện nay đang cần có một lực lượng giỏi về trình độ chuyên môn bởi vì lĩnh vực CNTT hiện nay đang rất phát triển. Do đó, nếu ko có lực lượng giỏi chuyên trách về lĩnh vực này thì chúng ta sẽ rất khó có thể thực hiện quản lý tốt. Trong khi đó, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý NN về CNTT lại rất thấp so với các kỹ sư CNTT-TT đang làm cho các doanh nghiệp. Vì vậy, việc thu hút nhân tài sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Xin hỏi Thứ trưởng:. 1. Bộ đã có cơ chế, chính sách khuyến khích các kỹ sư CNTT nói riêng và kỹ sư CNTT-TT nói chung như thế nào để thu hút nhân tài làm việc tại các Sở Bưu chính, Viễn thông?. 2. Bộ đã có chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho các kỹ sư CNTT - TT công tác tại các Sở Bưu chính, Viễn thông hay chưa? Theo tôi, ban đầu Bộ có thể áp dụng thi tuyển đầu vào để chọn lọc và bồi dưỡng cho các kỹ sư CNTT – TT đang làm việc tại các Sở Bưu chính, Viễn thông lên trình độ cao hơn, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp CNTT – TT.. Kính mong được Thứ trưởng trả lời câu hỏi này. Kính chúc Thứ trưởng sức khỏe và thành công. Xin trân trọng cảm ơn!.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi sẽ nghiên cứu kỹ đề xuất của bạn. Đúng là các Sở BCVT cần một lực lượng giỏi về CNTT để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Bộ TT&TT đang nghiên cứu, đề xuất cơ chế thu nhập đặc thù cho cán bộ chuyên trách về CNTT để giữ và thu hút người giỏi làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Trong kế hoạch năm 2008, Bộ TT&TT cũng sẽ có các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho các cán bộ công chức của các Sở, trong đó có cán bộ CNTT&TT. Hy vọng bạn cũng có thể tham gia các khoá học này do Bộ TT-TT tổ chức.

Trần Văn Hậu - Nam - Tam Kỳ
- Để triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước theo NĐ 64 cần có Chuyên viên tin học tại các Sở, huyện. Vấn đề nhân sự CNTT trong các cơ quan Nhà nước đã được Bộ Nội vụ triển khai từ năm 2002, nhưng đến nay vẫn chưa có thang, bậc, ngạch lương, phụ cấp cho những người làm CNTT, vì vậy dẫn đến thiếu hụt trầm trọng nhân lực làm CNTT trong khối công quyền. Bộ TTTT đã xúc tiến làm việc với Bộ Nội vụ về việc này chưa và nếu có thì bao giờ áp dụng?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Bộ TT&TT đang tích cực làm việc với Bộ Nội vụ để giải quyết vấn đề này. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp, vì nguồn nhân lực CNTT là một trong những nguồn nhân lực đặc thù, cần những yêu cầu riêng biệt.

Nguyễn Ích Tín - Nam - Vĩnh Phúc
- Có nhiều "nút thắt" liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT-TT. Tuy nhiên, theo tôi một "nút thắt" rất lớn cần phải tháo gỡ ngay là vai trò của lãnh đạo đối với ứng dụng và phát triển CNTT-TT chưa rõ ràng, chưa sáng tỏ, chưa quyết liệt... Thứ trưởng có đồng ý với quan điểm đó không và nếu có thì giải pháp khả thi để giải quyết?.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi cũng rất đồng ý với quan điểm cho rằng người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng đối với ứng dụng CNTT. Bộ TT&TT đã nhận thức được vấn đề này và đã đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định 64/2007/NĐ-CP trong đó xác định rất rõ vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu về triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Bộ sẽ theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện tốt Nghị định 64/2007/NĐ-CP. Hy vọng rằng “nút thắt” mà bạn nêu này sẽ nhanh chóng được tháo gỡ.

Võ Đại Trung - Nam - TP Thanh Hoá
- Nhà nước có chính sách gì để khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ phát triển?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Thực tế, hiện nay Nhà nước đã có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, trong đó có các doanh nghiệp phần mềm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phần mềm còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp phần mềm nằm trong các khu CNTT tập trung còn được hưởng ưu đãi về thuế đất, kết nối Internet, quyền sử dụng đất....

Dương Quốc Hùng - Nam - 82 Tôn Đức Thắng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
- Câu hỏi về chức năng cung cấp thông tin cho lãnh đạo và công chúng của cơ quan cấp tỉnh ? Điều 8 của Nghị định 13/NĐ-CP ngày 04/02/2008 (Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nêu:
10. b) Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.
17. b) Văn phòng Ủy ban nhân dân có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tổ chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Trong khi đó Điều 46 của Nghị định 64/NĐ-CP ngày 10/4/2007 (về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước) ghi chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin địa phương (sở Thông tin Truyền thông) là: Thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; và Xây dựng và duy trì hoạt động trang thông tin điện tử của ngành hoặc địa phương.

Xin hỏi: 1- Chức năng cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật: Các tỉnh, TP sẽ thực hiện theo Nghị định 64 hay Nghị định 13?

2- Chức năng duy trì hoạt động trang thông tin điện tử của địa phương (cấp tỉnh và TP trực thuộc TW) là do sở Thông tin Truyền thông hay Văn phòng UBND tỉnh thực hiện? Nếu cả hai đều thực hiện theo Nghị định 13 thì Bộ TTTT cần đề xuất Chính phủ thực hiện Điều 14 Nghị định 13/NĐ-CP ngay để tránh chồng chéo (Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định 13 này).

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Xin cám ơn bạn đã nghiên cứu kỹ và phân tích sâu về vấn đề này. Bộ TT&TT sẽ lưu ý vấn đề này và trao đổi với Bộ Nội vụ trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở TT&TT trong thời gian tới. Hy vọng những văn bản hướng dẫn mới sẽ giải đáp được những vấn đề bạn thắc mắc.

Nguyễn Tấn Dương - Nam - Sở Bưu chính Viễn thông Vĩnh Long
- Việc thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP tại Vĩnh Long, Sở BCVT rất khó thực hiện vì còn vướng mắc với Ban điều hành 112 (VP.UBND tỉnh). Việc này Bộ TT&TT có ý kiến chỉ đạo gì ? và khi nào ? (tại Hội nghị tổng kết ngành các tỉnh cũng có nhiều ý kiến về vấn đề này)

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Đây là vấn đề cần phải giải quyết. Bộ TT&TT đã dự thảo hướng dẫn về việc tiếp nhận và sử dụng kết quả Đề án 112 tại các địa phương để gửi xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố. Dự kiến sau khi tiếp thu ý kiến của UBND các tỉnh, thành phố, Bộ TT&TT sẽ có văn bản chính thức về vấn đề này.

Mô tả ảnh.
 
NTH - Nam - TP HCM
- Nhiều người quan tâm đến vấn đề phần mềm miễn phí và nguồn mở cho IT Việt Nam. Ý kiến ủng hộ nhiều nhưng lo ngại cũng không ít. Trong đó đa số lo ngại vì hầu hết mọi người không quen sử dụng những phần mềm trên, mà HĐH Linux là một điển hình. Theo dõi một số tạp chí IT, tôi được biết chính phủ có chủ trương khuyến khích mọi người sử dụng phần mềm nguồn mở (nhưng không nói có miễn phí hay không). Tuy nhiên, có vấn đề tôi thắc mắc (có lẽ là nguyên nhân chính khiến cho chủ trương này khó thực hiện) là tại sao trong các nội dung đào tạo IT hiện nay, đặc biệt ở mức phổ thông (bằng A) đều chỉ dạy các ứng dụng mã đóng (và có phí bản quyền) ? Phải chăng chúng ta đang tự đem dây buộc mình ? Ai sẽ dùng một công cụ khác nếu họ không biết cách sử dụng ?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi cũng đồng ý với bạn Nam rằng đúng là khó khăn nhất trong việc ứng dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) là do người dùng chưa quen. Bộ TT&TT đã có văn bản gửi Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa chương trình, giáo trình đào tạo tin học văn phòng theo các phần mềm ứng dụng mã nguồn mở, cụ thể là Open Office, đặc biệt là các phần mềm nằm trong danh mục PMNM được ưu tiên sử dụng trong các cơ quan nhà nước.

