221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1161674
"Công chúng sẽ quyết định sức sống của ý tưởng công nghệ"
1
Article
null
G.S. Don Marenilli:
'Công chúng sẽ quyết định sức sống của ý tưởng công nghệ'
,

 - Chia sẻ quan điểm về xu hướng của công nghệ truyền thông, GS Don Marinelli cho rằng, công nghệ truyền thông đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, thời của công nghệ mang tính áp đặt như phát thanh, truyền hình đã qua, Internet đang mang lại một thời kỳ dân chủ hóa mạnh mẽ, trong đó công chúng mới là người quyết định "sự sống chết" của những ý tưởng mới. 

 

(Ảnh: Lê Anh Dũng)

Giáo sư Don Marinelli, Giám đốc sản xuất Trung tâm Công nghệ Giải trí (Entertainment Technology Center - ETC), thuộc Trường Đại học danh tiếng về CNTT của nước Mỹ - Carnegie Mellon (CMU) giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet vào lúc 14h ngày 18/2.

Giáo sư Don Marinelli được mệnh danh là nhà cách mạng của ngành công nghệ giải trí, người đầu tiên mang kỹ thuật, công nghệ đến với ngành công nghiệp giải trí. Ông được đánh giá cao trong vai trò thay đổi cách chuyển tải truyền thống các bộ môn văn hóa nghệ thuật sân khấu sang các phương tiện hiện đại (multimedia).

Giáo sư Don Marinelli luôn vui vẻ, hài hước, đứng "tạo dáng" chụp ảnh tại Tòa soạn VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Quan điểm của Don về sự học của sinh viên ngày nay và về giáo dục đào tạo nói chung dường như cũng mới mẻ, thông thoáng và thực tế. Don ủng hộ việc cần phải cải tổ trong giáo dục công. Ông cho rằng trước mắt cần phải thay đổi, sửa chữa tư duy (correct the thinking):

“Chúng ta cần xem xét lại ý tưởng quá lạc quan cho rằng, mọi sinh viên đều sẽ vào đại học, và rằng mọi sinh viên sẽ có khả năng học cùng nội dung, học theo một cách và cùng theo một tốc độ.Chúng ta cần sửa lại giả định rằng, các tuyên bố của hệ thống giáo dục công lấy người lớn làm trung tâm sẽ phục vụ tốt hơn cho quyền lợi của trẻ em. Và, có thể điều quan trọng nhất là chúng ta cần thách thức định nghĩa hạn hẹp của mình về thành công", giáo sư nói.  

Don Marinelli đã cùng với Giáo sư khoa học máy tính Randy Pausch sáng lập ra Trung tâm Công nghệ Giải trí (ETC), và ETC chính là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực tài năng cho các công ty giải trí thuộc hàng “top” của Mỹ như Dreamworks, Disney, Electronic Arts (EA), Sony, Actvision…

Chương trình đào tạo lớn nhất của ETC là “Building Virtual Worlds” (Xây dựng thế giới thực tại ảo). Sinh viên của ETC, theo truyền thống “Learning by Doing” của trường Carnegie Mellon, luôn là những thành viên tham gia các dự án thực tế.

Trong lịch trình làm việc tại Việt Nam từ 14-18/2, giáo sư Don Marinelli sẽ dành khoảng 2 giờ để đến thăm tòa soạn VietNamNet và giao lưu trực tuyến với độc giả vào lúc 2h chiều ngày 18/2.

Cùng tham gia giao lưu trực tuyến với Giáo sư Don sẽ có ông John Kang - Giám đốc phát triển quan hệ quốc tế của trường CMU và đại diện Liên minh SEG Việt Nam - ông Lê Công Cơ, Chủ tịch SEG Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm quyền Hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân. Ông John Kang và ông Lê Công Cơ sẽ giải đáp những vấn đề quan tâm của quý độc giả về chương trình đào tạo kỹ sư phần mềm theo bản quyền của Trường Đại học danh tiếng nước Mỹ Carnegie Mellon. Trân trọng mời quý độc tham gia giao lưu tại đây.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến với G.S. Don tại Tòa soạn VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Lược thuật nội dung cuộc trực tuyến:

Sang Huỳnh (Paris) salome@yahoo.fr: Thưa giáo sư, cần những kỹ năng gì để một người có thể làm việc ảo (ngồi từ xa làm việc, qua internet..) trong thế giới thực? Có những cơ hội nào cho sinh viên trong ngành nghệ thuật? 

