221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1152537
ĐTDĐ của Barack Obama được bảo vệ như thế nào?
1
Article
null
ĐTDĐ của Barack Obama được bảo vệ như thế nào?
,

Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, mà một trong số đó chính là phải tiếp tục sống mà không có chiếc điện thoại BlackBerry yêu quý bên người.

Kiên quyết gắn bó

Nguồn: AP
Chính sách bảo mật thông tin và quy định trong Hiến pháp đều "bắt buộc" ông Obama phải nói lời giã biệt với BlackBerry.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn mới đây với CNN, ông Obama đã bày tỏ sự tự tin và lạc quan rằng ông sẽ có thể giữ lại "dế cưng" của mình, bất chấp những mối quan ngại về việc bị hacker nghe lén hay rò rỉ thông tin.

Mặc dù RIM - hãng sản xuất ra BlackBerry - có chế độ mã hoá thông tin, song những yêu cầu về bảo mật và an ninh liên lạc của chính phủ Mỹ chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn nhiều.

Các cơ quan hữu trách đã gợi ý ông Obama chuyển sang dùng những mẫu smartphone khác, được cho là "an toàn" hơn. Song tân Tổng thống Mỹ dường như rất kiên định với sự lựa chọn của mình.

"Tôi nghĩ chúng ta sẽ có thể thay đổi quy định này", ông Obama chia sẻ với người dẫn chương trình John King của CNN.

"Hãy cứ giả định rằng mọi thứ tôi viết trên email đều có thể xuất hiện trên CNN một ngày nào đó. Vậy thì chắc chắn tôi sẽ nghĩ kỹ trước khi ấn nút "gửi đi".

Cố vấn cao cấp David Axelrod của ông Obama thì khẳng định với ABC News: "Ông ấy là người cực kỳ kiên định".

Vấn đề mang tên "BlackBerry" đã được giới truyền thông bàn cãi rộng rãi, sôi nổi suốt thời gian qua.

Không chỉ vì nó tiềm ẩn những thách thức bảo mật của một kỷ nguyên di động hoá, mà còn vì ông Obama đã mô tả thương hiệu smartphone này như "một biểu tượng của khát vọng kết nối với cả thế giới bên ngoài".

"Tôi hoan nghênh khát vọng đó", ông Paul Begala, cựu cố vấn của Tổng thống Bill Clinton và chuyên gia chính trị của CNN bình luận. "Tôi đứng về phe ông Obama trong cuộc chiến BlackBerry".

Hiển nhiên, RIM không thể cười mãn nguyện hơn cho một chiến dịch quảng cáo "không công" nhưng thành công vang dội thế này.

Nhưng BlackBerry cũng không phải thiết bị điện tử gia dụng duy nhất xuất hiện trên mặt báo cùng với tên tuổi của ông Obama.

Câu hỏi về việc liệu ông có sở hữu một máy nghe nhạc Microsoft Zune hay không cũng đã xuất hiện râm ran trên mạng suốt nửa năm nay.

ĐTDĐ trong lễ nhậm chức

Nguồn: SMH
Sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Obama sẽ được hưởng một quyền lợi ít người biết đến: những cuộc gọi luôn-luôn-thông-suốt.

Điều này có nghĩa là gì? Ông sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng nghẽn mạng, "tất cả đường truyền đều bận" như người bình thường nữa. Dù cho có tới hàng triệu người sẽ đổ về Washington trong lễ tuyên thệ, gây nghẽn cứng những tháp sóng di động quá tải đi chăng nữa.

Trên thực tế, có hẳn một bộ phận mang tên Hệ thống Liên lạc Quốc gia (trực thuộc Chính phủ) đảm nhận trọng trách: đảm bảo cho mọi liên lạc tầm "TOP" được thông suốt và sẵn sàng 24/24 giờ.

Chính cố Tổng thống Kennedy đã lập ra NCS vào năm 1963 và cơ quan này đã nhanh chóng mở rộng sang cả đường truyền Internet lẫn điện thoại di động "ưu tiên cao".

"NCS tỏ ra đặc biệt hữu dụng vào những thời điểm như 11/9. Trong những tình huống khẩn cấp hoặc Chính phủ thực sự muốn gọi đi, đó là lúc cần tới NCS", ông Robert Kenny, Giám đốc quan hệ truyền thông của Uỷ ban Truyền thông Liên bang cho biết.

Một trong những dịch vụ mà NCS cung cấp là Dịch vụ Viễn thông Khẩn cấp Chính phủ, hay GETS.

Nó cho phép những người dùng được Liên bang phê chuẩn sử dụng thẻ gọi đặc biệt để liên lạc với các số điện thoại nhất định trong mã vùng 710.

Một khi số ID được xác thực, mạng điện thoại sẽ "đánh dấu" cuộc gọi này là mức độ "ưu tiên đầu bảng".

Tín hiệu sẽ được điều dẫn theo một kênh đặc biệt, lách qua những hệ thống lọc và chặn, kể cả khi toàn bộ các khu vực còn lại của mạng đã bị quá tải.

Lập luận của phe chống

Nguồn: SMH
Theo luật của Mỹ, bất cứ tin nhắn nào do ông Obama soạn ra trên BlackBerry cũng sẽ phải được giữ lại và lưu trữ để làm tài liệu tham khảo sau này.

Vấn đề là mục tiêu số 1 của mọi hacker lẫn bọn tội phạm mạng trên thế giới này, hiển nhiên sẽ là email của người đàn ông quyền lực nhất thế giới- Tổng thống Mỹ.

"Từ khủng bố, tội phạm cho đến hacker... tất cả đều khao khát xâm nhập được vào chiếc BlackBerry của ông Obama", chuyên gia Randy Sabett của NCS cảnh báo.

Smartphone là những thiết bị có thể lập trình được. Do đó, chỉ cần hacker cấy được phần mềm độc vào trong thiết bị là chúng sẽ trở nên hết sức yếu ớt.

Nếu đoạn mã đó có thể giành được quyền điều khiển thiết bị, mọi chuyện sẽ trở nên hết sức tồi tệ. Kẻ tấn công sẽ có thể kích hoạt microphone, ghi lại các cuộc nói chuyện sau đó gửi về một máy chủ nào đó".

"Thiết bị trong túi áo của ông Obama sẽ phản bội lại chính chủ nhân của mình", ông Sabett tỏ ra gay gắt.

Thậm chí, nó còn có thể tiết lộ vị trí chính xác của tổng thống, bởi nhiều mẫu smartphone cao cấp hiện nay có tính năng GPS cực kỳ chuẩn.

Cũng đứng về phe "chống BlackBerry" là chuyên gia John Pescatore của Gartner.

"Không thể chấp nhận được chuyện tổng thống sẽ sử dụng email Internet. Không có bất cứ một cơ chế xác thực nào đủ mạnh cả.

Làm sao có thể chứng minh được email này là do Tổng thống gửi đến? Và liệu ai có thể chứng minh được nội dung email đã không bị thay đổi?

Việc sử dụng cơ sở hạ tầng kiểu như PGP có thể giúp Tổng thống liên lạc với những người khác bằng một hệ thống "kín" hơn. Nhưng điều đó cũng không thể ngăn kẻ khác forward (chuyển tiếp) email của Tổng thống ra ngoài.

Trọng Cầm (Tổng hợp CNET, PCWorld, NY Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,