Hi vọng Bộ GD-ĐTDĐ sẽ sớm chỉnh sửa các giáo trình để giảng dạy về phần mềm nguồn mở, và người dùng sẽ sớm quen với việc sử dụng phần mềm nguồn mở.

Trần Nguyễn Việt Anh - Nam - Trung Tự, Hà Nội
- Thưa Thứ trưởng, có ý kiến cho rằng, năm 2007, ngành CNTT rơi vào khủng hoảng với các chương trình 112 thất bại, nhiều công ty đóng cửa, không xuất hiện công ty mới, thiếu nhân lực và đào tạo không đạt yêu cầu..ấn Độ Bộ TT-TT có những giải pháp gì cho tình hình này không?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi không nghĩ là ngành CNTT Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên đúng là năm 2007 ngành CNTT gặp nhiều khó khăn như bạn đã nêu. Bộ TT&TT đã xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2008 đến năm 2010, trong đó có nhiều dự án CNTT quan trọng.

Bên cạnh đó Bộ cũng đang tích cực triển khai các Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số, kế hoạch phát triển công nghiệp điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hi vọng rằng, việc triển khai các kế hoạch, chương trình này sẽ đem lại những khởi sắc mới cho ngành CNTT Việt Nam trong thời gian tới.

: Nguyễn Hữu Thanh Bình - Nam - Cần Thơ
- Xin hỏi Thứ trưởng: hiện nay theo khung chương trình đào tạo chứng chỉ A tin học do Bộ GDĐT qui định thì trong đó có phần đào tạo phần mềm MS Offices, vậy khi đào tạo thay thế phần mềm MS Offices này bằng phần mềm mã nguồn mở Open offices thì có được cấp chứng chỉ không?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Trường hợp của bạn Bình cũng tương tự như câu hỏi của bạn NTH - Nam ở TP.HCM mà tôi đã trả lời ở trên. Về vấn đề này, Bộ TT&TT đã có văn bản gửi Bộ GD&ĐT đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa chương trình, giáo trình và cấp chứng chỉ đào tạo tin học văn phòng theo các phần mềm OpenOffice. Tôi tin rằng Bộ GD&ĐT sẽ sớm có quy định cụ thể về vấn đề này.

Nguyễn Minh Kiên - Nam 26 tuổi - 192 cong lo, phường 15, q Tân bình, TP.HCM

Thưa thứ trưởng, CNTT tại Việt Nam đang phát triển với tốt độ cao như vạy, trong chương trình đào tạo, vẫn chưa đáp ứng được so với thực tế. Vậy thứ trưởng đưa ra giải pháp nào sắp tới? Xin cám ơn thứ trưởng.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Bộ TT&TT đã nhận thức được điều này và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT xây dựng các cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nhân lực CNTT. Hiện nay hai Bộ đang phối hợp để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2010, tầm nhìn đến 2015. Chúng tôi cũng đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực CNTT, dự kiến sẽ trình Thủ tướng trong quý II năm nay.

Nguyễn Đức Hoàng
Kính gửi Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, Chiến lược Quốc gia về CNTT-TT giai đoạn đến 2010 đã thiếu sót một vấn đề hết sức quan trọng về mối quan hệ giữa CNTT và Ngôn ngữ học. Thực tế mang tính bản sắc của CNTT Việt Nam mà chúng ta phải tự làm chứ không thể trông chờ Microsoft hay một công ty đa quốc gia nào. Xin Thứ trưởng cho biết quan điểm của lãnh đạo Bộ TTTT về vấn đề này và theo Thứ trưởng, chúng ta cần phải làm gì?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Đúng là có nhứng vấn đề quan hệ giữa CNTT và Ngôn ngữ học cần được giải quyết, chẳng hạn như vấn đề bỏ dấu tiếng Việt. Tuần trước tôi đã chủ trì một cuộc họp với các đơn vị chức năng của Bộ, các chuyên gia CNTT và ngôn ngữ học về việc bỏ dấu tiếng Việt. Bộ TT&TT đang cân nhắc giải pháp phù hợp để sớm giải quyết vấn đề này.

Trần Bảo Anh - Nam 18 tuổi - Phú Yên
- Tôi có nghe một số thông tin nói rằng, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định sáp nhập Viettel vào với VNPT. Nếu như có sự sáp nhập như thế thì liệu có còn sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà khoảng vài năm gần đây, Viettel và VNPT vẫn đang cạnh tranh để thu hút khách hàng. Xin Thứ trưởng cho biết thêm về thông tin này, và nếu có, xin Thứ trưởng cho biết khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sau này như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi xin khẳng định hoàn toàn không có chuyện đó.

Cao Minh Hoàng - Nam, 30 tuổi - Quảng Bình
- Hỏi: Công ty Viễn thông Điện lực có cổ phần hoá không? Thời gian vào khi nào?
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Xin cám ơn câu hỏi của bạn. Cổ phần hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Nhà nước, tạo chủ động cho các doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế, quốc tế.

Đối với câu hỏi của bạn, do Cty Viễn thông Điện lực là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo tôi được biết, hiện Tập đoàn Điện lực đang có kế hoạch đổi mới mô hình tổ chức sản xuất của cả tập đoàn trong đó có Cty Viễn thông điện lực. Việc có đề xuất cổ phần hóa hay không là thuộc thẩm quyền của Tập đoàn Điện lực.

Nếu Bộ TT-TT được hỏi ý kiến đề xuất về việc này thì chúng tôi cũng rất ủng hộ.

Lê Đình Việt - Nam 25 tuổi - Hà Nội
- Xin hỏi Thứ trường Nguyễn Minh Hồng về chính sách phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam trong những năm sắp tới. Hiện nay Bộ TT-TT đã có một đơn vị trực tiếp nghiên cứu và đưa ra các chính sách về phát triển Chính phủ điện tử chưa?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Việc xây dựng chính phủ điện tử là mục tiêu cao của Đảng, Nhà nước, được thể hiện qua các văn bản như Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, Nghị định 64 của Chính phủ, Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông của Thủ tướng Chính phủ.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, việc này là một quá tình lâu dài, cần thực hiện qua nhiều giai đoạn, và cần được triển khai đồng bộ với quá trình cải cách hành chính với sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, địa phương. Bộ TT-TT đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam.

Trong giai đoạn trước mắt, Bộ tập trung xây dựng ứng dụng trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Các đơn vị chức năng của Bộ đều có chức năng xây dựng chính sách phát triển chính phủ điện tử VN, trong đó Vụ CNTT là đơn vị chính về xây dựng cơ chế chính sách, cục Ứng dụng CNTT là đơn vị chính triển khai thực hiện.

Nguyễn Văn Thành - Nam 22 tuổi - Hà Nội
- Thưa Thứ trưởng, mã nguồn mở hiện có thể nói là một xu thế đang diễn ra mạnh mẽ ở trên thế giới. Với vai trò là cơ quan chủ quản, bộ TTTT đánh giá thế nào về tầm quan trọng và tương lai phát triển ở Việt Nam. Và xin hỏi thứ trưởng thêm là chúng ta đã có dự định, chiến lược nào cho mã nguồn mở ở Việt Nam chưa hay mới chỉ là các giải pháp thăm dò? Cảm ơn thứ trưởng!

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi cho rằng phần mềm nguồn mở sẽ có vai trò rất quan trọng đối với ngành CNTT Việt Nam. Thực tế Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở giai đoạn 2004-2008.

Bộ TT&TT cũng đã ban hành danh mục các phần mềm nguồn mở được ưu tiên sử dụng trong các cơ quan nhà nước, và đang nghiên cứu xây dựng để trình Thủ tướng chính phủ các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển phần mềm nguồn mở, dự kiến sẽ trình Thủ tướng vào Quý III năm nay.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở chính là thói quen, và Bộ TT&TT đang chuẩn bị để tổ chức triển khai đào tạo hướng dẫn sử dụng, nâng cao nhận thức, tạo thói quen cho người dùng. Như vậy có thể nói phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam là hoàn toàn theo kế hoạch, chứ không chỉ là giải pháp thăm dò.