GS Don Marinelli: Bạn sẽ cần có một chuyên môn cụ thể. Lấy thí dụ, do ETC là một chương trình đào tạo sau đại học nên chúng tôi yêu cầu các ứng viên phải có những thành công nhất định về các lĩnh vực như: khoa học máy tính, điện tử và kỹ sư,oặc nghệ thuật 2D, 3D, viết kịch bản, kiến trúc, đạo diễn sân khấu….

Chuyên môn của ETC là đào tạo cho học viên các kỹ năng làm việc nhóm (team-work) thông qua quá trình xây dựng các mô hình mẫu cho khách hàng. Như tôi đã nói tới ở trên, sinh viên nghệ thuật sẽ mang đến cho thế giới ảo rất nhiều "khả năng" mới, bởi thế giới ảo là kỳ quan kiến trúc theo đúng nghĩa đen. Thế giới ảo là những môi trường kể chuyện một cách phong phú, là môi trường thử nghiệm mang tính tương tác cực cao…Tất cả những cái này đều là hình thái mở rộng của nghệ thuật cả.

Hoàng Trí Đức (Hà Nội): ÔNG CÓ THỂ CHO BIẾT NHỮNG YẾU TỐ THEN CHỐT NÀO DẪN ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ GIẢI TRÍ? Ông nghĩ có cần thiết mở rộng hoạt động này trên toàn cầu hay ko?

(Ảnh: Lê Anh Dũng)

GS Don Marinelli: Lý do chính cho sự thành công của ETC cho tới ngày nay chính là khả năng  sinh ra và đào tạo kỹ năng xây dựng nhóm và làm việc nhóm. Các sinh viên của ETC sẽ được học cách làm việc nhanh, hiệu quả và kinh tế. Yêu cầu họ luôn luôn làm việc cho một khách hàng bên ngoài, thay vì chỉ tự mình nghiên cứu, sẽ dạy cho sinh viên cách tương tác với người khác, mà thường thì khách hàng chẳng bao giờ biết họ đang tìm kiếm chính xác điều gì cả. Sinh viên của ETC cũng được đào tạo để "tự do" phạm sai lầm. Nhưng, nhưng nhé, mỗi sai lầm chỉ được phép một lần thôi. Họ phải học và rút được kinh nghiệm từ sai lầm đó chứ không nên tái phạm.

Âu Duy Anh ( Vũ Hữu, Thanh Xuân, HN): Tôi nghe nói ông vốn xuất thân từ Kịch nghệ, vậy điều gì đã đưa ông đến với công nghệ? Ông có bình luận gì về lĩnh vực it tại Việt Nam và xu hướng IT trên thế giới? Nếu Sinh viên VN muốn học IT theo chất lượng, đẳng cấp thế giới, họ nên học thế nào?

GS Don Marinelli:

Nếu xét trên bề nổi, khoa học máy tính và kịch nghệ dường như là hai lĩnh vực khác nhau hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, chúng chia sẻ với nhau rất nhiều điểm chung. Lấy thí dụ, cả hai đều cần có cách lối tư duy "mục đích", nói cách khác là lối tư duy hướng-tới-kết- quả một cách logic. Cả hai đều cố gắng xây dựng những "thuật toán chuẩn", chỉ có điều chúng làm công việc đó thông qua những yếu tố khác nhau mà thôi. Nếu như khoa học máy tính sử dụng toán học thì kịch nghệ lại sử dụng tâm lý con người. Mục tiêu của họ, dù vậy, lại giống nhau: Hiểu được động lực và động cơ của con người. Vì lý do đó, tôi đã cảm thấy cực kỳ thoải mái với công nghệ, dù cho tính cách của tôi "ồn ào", ầm ĩ và dạt dào tình cảm hơn một nhà khoa học điển hình rất nhiều.
 
