221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1159862
Chơi smartphone: Sướng và... khổ
1
Article
null
Chơi smartphone: Sướng và... khổ
,

 - Nhỏ nhắn, thời trang nhưng điện thoại thông minh (smartphone) cũng đỏng đảnh như một tiểu thư đài các. "Nàng" sẽ giúp bạn tận hưởng nhiều hơn những tiện ích nếu biết khai thác, nhưng cũng kèm theo không ít rắc rối.

Dù ra đời khá lâu, nhưng điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng mới trở thành "xu hướng" sau thành công của iPhone. Các hãng ĐTDĐ Nokia, Samsung, LG,... bổ sung hàng loạt model mới với thiết kế màn hình cảm ứng vào bộ sưu tập của mình trong năm 2008.

Một số "tín đồ" của PPC khẳng định: Nếu đã xem phim, lướt web trên màn hình lớn của dòng máy này thì trải nghiệm trên các điện thoại thông thường chỉ là... trò trẻ con. Khác với điện thoại thông thường, tính năng smartphone được mở rộng theo ý thích của người dùng. Hàng nghìn phần mềm trên Internet phục vụ nhu cầu thông tin di động và giải trí của dòng máy này, từ đọc tin, xem phim trực tuyến, nghe nhạc, duyệt web, gửi nhận email, v.v...

"Buổi sáng ngủ dậy chỉ cần cắm điện thoại vào máy tính, đi đánh răng rửa mặt xong là có đầy đủ tin tức báo mới, tỷ giá ngoại tệ, e-mail... để đọc trên đường và ăn sáng rồi", một thành viên diễn đàn HandHeld VN hào hứng chia sẻ.

Khả năng kết nối rộng rãi, nhiều phần mềm ứng dụng và màn hình lớn khiến PPC trở thành công cụ đắc lực trong cả kinh doanh và giải trí.

Tiện lợi...

Smartphone và máy tính bỏ túi (Pocket PC - PPC) thường được trang bị một màn hình cảm ứng lớn. Công nghệ mới thay cho bàn phím đem lại nhiều tiện ích trong việc điều khiển và giảm kích thước của sản phẩm. Ba ưu điểm chính của loại ĐTDĐ có màn hình này gồm:

Điều khiển theo tình huống: Một trong những khó khăn khi dùng điện thoại thuở ban đầu là việc bấm nút nào vào khi nào. Những chỉ dẫn trên màn hình bị tách rời với phím bấm. Màn hình cảm ứng giải quyết triệt để vấn đề này. Mỗi tình huống cụ thể trên màn hình có những vùng điều khiển rõ ràng và đủ lớn. Khi bạn nghe nhạc thì không cần các phím văn bản đầy đủ, nhưng nếu bạn soạn thảo email thì chẳng cần phím điều khiển máy ảnh làm gì. Các phần mềm ứng dụng có thể thoải mái tự thiết kế "nút ảo" trên màn hình với số lượng không giới hạn.

Thích hợp với nhiều người dùng: Yếu tố này là hệ quả của điều trên. Cách điều khiển có thể biến đổi theo từng người dùng khác nhau. Có người thích kiểu bàn phím đầy đủ dạng QWERTY, nhưng cũng có người thích kho từ dựng sẵn kiểu từ điển. Chỉ cần 1-2 lần nhấp chuột là có được cách nhập liệu khác nhau theo sở thích.

Giảm kích thước của ĐTDĐ: Màn hình đảm nhiệm phần lớn việc điều khiển thiết bị nên chiếc điện thoại cảm ứng không bị chia làm nhiều phần. Nhà thiết kế có nhiều không gian hơn để có được một màn hình lớn, hình ảnh rõ ràng. Bàn phím đầy đủ được đưa vào mà không cần thêm diện tích. Cùng một kích thước, chiếc iPhone cũng có một bàn phím QWERTY đầy đủ nhưng màn hình lớn hơn nhiều so với BlackBerry.

... Và những bất tiện

Không có bàn phím, người dùng bắt buộc phải nhìn vào điện thoại để điều khiển.
Không có cảm giác bấm phím: Thực tế việc bấm nút trên màn hình di động không thể nhanh như bàn phím QWERTY thực thụ. Vì thế, nhiều sản phẩm PPC như HTC Touch Pro vẫn có thêm bàn phím đầy đủ trượt bên dưới màn hình. Một số khác có thêm bộ giả lập phím bấm để tăng độ chính xác nhưng vẫn không đạt được cảm giác như thật. Mặt khác, khả năng đáp ứng của màn hình cảm ứng cũng chậm chạp hơn phím bấm thông thường.

Bắt buộc phải nhìn khi bấm: Điều này khiến bạn không thể vừa lái xe vừa muốn nhắn tin hay gọi điện. Với điện thoại thông thường, bạn có thể nhớ vị trí nút bấm và sờ thấy chúng mà không cần nhìn. 

Một số người giải thích hài hước về điện thoại thông minh: "Là loại điện thoại đòi hỏi người sử dụng phải có chỉ số thông minh nhất định". Thực tế không phải vậy, nhưng khả năng của dòng sản phẩm này khiến nhiều người mới dùng bối rối.

Smartphone cũng có hệ điều hành riêng và cách cư xử cũng không khác gì một chiếc máy tính. Người dùng có thể nâng cấp phần mềm, cài đặt thêm ứng dụng, trao đổi dữ liệu với máy tính và các điện thoại khác. Đánh đổi cho những điều đó là việc khởi động chậm chạp trước khi mọi thứ sẵn sàng.

Hiện tại phổ biến nhất là 2 dòng smartphone sử dụng HĐH Symbian và PPC sử dụng Windows Mobile. Bên cạnh đó còn nhiều hệ điều hành khác như Linux, Android,... Cùng một phần mềm nhưng nhà sản xuất lại phải tạo ra từng phiên bản cho hệ điều hành riêng nên chọn đúng phiên bản cũng là một khó khăn.

Việc cài đặt, thực thi hàng loạt hay thoát phần mềm đôi khi cũng để lại "rác" trong bộ nhớ. Một số phần mềm dạng dùng thử miễn phí khi hết hạn vẫn không tự gỡ bỏ, chiếm một khoản tài nguyên vốn eo hẹp của ĐTDĐ. Tích tụ rác lâu ngày khiến máy treo cứng. Điều này gây ác cảm không ít đối với người mới dùng PPC mặc dù lỗi chủ yếu phát sinh từ... người dùng.

Nguồn: BusinessWeek
Một nhược điểm khác của PPC và smartphone là thời gian dùng pin không được lâu, chỉ gói gọn trong 2-3 ngày đợi. Người dùng ĐTDĐ thông minh thường phải mang theo bộ sạc và pin dự trữ.  Bộ phận "ngốn" điện nhiều nhất chính là màn hình cỡ lớn sặc sỡ được trang bị. PPC thường được trang bị màn hình LCD 2,8-3,5 inch, trong khi điện thoại thông thường chỉ khoảng 1,8-2,5 inch.

Việc chạy nhiều ứng dụng một lúc cũng làm bộ vi xử lý hoạt động nhiều hơn và tốn điện hơn. Điều đó giải thích tại sao mỗi bản "ROM cook" (phần mềm hệ thống do người dùng tự chỉnh sửa) lại có thời gian dùng pin khác nhau, thường tốn điện hơn bản ROM chính gốc của nhà sản xuất.

  • Hải Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,