 
Nguyễn Anh Cả - Nam 58 tuổi - Tp. Tam Kỳ
- Việc triển khai thực hiện NĐ64/cp có một phần nguồn vốn của địa phuơng , phần TƯ bao giờ ghi vốn để các địa phuơng thực hiện. Xin Thứ truởng vui lòng cho biết?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Trong dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008, Bộ TT&TT đã đề xuất sử dụng ngân sách TW để hỗ trợ các địa phương triển khai một số nhiệm vụ bao gồm: nâng cấp hoàn thiện cổng thông tin điện tử, nâng cấp hoàn thiện hệ thống e-mail, triển khai hệ thống giao ban trực tuyến, triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử.

Dự kiến Kế hoạch này sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3/2008. Sau khi Kế hoạch được phê duyệt, phần vốn NSTW hỗ trợ các địa phương sẽ được xác định rõ.

Lê Hữu Nhân - Nam 32 tuổi - Thành phố Thái Nguyên
- Kính thưa Thứ trưởng! Ngày 6/7/2007, Bộ BCVT (này là Bộ TT$TT) có Công văn số 1448/BBCVT-KHTC về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Công văn số 1500/BBCVT-KHTC ngày /7/2007 của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc xây dựng kế hoạch chi NSNN cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin năm 2008 gửi các tỉnh để triển khai xây dựng gửi bộ TT&TT có ý kiến để UBND tỉnh phế duyệt. Tuy nhiên tại thời điểm xây dựng kế hoạch việc xác định nguồn kinh phí chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cụ thể để khai toán đầu tư cũng như xác định nguồn kinh phí thực hiện. Nên hầu như các tỉnh chưa được phê duyệt các kế hoạch nói trên.. Nay có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 10/01/2008 của VPCP về kết luận của phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp ngày 28 tháng 12 năm 2007 về đề án chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2007-2010. Có kế hoạch sử dụng 200 tỷ cho công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước năm 2008, và Bộ xây dựng kế hoạch năm 2009-2010.. Vậy, quan điểm, chủ trương của Bộ về việc phân bổ Ngân sách 200 tỷ năm 2008 về các địa phương như thế nào? - Về nội dung kế hoạch năm 2008 của các tỉnh, Bộ sẽ có hướng dẫn như thế nào để đảm bảo các tỉnh xây dựng kế hoạch năm 2008 phù hợp với lộ trình xây dựng chính phủ và khung tương hợp?. - Thời gian nào bộ sẽ có hướng dẫn địa phương về triển khai các nội dung của năm 2008? Trân trọng cảm ơn!
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP, Bộ TT - TT được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2007-2010. Chương trình này đã được Bộ khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ.

Trong thời gian chờ Chính phủ xem xét, phê duyệt, để đảm bảo tiến độ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2008, tháng 7/2007, Bộ TT-TT đã có 2 văn bản nêu trên, hướng dẫn tạm thời các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT và kinh phí chi sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT.

Do chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2007-2010 chưa được phê duyệt nên chúng tôi chưa có cơ sở để lập kế hoạch kinh phí. Nay có thông báo của Văn phòng Chính phủ về việc sử dụng 200 tỷ cho công tác ứng dụng CNTT năm 2008, Bộ TT-TT đang khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ KHĐT để phân bổ khoản kinh phí này theo nguyên tắc hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan TƯ do Ngân sách TƯ cấp, hoạt động ứng dụng CNTT của các địa phương do các địa phương đảm nhiệm.

Tuy nhiên, đối với các địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách tại địa phương thì Ngân sách TƯ sẽ có hỗ trợ theo từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Hiện tại, chúng tôi đang chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể triển khai ngay sau khi chương trình ứng dụng CNTT trong năm 2008 được Chính phủ phê duyệt.

Nguyễn Giang - Nam 27 tuổi - Hàn Quốc
- Tôi là một người làm học IT ở Việt Nam, làm về IT trong thời gian 2 năm. Hiện tại tôi đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi băn khoăn muốn hỏi, các quan chức Bộ TT-TT đã bao giờ nhận ra những khẩu hiệu ăn to nói lớn của đội ngũ IT và truyền thông Việt Nam thực chất là ...nói quá hay không? Chúng ta có quá ảo tưởng về 1 nền CNTT hiện đại sánh vai với Ấn độ không. Xin thưa so với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc,... Việt Nam quá kém về CNTT & TT.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: CNTT&TT của chúng ta trong những năm vừa qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng đúng là so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc,... CNTT&TT của Việt Nam có một khoảng cách rất xa.

So với Ấn độ, một nước có bước phát triển ngoạn mục về công nghiệp phần mềm trong hơn 10 năm qua (doanh số 2006 gần 40 tỷ USD, chúng ta (doanh số 400 triệu USD!) chưa thể nghĩ tới việc “sánh vai” được! Trong đội ngũ IT và truyền thông Việt nam cũng có một số người “nói quá”, hoặc “ảo tưởng”, nhưng số đó không nhiều nhiều bạn Giang nói.

 Đa số những người tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi đều đánh giá đúng vị thế của chúng ta hiện nay, đều trăn trở vì vị thế này còn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên lạc quan nhìn về tương lai. Nếu có được những cơ chế chính sách thu hút đầu tư tốt, phát huy các nguồn lực, có sự nỗ lực của doanh nghiệp, tôi nghĩ rẵng chúng ta sẽ tiến được về phía trước rất nhiều.

Lê Thúy Hạnh - Nữ 28 tuổi - HÀ NỘI
- Kính thưa thứ truởng, Theo một số báo chí đưa tin, Bộ đang có bản dự thảo mới thay thế Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong đó có 7 vấn đề lớn. Tôi đang băn khoăn về nội dung "Cho phép chuyển nhuợng tên miền khi không còn nhu cầu sử dụng và phải trả lệ phí và nộp thuế". Cụ thể vấn đề này như thế nào thưa ông? Trên thế giới, vấn đề chuyển nhuợng tên miền như thế naò? Bao giờ Việt Nam cho phép tên miền đuợc chuyển nhuợng?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Nhu cầu chuyển nhượng tên miền đã được đặt ra trong mấy năm nay. Bộ TT-TT cũng đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề pháp lý có liên quan và trong những dự thảo đầu tiên của Nghị định đã đưa vào quy định về vấn đề này.

Tuy nhiên, sau khi nhận được ý kiến góp ý từ các cuộc hội thảo và các đơn vị có liên quan, Bộ thấy rằng không nên đưa nội dung này vào dự thảo Nghị định này, do tên miền .vn được quy định là tài nguyên thông tin quốc gia, trong khi đó Luật Công nghệ thông tin lại chưa quy định về tên miền có được phép chuyển nhượng hay không. Hiện nay việc chuyển nhượng tài nguyên nói chung thường được quy định ở mức luật.

Chính vì vậy Bộ đã bỏ quy định về chuyển nhượng tên miền trong dự thảo nghị định và dự kiến sẽ đưa vào trong dự thảo Luật Viễn thông mà hiện nay Bộ đang chủ trì xây dựng.

Nguyễn Quang Khoa - Nam 35 tuổi - Quy Nhơn, Bình Định
- Tôi xin nêu 2 câu hoỉ: (1) Hiện nay, việc triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nuớc tại các địa phuơng phụ thuộc vào việc "có hay không có" bố trí ngân sách, mỗi địa phuơng một khác nhau. Bộ TT và TT đã có tác động nào để chấn chỉnh tình trạng này chưa? (2) Thứ truởng có nói sẽ sớm có kế hoạch 2008 với các nội dung theo ý kiến kết luận của PTT Nguyễn Thiện Nhân. Tuy nhiên, nhiều nội dung trong đó đã đuợc Đề án 112 triển khai với nhiều mức độ khác nhau. Vậy nên chăng phải có đánh giá hiện trạng thực hiện ĐA 112 tại các địa phuơng truớc?
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Theo Nghị định 64/về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, các địa phương có trách nhiệm bố trí đủ ngân sách cho việc triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT (đã được phê duyệt) trong phạm vi quản lý của mình. Bộ TT&TT sẽ theo dõi, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc quy định nêu trên trong Nghị định 64.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch ứng dụng CNTT trong thời gian tới cần tiếp thu kết quả Đề án 112. Chính vì vậy, trong dự thảo kế hoạch, Bộ TT&TT  có đề xuất một số nội dung nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin số đã có: e-mail, quản lý văn bản và điều hành, trang thông tin điện tử...

