221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1055421
Thị trường PC Mỹ lao đao vì suy thoái kinh tế
1
Article
null
Thị trường PC Mỹ lao đao vì suy thoái kinh tế
,

Tuy doanh số PC xuất xưởng trong quý I/2008 vẫn tăng nhẹ song nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ có thể tác động tiêu cực đến thị trường desktop và laptop từ nay đến cuối năm.

Mô tả ảnh.

Để đối phó với nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ, HP cũng phải bon chen thị trường laptop giá rẻ. Nguồn: AFP

Nguyên do là vì lẽ cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp đều có xu hướng thắt chặt hầu bao và hạn chế mua sắm.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng ở các khu vực còn lại trên thế giới vẫn khá ổn định, song dường như thị trường PC Mỹ đã có những triệu chứng suy thoái đầu tiên, hãng nghiên cứu IDC cho biết.

"Tốc độ tăng trưởng gần như giậm chân tại chỗ. Sang đến quý II, tăng trưởng có lẽ còn bằng 0 khi nguy cơ suy thoái hiển hiện rõ hơn".

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm nay, lượng PC tiêu thụ tại Mỹ chỉ đạt 15,96 triệu máy, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Điển hình cho sự chững lại là gã khổng lồ HP, với vẻn vẹn 0,3% tăng trưởng doanh số.

"Tuy nhiên, HP có thể cảm thấy an ủi khi doanh số tiêu thụ PC trên phạm vi toàn cầu của hãng vẫn đang tăng rất nhanh", nhà phân tích Doug Bell bình luận.

Dell vẫn là hãng máy tính được dân Mỹ ưa chuộng nhất với 4,9 triệu máy tính bán được. So với cùng kỳ năm trước, Dell đã đạt mức tăng trưởng 15,6%, đồng thời nâng thị phần lên 30,9%.

Hy vọng ở thị trường mới

HP đứng thứ hai với 3,9 triệu máy, bỏ khá xa Acer ở vị trí thứ 3 (1,4 triệu máy), dù cho hãng máy tính Đài Loan đã xác lập kỷ lục tăng trưởng là 92,9%.

Một điểm đáng chú ý là Apple đã bán được 95.000 máy trong quý I/2008, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 4,9% thị phần tại Mỹ. Toshiba là gương mặt cuối cùng hoàn tất Top 5.

"Ít nhất thì các hãng máy tính vẫn còn hy vọng ở các thị trường mới nổi, nơi sức mua và ngân sách chi tiêu của người dùng vẫn rất mạnh", ông Bell cho hay.

Quý I vừa qua, cả thế giới đã tiêu thụ 69,5 triệu chiếc máy tính, tăng 14,6% so với năm 2007.

HP đã qua mặt Dell về doanh số xuất xưởng nhờ bán sản phẩm với giá cạnh tranh hơn và sở hữu hệ thống phân phối/bán hàng hiệu quả hơn.

Cụ thể, HP đã bán được 13,3 triệu máy tính, tăng 17,4% so với năm ngoái và kiểm soát 19,1% thị phần toàn cầu.

Dell tiếp tục thu hẹp khoảng cách so với HP khi bán được 10,9 triệu máy (đánh dấu mức tăng trưởng 21,6%).

Acer tiếp tục đứng thứ 3 với 6,9 triệu máy và tốc độ tăng trưởng 66%. Thay thế Apple ở vị trí thứ 4 là gã khổng lồ Lenovo đến từ Trung Quốc.

Đặt cược cho máy tính giá rẻ

"Dell đang cho thấy đà hồi phục rất tốt. Một năm trước, hãng hoàn toàn không có chiến lược bán lẻ nên lượng máy tính bán được khá chậm.

Nhưng hiện tại, hãng đã từ bỏ mô hình bán hàng trực tiếp truyền thống và gây dựng mối quan hệ khăng khít hơn với các chuỗi cửa hàng phân phối", Bell phân tích.

Hai vụ mua lại đình đám gần đây của Acer (thâu tóm hãng máy tính Gateway và Packard Bell) không giúp hãng cải thiện doanh số xuất xưởng nhiều lắm.

Năm ngoái, Acer đã mua lại Gateway với giá 710 triệu USD.

Để đối phó với nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, nhiều doanh nghiệp cũng quyết định đặt cược cho máy tính giá rẻ.

Họ hy vọng dòng sản phẩm mới này sẽ hấp dẫn được khách hàng bình dân hoặc có tính toán về tiền bạc.

"Những mẫu PC giá rẻ như Asus EEE có thể thành công tại Mỹ. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn cả một chặng đường dài trước mắt trước khi chứng tỏ được mình", Bell lưu ý.

Khá nhiều hãng máy tính đã lên kế hoạch tung ra những mẫu laptop bình dân dựa trên nền tảng Atom Centrino của Intel, với mức giá dao động từ 250-350 USD. Mới đây nhất, HP đã tung ra một mẫu laptop mini với giá hơn 600 USD.

Trọng Cầm (Theo PCWorld)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,