221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1130963
Hai DN ngoại vi phạm bản quyền phần mềm 1,5 tỷ đồng
1
Article
null
Hà Nội:
Hai DN ngoại vi phạm bản quyền phần mềm 1,5 tỷ đồng
,

 – Đây là kết quả cuộc thanh tra BQPM lớn lần thứ 5 của Chính phủ được thực hiện trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, tỷ lệ vi phạm bản quyền hệ điều hành MS Windows XP và bộ ứng dụng văn phòng MS Office 2003 lên tới 100%.

 

Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra máy tính tại công ty TNHH SATI. Ảnh: H.H.
Cuộc thanh tra đột xuất do Đoàn thanh tra liên ngành Bộ VH-TT-DL phối hợp với Phòng C15 – Bộ Công an tiến hành trong 2 ngày 19 và 20/11. Khi kiểm tra 42 máy tính tại Công ty TNHH ASTI, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, đoàn phát hiện đủ 42 bản Windows XP Professional và 42 bộ MS Office Professional 2003 được cài đặt trái phép. Kết quả kiểm tra 58 máy tính tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp LS-Vina cũng cho kết quả tương tự với 58 bản copy trái phép hệ điều hành và bộ phần mềm văn phòng của Microsoft. Ngoài ra, Đoàn thanh tra còn phát hiện nhiều phần mềm khác bị sử dụng trái phép tại đây như Từ điển Lạc Việt, bộ gõ Vietkey cho đến phần mềm thiết kế chuyên dụng AutoCAD. Giá trị quy đổi từ những bộ ứng dụng máy tính bất hợp pháp lên tới 1,5 tỷ đồng.

Sau cuộc kiểm tra, Đoàn thanh tra đã lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt hai doanh nghiệp SATI và LS-Vina về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin căn cứ vào Luật Sở hữu Trí tuệ và Nghị định số 56/2006 NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ.

Tuy nhiên, ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL nhấn mạnh đã đến lúc các doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về vấn đề bản quyền nếu không muốn đối mặt với những rắc rồi về pháp luật cũng như sự suy giảm về uy tín của mình. Trên thực tế, chi phí mua phần mềm cũng chính là một khoản đầu tư của công ty và chính vốn đầu tư này cũng giúp doanh nghiệp sinh lời. Đây là một khoản đầu tư hoàn toàn hợp lý nằm trong ngân sách dành cho cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp hàng năm.

“Thanh tra Bộ vẫn sẽ tiếp tục chủ trương đẩy mạnh các hoạt động thanh tra bản quyền phần mềm trên tất cả các đối tượng doanh nghiệp trên cả nước. Đặc biệt hơn là Bộ VH-TT-DL đã trình một nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả. Nghị định này cụ thể hơn, đưa nhiều hành vi vào hơn và mức xử phạt cao nhất là 500 triệu đồng”, ông Thành nói.

Về phía Bộ VH-TT-DL, ông Thứ trưởng Trần Chiến Thắng cũng khẳng định Bộ quyết tâm thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết về BQPM.

 

Chi phí mua phần mềm cũng chính là một khoản đầu tư của công ty và chính vốn đầu tư này cũng giúp doanh nghiệp sinh lời. Ảnh: H.H.
“Kể từ năm 2005, khi bộ Luật SHTT được khởi thảo và hiện nay đã đi vào cuộc sống thì việc Chính phủ đặt cam kết của mình để bảo vệ quyền tác giả trong nhiều lĩnh vực trong đó có PM là một quyết tâm lớn. Khi VN trở thành 1 thành viên của WTO thì việc tạo lập 1 môi trường kinh doanh lành mạnh trên mọi lĩnh vực là một ưu tiên của chính phủ VN”, Thứ trưởng Thắng khẳng định.

Đây là đợt thanh tra lớn thứ 5 của Thanh tra liên ngành  trong năm 2008 và đây là động thái mạnh tiếp theo thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong cuộc chiến giảm tỷ lệ vi phạm BQPM như cam kết trong Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và điều phối trong bảo hộ tác quyền phần mềm ở Việt Nam. Trong bối cảnh quyền sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề nóng bỏng với hàng loạt các vụ vi phạm rất lớn về quyền tác giả được phát hiện trong thời gian vừa qua, thì cuộc thanh tra bản quyền phần mềm này càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế , đặc biệt là Công ước Berne.

  • Hưng Hải
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,