Đối với các địa phương, trong quá trình xây dựng kế hoach ứng dụng CNTT của mình, cần có đánh giá đầy đủ hiện trạng (bao gồm hiện trạng triển khai Đề án 112) tại địa phương để đảm bảo kế hoạch khả thi.

Trần Thanh Bình - Nam - Bạc Liêu
- Các vấn đề về đại lý Internet. Noi dung: Cháu có một vài trăn trở, thắc mắc đối với những quy định hiện hành trong lĩnh vực Quản lý internet hiện tại của Nhà nước ta mà Bộ thông tin & Truyền thông là cơ quan được Chính phủ giao quản lý. Trong các Văn bản QPPL về quản lý Internet trong đó có TTLT số 02 /2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet.

Trong đó điểm 3 - mục III quy định như sau:. “Lập sổ đăng ký sử dụng dịch vụ trong đó thống kê đầy đủ, chi tiết thông tin về người sử dụng dịch vụ và người bảo lãnh cho người dưới 14 tuổi bao gồm họ tên; địa chỉ thường trú; số chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, sinh viên..., vị trí máy tính và thời gian mà người sử dụng dịch vụ đã sử dụng. Đại lý Internet phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong sổ đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản sổ đăng ký sử dụng dịch vụ để cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu”.

Quy định này còn bắt buộc phải nhập các thông tin này vào chương trình quản lý và ghi vào sổ lưu trữ thông tin trong 30 ngày (lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt đến 2.000.000đ). Trên thực tế các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương thường dựa vào (tìm) các lỗi này để phạt các chủ đại lý cung cấp dịch vụ Internet – vì họ không tìm ra lỗi nào khác. (quy định này hình như chỉ có ở Việt Nam).

Đây là quy định không khả thi trên thực tế. Vì: 1/- Có một số người khi đến truy cập internet không mang bất cứ loại giấy tờ tuỳ thân nào hết, không lẽ trong trường hợp này chủ đại lý không cho khách hàng của mình sử dụng dịch vụ? (trường hợp này có giấy tờ mà không mang). 2/- Còn một số khách hàng khác không có bất cứ một loại giấy tờ tuỳ thân nào khác (học sinh trên 14 tuổi nhưng nhà trường không làm thẻ học sinh). Trường hợp này chủ đại lý cũng phải từ chối cung cấp nếu không muốn bị phạt!!! (Trường hợp này không có giấy tờ gì để mang). Kính thưa Bác! phải nói thêm rằng số tiền đầu tư để có một dàn máy làm dịch vụ không phải là nhỏ nên không một chủ đại lý nào muốn gặp phiền phức trong quá trình kinh doanh (vì dân bây giờ rất sợ đụng chạm phải cán bộ nhà nước), nhưng với quy định như trên thì khó có thể thực hiện được...

Cháu rất đồng tình đồi với các quy định khác, như: cấm lưu trữ thông tin độc hại, cấm truy cập vào các trang web có nội dung độc hại, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cài phần mềm quản lý, đăng ký kinh doanh, đa số các đại lý đều chấp hành đúng quy định, Còn như quy định về lưu trữ thông tin người truy cập như cháu nói ở trên là không khả thi, không thể thực hiện, và nếu có thì cũng chỉ để đối phó với các cơ quan chức năng (luôn có tư tưởng "vạch lá tìm sâu")...

 
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Cảm ơn những ý kiến phản ảnh và đóng góp của bạn. Đại lý Internet thời gian qua đã đóng góp rất tích cực vào việc giúp cho một tầng lớp những người có thu nhập thấp/ học sinh, sinh viên, khách vãng lai,… có cơ hội truy cập và sử dụng Internet để trao đổi thông tin, học tập, giải trí,…

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì vào những năm 2004, 2005 đã xuất hiện một số vấn đề  tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp trẻ đặc biệt là học sinh đã dễ dàng truy cập các trang sex tại đại lý Internet mà không ai quản lý, bỏ học chơi game online… Vì vậy các cơ quan QLNN buộc phải có những biện pháp mạnh để hạn chế vấn đề này.

Thời gian qua Bộ cũng đã được nghe phản ảnh lại một số điểm không hợp lý và thiếu tính khả thi của TT02, trong đó có ý kiến như cháu đã phản ánh. Những ý kiến đó đã được nghiên cứu nghiêm túc và tiếp thu trong Nghị định mới của CP sắp ban hành để thay thế NĐ quản lý Internet hiện hành.

Nguyễn văn ÂN - Nam 30 tuổi - Phòng 424 lô J cư xá Thanh Đa
- Kính thưa bộ trưởng: Ngành CNTT đã có những chiến lược phát triển như thế nào trong thời kỳ hội nhập?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Xin cám ơn câu hỏi của bạn. Ngày 07/07/2007, Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ TT-TT) đã có chỉ thị số 07/CTBBCVT về Định hướng chiến lược phát triển CNTT-TT tại Việt Nam. Trong đó, mặc dù ngành CNTT-TT VN đã có những bước phát triển nhanh mạnh, nhưng vẫn "chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", như lời Thủ Tướng nhận định.

Nhìn chung, chiến lược phát triển CNTT-TT VN theo hai phương châm:

- Lấy phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá.

- Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.

Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2020, ngành CNTT-TT nước ta sẽ trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP, đạt trình độ tiên tiến ngang bằng với các nước ASEAN.

Để thực hiện chiến lược này, Bộ có đề xuất một số giải pháp như sau:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp.

- Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch.

- Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của Nhà nước; đổi mới mô hình doanh nghiệp.

- Mở rộng và phát triển thị trường CNTT-TT.

- Phát triển mạnh nguồn nhân lực.

- Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn.

Nội dung cụ thể thì bạn có thể vào website chính thức của Bộ để nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn bạn.  

Ngô Sỹ Thuyết - Nam 44 tuổi - 1102, 17T1, KĐT Trung Hoà - Nhân Chính, Hà Nội
- Chào Thứ truởng, gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, chúng ta đã đuợc thấy sự hiện hữu và sức mạnh của nền kinh tế số, nhiều cá nhân, quốc gia trở nên giàu có nhanh chóng với tốc độ không thể tuởng tuợng đuợc (Microsoft, Google, Apple, Yahoo, ...). Cách làm của những công ty, cá nhân đó thật độc đaó, rất sáng tạo và rất khác thuờng. Đó cũng là điều để tin rằng ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể có những con nguời, những hiện tuợng "đặc biệt" nổi lên trong nền kinh tế số, có khả năng cải biến xã hội (cải cách hành chính), góp phần đưa đất nuớc đi lên. Vậy, Thứ truởng có sẵn lòng thu xếp thời gian để lắng nghe về một sản phẩm IT mới, một cách thức kinh doanh mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của VN không? Nếu có thể đuợc, xin phép được gặp Thứ truởng vào tuần đầu tháng 3/2008.
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi và các cộng sự sẵn sàng thu xếp thời gian, gặp và lắng nghe các ý kiến của bạn. Bạn có thể liên hệ tại địa chỉ email: nmhong@mic.gov.vn để thống nhất thời gian gặp vào khoảng đầu tháng 3 năm nay.

Diệu Hoa - Nữ 35 tuổi - Hà Nội
- Xin chào Thứ trưởng, tôi có câu hỏi thứ trưởng và rất mong được Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Lâu nay ở một số cơ quan bộ, ngành khi trển khai các dự án liên quan đến CNTT ví dụ như 112 thì thường giao cho Văn phòng hoặc một cơ quan thuộc bộ nào đó là chủ đầu tư, thiết bị của dự án sau đó lại được giao cho một đơn vị khác quản lý hoặc không được sử dụng đúng mục đích có trường hợp còn được “đắp chiếu” dài dài... Là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT, Bộ Thông tin - Truyền thông đã có tham mưu nào với Chính phủ để không xảy ra tình trạng lãng phí này không? Ở Bộ Thông tin - Truyền thông có xảy ra việc tương tự đó không? Nếu việc đó xảy ra thì với cương vị của mình, Thứ trưởng đã có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này? Xin cảm ơn và chúc Thứ trưởng và gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Đúng là có hiện tượng ở một số bộ ngành, một đơn vị được giao triển khai dự án CNTT, nhưng sau khi kết thúc dự án, lại chuyển giao kết quả và sản phẩm cho một đơn vị khác để quản lý, sử dụng và vận hành. Bên cạnh mặt tích cực, cũng có một số tồn tại từ thực tiễn này.

Để phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc triển khai dự án CNTT, trong Dự thảo NĐ ban hành quy chế quản lý dự án CNTT sử dụng vốn Nhà nước do Bộ TT-TT được giao chủ trì xây dựng, đã đưa ra quy định chủ đầu tư dự án ứng dụng CNTT là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cũng như quản lý, sử dụng và vận hành sản phẩm, kết quả hình thành sau đầu tư.

Hiện tại, chúng tôi đã hoàn tất quá trình soạn thảo Nghị định này và trình Chính phủ xem xét.

Về hiện tượng nêu trên ở Bộ thì đến thời điểm này, chúng tôi đã cố gắng để không xảy ra.

Mô tả ảnh.
 
Một độc giả ở Hà Nội.
- a): Kính gửi Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, Tôi xin được hỏi Thứ trưởng một vài vấn đề như sau (có thể hiểu là những thắc mắc về CNTT mà người dân chúng tôi muốn hiểu): Về tăng trưởng công nghiệp phần cứng : Theo nguồn VTC thì năm 2007 "tăng trưởng công nghiệp phần cứng là 25%, công nghiệp phần mềm và dịch vụ là 43%".Tôi không hiểu rõ về phần mềm nên chỉ có giải bày ý kiến của mình về phần cứng ,rất kính mong được sáng tỏ từ trả lời của Thứ trưởng. Tôi muốn hỏi số lượng tăng trưởng này là một tin vui cho sự phát triển CNTT Việt Nam hay là tin vui cho các nhà sản xuất nước ngoài và các nhà làm thương mại thuần túy về CNTT ở Việt Nam vì lẽ; Tăng trưởng phần cứng 25%: Con số này thật ấn tượng và khích lệ nhưng ở góc độ người dân, người sử dụng - ứng dụng tôi thấy rằng cái sự phát triển Công nghiệp phần cứng của chúng ta rồi lại đi theo vết xe của Công nghiệp Ôtô mà thôi, 5 năm - 10 năm và lâu hơn thế nữa chúng ta chẳng thể có một Công nghiệp phần cứng phát triển và thực sự là của Việt Nam (cho dù là chủ trương, chính sách của chính phủ là rất đúng đắn và có định hướng rất cao, phải chăng đó chỉ là lý thuyết -Khâu triển khai, kế hoạch thực thi không sát thực tế, không có tiến độ, lộ trình thời gian nghiệm thu cụ thể...).Vì, cái công nghiệp của chúng ta thực tế chỉ là ráp 100% linh kiện của nước ngoài cho nó thành bộ, thành sản phẩm.Thực tế chúng ta chỉ sản xuất được vỏ bao bì, tài liệu hướng dẫn và đóng gói sản phẩm, nhãn mác linh kiện của nước ngoài thì xóa nó đi và gắn nhãn mác của Việt Nam thay thế. Nó giống như " ta đi mua một ngôi nhà đã xây dựng hoàn chỉnh về ta sơn lại theo ý ta và nói rằng ngôi nhà đó là do ta xây" vậy. Cái % tăng trưởng này theo tôi nghĩ thì là của anh Công nghiệp bao bì sản phẩm mới đúng. Còn Thứ trưởng, ngài nghĩ gì về vấn đề tăng trưởng này - nó có thực sự phát triển hay không? Đồng ý rằng hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư, các hãng sản xuất vào Việt Nam rất nhiều nhưng đến bao giờ Việt Nam học hỏi được ở họ và học như thế nào, cái chúng ta học được có đưa được vào sản xuất hay không, sản phẩm có đáp ứng được chất lượng không hay chỉ cho ra những sản phẩm lỗi thời, lạc hậu. Người Việt chúng ta rất thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo.vậy tại sao chúng ta không thể làm được như họ.Cái lớn chúng ta chưa làm được tại sao chúng ta không đi từ cái nhỏ trước.Nhìn ông bạn Trung Quốc mà thấy đáng phục, học thực sự là công xưởng, đại công xưởng cho các hãng danh tiếng trên thế giới.Những đại công xưởng của họ do nhà nước hỗ trợ và có sự đầu tư lâu năm đến nay họ tự phát triển chúng ta so sánh thì hơi khó hợp lý nhưng những công xưởng nhỏ lẻ thì sao? Tôi có đi Trung Quốc vài lần, tôi thấy ngay như cá nhân thôi họ cũng làm được cái việc mà chúng ta luôn mong đợi và lấy đó làm mục tiêu phát triển.Tôi tham quan vài xưởng của cá nhân người Trung Quốc thấy họ chỉ mua một số máy móc đơn giản và thuê 20, 30 công nhân đứng máy mà họ có thể cho ra những sản phẩm như; chuột, bàn phím, thiết bị mạng, vỏ máy tính, nguồn máy tính, ổ đĩa USD, CD, DVD,bộ nhớ Ram.... Thậm chí cả bo mạch chủ, màn hình máy tính.Chất lượng của những sản phẩm này không cao nhưng người dân Việt ai ai cũng dùng của họ, ngay cả những nhà sản xuất của Việt Nam cũng nhập của họ về lắp ráp thành sản phẩm của Việt Nam.Và nó đem lại cái kết quả tăng trưởng 25% của Việt Nam đó sao? Tôi thiết nghĩ, Bộ phải đặt ra yêu cầu sản xuất trong nước đối với các nhà sản xuất của Việt Nam về tỷ lệ sản xuất nội địa và thời gian đạt được nó thì Công nghiệp phần cứng của chúng ta mới thực sự phát triển và là của chúng ta. Ví dụ: Đối với nhà sản xuất máy vi tính thì sản phẩm phải có tối thiểu là 40% linh kiện sản xuất trong nước chẳng hạn. Những linh kiện như: Ổ đọc đĩa (CD), vỏ máy, nguồn, bộ nhớ ram, chuột, bàn phím......nhà sản xuất Việt hoàn toàn có thể làm được mà không khó khăn gì.Tôi nghĩ đối với 1 bộ máy tính thì bo mạch chủ, ổ đĩa cứng, chíp xử lý (CPU) thì hơi khó và mất nhiều thời gian chứ các thiết bị linh kiện còn lại nào có khó (ngay như 1 người thợ sửa tivi họ có thể làm ra được 1 bộ nguồn máy vi tính chất lượng không hề thua kém cái nguồn máy vi tính của các công ty sản xuất máy tính ở Việt Nam chỉ với vài chục nghìn đồng mua ic, dây đồng ở chợ Trời). Chúng ta không vạch ra lộ trình và đặt áp lực lên họ thì không bao giờ họ nghĩ đến việc nghiên cứu sản xuất hoặc có nghĩ đến nhưng nó mệt hơn là nhập khẩu vì có đẻ ra được 1 sản phẩm nhưng lợi nhuận cũng chẳng hơn đi mua về là bao nhiêu.Đúng là lợi nhuận không tăng là bao nhưng chúng ta có 1 nền công nghiệp thực sự.Về lâu dài chúng ta có thể trở thành các OEM cho các hãng nổi tiếng trên thế giới.Ví như Aopen họ đâu có chú trọng đến sản xuất cái mác máy tính Aopen nhưng hàng năm họ bán hàng tỷ USD giá trị linh kiện cho hãng máy tính ACER.Tôi nghĩ Bộ phải gây áp lực mạnh mẽ cho sự phát triển đối với các ông sản xuất này. Với những lý do trên xin hỏi Thứ trưởng: Bộ có định hướng và lộ trình phát triển, xây dựng nền Công nghiệp phần cứng CNTT như thế nào trong thới gian tới và tỷ lệ sản xuất nội địa của chúng sẽ được bao nhiêu %/sản phẩm trong thời gian bao lâu?
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi rất cảm kích với bài viết của ông về công nghiệp phần cứng với những phân tích rất sâu sắc và tâm huyết với mong mỏi để Việt Nam có một nền công nghiệp phần cứng thực sự. Đây cũng là vấn đề mà tôi cũng như các đồng sự ở Bộ TT&TT rất trăn trở.

Những ý kiến của ông về việc cần có chính sách quy định nhà sản xuất phải đảm bảo tỷ lệ nội địa hoá, nâng cao hàm lượng sản xuất trong nước thực tế đã được áp dụng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đã hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới, những chính sách bảo hộ, can thiệp mạnh vào các ngành sản xuất là không thể được. Hơn nữa chúng ta đang đứng trước kỷ nguyên toàn cầu hoá, với sự phân công lao động quốc tế sâu sắc trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, và mỗi quốc gia muốn phát triển được phải tham gia được vào hệ thống sản xuất toàn cầu.

Để làm được điều này, chúng ta cần có chiến lược thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, của các tập đoàn CNTT đa quốc gia. Thông qua các dự án đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, chúng ta sẽ từng bước tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực, để có thể tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường toàn cầu. Sự đầu tư của các tập đoàn lớn sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp cung cấp linh kiện, vật liệu đầu tư vào Việt nam, và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp ICT trong nước phát triển.

Thực tế Trung Quốc cũng đã thành công nhờ chiến lược này. Nếu chúng ta thu hút được nhiều dự án đầu tư sản xuất phần cứng của các tập đoàn lớn, thì không chỉ sẽ có cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, cung cấp cụm linh kiện máy tính như các doanh nghiệp nhỏ của Trung quốc mà ông đề cập, mà chắc chắn ngành công nghiệp phần cứng Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc. Xin cảm ơn ông.

Nguyễn Hoàng Mạnh - Nam 19 tuổi - Hà Nội
- Thưa Thứ truởng Chúng ta đang ở đâu trong bản đồ các nuớc ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Chúng ta thường xác định vị trí trong bản đồ các nước ứng dụng CNTT trên thế giới thông qua các báo cáo xếp hạng chính phủ điện tử của một số tổ chức quốc tế.

Theo báo cáo xếp hạng chính phủ điện tử năm 2008 của Liên hợp quốc (một trong những báo cáo có uy tín nhất về xếp hạng chính phủ điện tử), chỉ số sẵn sàng chính phủ điện tử của Việt nam được xếp hạng thứ 91, tăng 14 bậc so với năm 2005. Trong khi đó xếp hạng chỉ số sẵn sàng chính phủ điện tử của đa số các nước trong khu vực (Hàn quốc, Trung quốc, Singapore, Thái lan) giảm bậc.

Xin cung cấp thêm thông tin cho bạn: Chỉ số chính phủ điện tử là chỉ số tổng hợp của 3 chỉ số: chỉ số Website, chỉ số hạ tầng CNTT&TT và chỉ số nhân lực. Đây là một điều hết sức khích lệ đối với những người tham gia phát triển chính phủ điện tử ở Việt nam.

Một độc giả ở Hà Nội
- Thứ trưởng đáng giá thế nào về Quyết dịnh 20/2006/QÐ-BBCVT về cấm nhập khẩu các sản phẩm máy tính, đồ điện tử cũ, đã thực sự đúng đến từng chi tiết, mục đích, lợi ích đối với người dân hay chưa? Kiến nghị: - Là một người dân tôi luôn luôn mong đất nước mình phát triển, dân trí cao - giàu sang.Tuy nhiên người dân Việt Nam mình còn nghèo đặc biệt là người dân không thuộc thành, thị.Để sở hữu một bộ máy vi tính để học hỏi, nâng cao nhận thức, hiểu biết xã hội đối với người dân nó vẫn còn là một thứ xa xỉ, một tài sản lớn, một mơ ước tương đối khó thực hiện.Vậy tôi mong Bộ có thể sửa đổi Quyết dịnh 20/2006/QÐ-BBCVT cho phép các công ty được nhập khẩu máy tính cũ (với điều kiện là linh kiện, thiết bị phải đáp ứng về thông số kỹ thuật, thời gian sản xuấ.....t) để người dân có điều kiện sở hữu một bộ máy tính phục vụ cho công việc, học tập vì nó là 1 kho tàng kiến thức để nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân.Ngay như Công ty tôi là một công ty Quảng cáo nhưng máy tính sử dụng cũng chỉ là máy cũ nhưng chất lượng rất tốt (Pentium IV 2.4Ghz/Ram 512BM/ổ cứng 40GB, CD 52X, màn hình 17"...) và theo tôi còn tốt hơn một bộ máy mới đi mua mà họ lắp ráp ở Việt Nam mà chỉ chưa đến 3 triệu đồng/bộ, có thể nâng cấp lên cấu hình cao hơn bất cứ khi nào có nhu cầu. - Tôi nghĩ nó vừa đem lại hữu ích cho dân cũng là cho đất nước, đồng thời gây áp lực cạnh tranh đối với nhà sản xuất phần cứng của Việt Nam, tất nhiên là còn phải thêm nhiều yếu tố khác nữa. Đồng ý là nếu cho nhập thì chúng ta có thể trở thành bãi thải rác công nghiệp và gây ảnh hưởng tới môi trường nhưng tại sao chúng ta cho nhập rác thải mà lại không cho nhập linh kiện, máy vi tính cũ? Tôi nghĩ quan trọng là chúng ta có chế tài, phương cách quản lý chi tiết cụ thể từng hạng mục về việc nhập này sẽ tốt hơn là cấm tuyệt đối.Quyết dịnh 20/2006/QÐ-BBCVT thực tế tôi thấy chỉ giải quyết việc quản lý cho nó đơn giản chứ lợi ích mà nó mang lại cho xã hội, công đồng là không cao. Cho rằng là dân trí của chúng ta đã cao đi nữa thì một thực tế là CNTT ở nước ta cũng chưa qua được cái thời chập chững biết đi (xin Thứ trưởng nhìn vào việc đào tạo CNTT ở các trường Đại học là thấy rõ thôi, họ là lực lượng tiên phong nhưng nhưng nếu nói họ là lực lượng để phát triển CNTT nước nhà thì cũng thật là đáng lo).
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tôi cho rằng rất khó có được một chính sách mà thoả mãn được hết các mong muốn của tất cả các đối tượng liên quan. Ví dụ một chính sách thoả mãn được yêu cầu bảo vệ môi trường, có thể lại ảnh hưởng đến lợi ích của một vài công ty du lịch.

Do vậy, vấn đề của người làm chính sách là phải bảo vệ được lợi ích của cộng đồng, của số đông. Quyết định 20/2006/QĐ-BBCVT thực hiện Nghị định 12 của Chính phủ nhằm một mặt vẫn đảm bảo lợi ích người tiêu dùng trong nước, mặt khác bảo vệ được môi trường và góp phần hỗ trợ ngành sản xuất trong nước.

Chính sách này có thể không thoả mãn một số cá nhân, doanh nghiệp, tuy nhiên chắc chắn nó sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước, đặc biệt sẽ tránh cho nước ta trở thành một bãi rác công ngiệp của thế giới.

 
Đỗ Hữu Vỉnh - Nam 25 tuổi - Thốt Nốt, TP. Cần Thơ
- Việc HT mobile xin chuyển từ CDMA sang GSM đã đuợc Bộ đồng ý chưa? Nếu đồng ý thì khi nào triển khai và khi nào mới hoàn thành? Có ảnh huởng gì đến quyền lợi của khách hàng không?
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Sau khi xem xét kiến nghị của HT Mobile và xem xét bố trí được nguồn tài nguyên (băng tần) Bộ TT-TT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép HT Mobile chuyển sang sử dụng công nghệ GSM.

Hiện nay HT Mobile đang xây dựng đề án để báo cáo Bộ TT-TT việc chuyển đổi sang công nghệ mới này. Một trong những nội dung mà HT Mobile phải nghiên cứu triển khai là phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng hiện tại. Theo chúng tôi được biết thì công ty dự kiến sẽ tiến hành trong năm nay.

Lương Văn Đen - Nam 21 tuổi - TPHCM
- Kinh thưa các lãnh đạo Bộ TT-TT. Em xin hỏi vần đề như sau:. Hiên nay em hoc năm 3 ngành công nghe thông tin, theo em thấy thì tình hình nguồn nhân lưc công nghê thông tin Việt Nam hiên nây thiêu về sồ luợng lẩn chất luợng. Đặt biệt là trình độ ngoại ngử rất hạn chế. Tuy em không học theo hệ chinh quy đại học hay cao đăng gì mà chỉ học trong một truờng đào tạo cũng gần theo chuẩn quốc tế, em thấy cũng tạm tốt. Nhưng em nhận định về thực tế thì nhân lực CNTT đặt biệt là phần mềm số luợng rất ít nhưng chất luợng lai còn thấp hơn. Dù học chính quy đaị học hay ờ các cơ sở thì sinh viên vẩn thiếu kiến thức về thực hành, và cũng có một số truờng cơ sở có thực hành nhưng cùng thiếu thực tế. nên khi ra truờng sinh viên vào công ty làm thì gần như điều phải đào tạo lai. Việc này gây rất nhiều khó khăn về thời gian cũng như tiên bạc. May mắn hơn các bạn là tuy em học đuợc gần 3 năm nhưng đã làm thực tế gần 6 tháng nên em thây đa số các bạn học phần mềm điêu thiếu kiến thức. Theo em thì tỉ lệ đạt khoảng chưa tới 20/1000 sinh viên theo CNTT phần mềm. Vậy theo ngành giáo dục cũng như phía Nhà nuớc có huớng giải quyết sằp tời không? nếu có thì các huớng giải quyết cụ thề là gì? và đến khoảng năm 2015 thì nguồn nhân lực CNTT phần mềm của Việt Nam có thể đáp ứng đủ về cả số lượng lẩn chất lượng không? Xin chân thành cảm ơn!

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Nhận xét của bạn về nhân lực CNTT và phần mềm của bạn là đúng với thực tế. Bộ GD&ĐT cũng đang có những giải pháp như: nâng cao trình độ ngoại ngữ của sinh viên CNTT, tăng thời gian thực hành trong quá trình học tập, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp...

Bộ TT&TT đang phối hợp với Bộ GD&ĐT nghiên cứu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù đối với đào tạo nhân lực CNTT, nhằm huy động các nguồn lực của xã hội, của nước ngoài đào tạo được số lượng lớn nhân lực CNTT có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của Ngành.

Ngày 10/1/2008 vừa qua, tại Đà Nẵng, Phó TT kiêm Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã cùng Bộ trưởng Bộ TT-TT Lê Doãn Hợp tham dự hội thảo về phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tại hội nghị này, các đại biểu đã thảo luận về nhiều chính sách giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam.

Đặc biệt tại cuộc thảo luận này, có nhiều hợp đồng hợp tác giữa các trường ĐH và các DN CNTT đã được ký kết. Đây sẽ là cơ hội để cho các bạn sinh viên như bạn có thêm nhiều cơ hội thực tập và thực hành tại các DN CNTT.

Huỳnh Tấn Thi - Nam 27 tuổi - Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam
- Kính gửi Thứ truởng!. Đầu tiên tôi xin chúc đồng chí Thứ truởng sức khoẻ!. Tôi có một vấn đề xin hỏi đồng chí Thứ truởng:. 1. Trong giai đoạn hiện nay, ngành CNTT Việt Nam có xu huớng sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) thay thế các phần mềm có bản quyền (ví dụ như OpenOFireFoxice thay thế Microsoft Office), theo Thứ truởng thì điều này tác động như thế nào đến sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam?. 2. Internet đã có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm và Chính phủ điện tử cũng đuợc nói đến rất nhiều, vậy khi nào thì nguời dân mới thật sự đuợc tiếp xúc với các dịch vụ công bằng phuơng pháp trực tuyến?. Xin cám ơn Thứ truởng!

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Theo tôi, xu hướng sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) có tác động đến sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam ở các góc độ sau:

- Đối với lĩnh vực ứng dụng CNTT, xu hướng này giúp chúng ta giảm được chi phí sử dụng phần mềm có bản quyền, tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT

- Đối với lĩnh vực công nghiệp CNTT, xu hướng này giúp cho ta đẩy mạnh R&D và hình thành các sản phẩm phần mềm của Việt nam.

- Đối với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xu hướng này tác động tốt tới việc hình thành một lực lượng nhân lực CNTT có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Việt nam.

- Thực tế, trong những năm qua, người dân Việt Nam đã được hưởng thụ một số dịch vụ hành chính công trực tuyến như: truy nhập thông tin, giao lưu trực tuyến với lãnh đạo các cơ quan nhà nước, đăng ký, cấp phép qua mạng như xin cấp phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài qua mạng... Trong kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đến 2008, Bộ TT&TT cũng rất chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Trần Chí Kiên - Nam 32 tuổi - Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông
- Được biết Bộ TT&TT là cơ quan chủ trì việc tiếp nhận kết quả Đề án 112, trong đó có các phần mềm dùng chung.. Các phần mềm dùng chung sau khi tiếp nhận về, Bộ có chủ trương cho chỉnh sửa hoàn chỉnh và chuyển giao cho các tỉnh sử dụng để tránh lãng phí hoặc giao mã nguồn để các tỉnh tự chỉnh sửa, sử dụng.. . Xin chân thành cám ơn.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Cuối tháng 12/2007, Bộ TT&TT tiếp nhận nguyên trạng kết quả Đề án 112 trong đó có các phần mềm dùng chung. Thực tế, một số phần mềm dùng chung thuộc Đề án 112 đang ở trong giai đoạn hoàn thiện và thử nghiệm. Bộ đã giao cho Cục Ứng dung CNTT khẩn trương tổ chức đánh giá, xem xét lại các sản phẩm thuộc Đề án 112, trong đó có các phần mềm dùng chung để đề xuất phương án tiếp tục hoàn thiện và khai thác sử dụng để tránh lãng phí.

Hồ Thủy Sơn - Nam 30 tuổi - Thành Phố Huế
- Kính Thưa Thứ Trưởng:Ngày 10/1/2008, VP Chính Phủ đã thông báo kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân về “Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2007–2010”.. và đã giao Bộ TT&TT Xây dựng cơ chế phân bổ kế hoạch sử dụng khoản kinh phí 200 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước năm 2008. Vậy Thứ trưởng cho biết Bộ TT& TT đã có kế hoạch gì cho việc sử dụng 200 tỷ đồng này chưa? và lộ trình triển khai sẽ như thế nào? Sở BCVT các tỉnh có thể tham gia gì trong số kinh phí 200 tỷ này không? Xin cảm ơn Thứ Trưởng. .

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Bộ TT&TT đã có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng khoản kinh phí khoảng 200 tỷ đồng từ ngân sách TW theo thông báo của Văn phòng Chính phủ. Ngoài phần kinh phí giành cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong kế hoạch cũng giành một phần kinh phí đáng kể hỗ trợ các địa phương triển khai ứng dụng CNTT. Chúng tôi hy vọng rằng trong tháng 3/2008, sau khi Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2008 trong các cơ quan nhà nước, Bộ TT&TT sẽ thông báo cụ thể kế hoạch sử dụng ngân sách này.

Lê Bá Ngọc Huy - Nam 28 tuổi - TP.HCM
- Thưa thứ truởng! Liệu Bộ Thông tin có chế độ nâng luơng cho cán bộ CNTT để giữ lại nhân tài trong các lĩnh vực hoạt động nhà nuớc không?
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Để khắc phục hiện tượng "Chảy máu chất xám" trong các cơ quan Nhà nước như bạn đã đề cập, đặc biệt là đối với lĩnh vực CNTT, Bộ TT-TT đang xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính, nội dung chủ yếu là cải tiến một cách cơ bản về chế độ đãi ngộ, thu nhập cho cán bộ công chức của ngành TT-TT.

Đề án này đã được Bộ TT-TT trình Chính phủ xem xét về chủ trương. Theo chúng tôi được biết, các bộ ngành liên quan cũng rất ủng hộ đề án này. Chúng tôi hy vọng nếu được triển khai, đề án sẽ khắc phục phần nào hiện tượng trên.

Nguyễn Việt Tú - Nam 18 tuổi - Yên Mỹ - Lạng Giang - Bắc Giang
- Thưa Thứ trưởng, việc các doanh nghiệp dựng các cột phát sóng rất nhiều ở các khu dân cư sinh sống, liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe cộng đồng?
- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Thông thường thì sóng điện từ với cường độ thấp không ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế, VN đã có tiêu chuẩn TCVN-3718-1:2005 trong đó quy định mức phơi nhiễm an toàn với sức khỏe cộng đồng là dưới 2W/m2.

Về phía Bộ TT-TT đã có những quy định về kiểm định các công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông trong đó có các trạm BTS. Theo đó, những trạm đã được cấp giấy kiểm định của Cục Quản lý chất lượng công nghệ thông tin truyền thông đều có mức phơi nhiễm tại khu vực cộng đồng dưới ngưỡng cho phép, có nghĩa là đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Mô tả ảnh.
 
Nguyễn Văn Tuấn - Nam 45 tuổi - Trung tâm Khoa học kỹ thuật Công nghệ quân sự/BQP
- Xin Thứ trưởng cho biết CNTT là một công cụ để phát triển kinh tế - xã hội hay là một ngành khoa học cơ bản

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Trước đây, CNTT được coi là một lĩnh vực KHCN nên mọi cơ chế, chính sách của nhà nước chưa thực sự thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Về sau, Đảng, Chính phủ đã khẳng định tầm quan trọng  của CNTT. Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị đã xác định CNTT vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội.

Quan điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển CNTT ở Việt nam bao gồm: công nghiệp công nghệ thông tin (công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung thông tin số), dịch vụ công nghệ thông tin, ứng dụng CNTT, nhân lực CNTT. Đấy cũng là lý do năm 2002 Nhà nước thành lập Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CNTT.

undervn - Nam 20 tuổi - under
- -Tôi xin hỏi bộ trưởng va các cán bộ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT). suy nghĩ thế nào về nền kinh tế ngầm trong cntt việt nam do tội phạm mạng việt nam có mức thiệt hại cho cntt toàn cầu lên đến hàng tỉ dollar mỗi năm.

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Cộng đồng người sử dụng trong CNTT nói chung và Internet nói riêng là một xã hội thu nhỏ với đầy đủ các thành phần đặc trưng. Kinh tế ngầm trong CNTT hiện nay rất đa dạng như:

- Buôn bán trái phép các phần mềm, thông tin, dữ liệu không có bản quyền hay các công cụ bị cấm hoặc phục vụ các mục đích không tốt.

- Quảng cáo gây hại (thư rác,...).

- Lừa đảo (phishing, sử dụng trái phép các thông tin và tài khoản của người khác...)

- Cạnh tranh không lành mạnh, phá hoại vì vụ lợi.

- Thu thập bí mật kinh doanh, thông tin thương mại trái phép.

- Các hình thức khác rất đa dạng, ...

Thiệt hại:

Để đánh giá thiệt hại do kinh tế ngầm gây ra, có 2 cách chính là thống kê báo cáo và ước lượng.

Ở Việt Nam chưa có những quy định bắt buộc về báo cáo thiệt hại nên chưa có số liệu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, theo ước lượng của các chuyên gia VNCERT, thiệt hại trực tiếp và gián tiếp của xã hội do tin tặc và tội phạm CNTT gây ra hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ những cuộc tấn công nhằm mục đích kiếm tiền trong năm 2007 cao hơn hẳn so với một vài năm trước. Nhiều hệ thống máy tính tại Việt Nam bị hacker nước ngoài lợi dụng làm bàn đạp tấn công, phạm tội trên Internet.

Đây là vấn đề nhức nhối, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho việc đảm bảo phát triển ứng dụng CNTT nhanh và bền vững ở nước ta. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề chung của CNTT thế giới, được mọi quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm.

Để đối phó với tình trạng này, các quốc gia đều phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về đảm bảo an toàn thông tin trong không gian mạng, phổ biến nâng cao nhận thức của người dùng; xây dựng các tổ chức đảm bảo thực thi pháp luật, các tổ chức về hệ thống kỹ thuật ngăn chặn và ứng cứu sự cố trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng. Những tổ chức này được thiết lập một cách hệ thống từ đơn vị cơ sở đến cấp quốc gia, thậm chí là liên kết quốc tế.

Việt Nam hiện đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện các quy định hành lang pháp lý và cơ quan đảm bảo an toàn an ninh mạng. Cụ thể: Năm 2007 có Nghị định 64 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đã đề cập khá chi tiết về an toàn mạng. Năm 2008 sẽ ban hành Nghị định chống thư rác, một số tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật về an toàn thông tin.

Bộ TT-TT đang nghiên cứu xây dựng chiến lược an toàn thông tin quốc gia, xây dựng và triển khai đề án  thành lập Cục An toàn Thông tin, đề án về chống tin tặc với nội dung trang bị và phối hợp hoạt động Trung tâm Kỹ thuật An toàn mạng quốc gia (Bộ TT-TT), Trung tâm chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) và Trung tâm CERT (Bộ Quốc phòng).

Các hoạt động phối hợp trong lĩnh vực chống tội phạm CNTT sẽ được chú trọng đẩy mạnh hơn so với các năm trước đây.

Lời Toà soạn: Đến 12h15p trưa 29/2, dù còn một số câu hỏi rất tâm huyết của độc giả gửi đến, nhưng do thời gian có hạn, thông qua VietNamNet, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đã gửi lời cảm ơn tới các độc giả đã tham gia cuộc đối thoại trực tuyến hôm nay:

Thứ trưởng Bộ Thông Tin - Truyền thông Nguyễn Minh Hồng: - "Thưa quý vị độc giả website Bộ TT-TT (MIC.gov.vn), Báo điện tử VietNamNet, ICT News, VTC News, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các độc giả đã giành sự quan tâm lớn đến ứng dụng và phát triển CNTT của Việt Nam qua việc tham gia cuộc đối thoại trực tuyến hôm nay.

Trong hơn 3h đồng hồ, dù đã cố gắng, nhưng chúng tôi chưa thể trả lời được hết toàn bộ những câu hỏi, chia sẻ của quý vị độc giả. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi còn lại của độc giả vào thời gian tới và tiếp tục cập nhật lên website Bộ TT-TT, báo điện tử VietNamNet và các cơ quan báo chí tham gia khác.

Tôi cũng mong cuộc đối thoại trực tuyến sẽ không hoàn toàn kết thúc ở đây, và sẽ tiếp nhận được ý kiến tiếp tục trao đổi, tham gia, đóng góp của độc giả đối với Bộ TT-TT để Bộ có thể đưa ra cơ chế, chính sách phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và phát triển ngành công nghiệp CNTT, để CNTT của Việt Nam có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của đất nước chúng ta.

Địa chỉ email của tôi là nmhong@mic.gov.vn. Tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và trao đổi các ý kiến của các bạn trong thời gian tới. Cuối cùng xin cám ơn VietNamNet và các cán bộ của cơ quan trong Bộ tổ chức buổi đối thoại trực tuyến ngày hôm nay.

Xin chân thành cảm ơn!"

  • VietNamNet  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,