Trần văn chương (42/8 nguyễn lộ trạch): Theo ông làm thế nào để công nghệ giải trí ở Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới?

Đúng là 1 nhà công nghệ, GS Don Marinelli nói với các BTV VietNamNet: "Cho tôi máy tính để tôi tự gõ". (Ảnh: Lê Anh Dũng)


GS Don Marinelli:

Tôi không chú ý tới tình hình công nghệ thông tin ở Việt Nam. Nói cách khác, tôi biết Ấn Độ là một điểm đến đầu tư của hầu hết các công ty CNTT Mỹ. Tôi biết có bao nhiêu công ty Mỹ đang tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Việc tôi không quan tâm tới tình hình CNTT ở VN có lẽ là dấu hiệu cho thấy hiện tại chưa có nhiều hoạt động đang diễn ra tại đây. Việc này cần phải thay đổi.  

Nguyễn Văn Tuấn (200 Minh Khai - Hà Nội): Xin chào Giáo sư ,trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như vậy, liệu một chương trình đào tạo đắt đỏ như CMU có phải là một sự đầu tư đúng đắn không ạ? Liệu rằng những sinh viên nghèo như bọn em có được sự hỗ trợ hay chính sách ưu đãi nào không ạ?

(Ảnh: Lê Anh Dũng)
GS Don Marinelli: Một trong những lý do chính của chuyến thăm Việt Nam lần này của tôi là tăng cường mối quan hệ với những trường ĐH mà đang tìm cách giới thiệu với sinh viên VN mô hình phát triển công nghệ số mang tính tương tác của Mỹ. Tôi nghĩ cách tốt nhất để bắt đầu sự hợp tác này là tổ chức cho các sinh viên VN và ETC hợp tác với nhau trong nhiều dự án. Điều tuyệt vời về công nghệ thông tin là nó có thể thúc đẩy cho mối quan hệ này bằng cách vượt qua khoảng cách không gian và thời gian. Tôi muốn nhấn mạnh một điều là phần lớn các sinh viên ETC là ngoại quốc. Chỉ có 40% là sinh viên Mỹ. Số còn lại tới từ 20 quốc gia khác nhau. Do vậy, chẳng có gì khó khi bổ sung các sinh viên VN vào nhóm này.

Vũ Đình Huy - Nam - Trường PTTH Trần Phú - Hai Bà Trưng - Hà Nội: Chào Giáo sư, cho cháu hỏi Giáo sư một câu ạ? Hiện tại cháu đang học cấp III và đang băn khoăn có nên du học hay không? Cháu rất ấn tượng về chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ nghệ phần mềm của CMU đang triển khai tại Việt Nam. Nhưng không biết  có đủ kiến thức để thi tuyển đầu vào chưa, và có đủ khả năng theo học chương trình không ạ? Vậy Giáo sư có thể cho cháu biết cháu nên chuẩn bị những kiến thức nào để có thể theo học chương trình trên ạ? Còn mấy tháng nữa cháu tốt nghiệp rồi nên không biết là còn kịp không nữa? Cảm ơn Giáo sư.

- Chủ tịch SEG VN Lê Công Cơ: Qua theo dõi các chương trình đại học tiên tiến của Mỹ mà các đại học công lập VN đang hợp tác thực hiện thì phần lớn trong top 100 trường nổi tiếng của Mỹ. Tuy nhiên, riêng đại học CMU ở trong top 25 trường nổi tiếng của Mỹ và nhiều năm liền CMU là đại học số một về khoa học máy tính và công nghệ phần mềm. Ở Mỹ có 4 trường nổi tiếng về CNTT là MIT, Standford, Berkley và CMU. SEG Việt Nam ra đời trên cơ sở các trường đại học ngoài công lập là Duy Tân, Văn Lang và Công ty DDT Hà Nội hợp tác với CMU dưới dạng chuyển giao bản quyền hai chương trình đào tạo cử nhân công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin. Mỗi chương trình phía CMU cung cấp 18 môn học, mỗi môn 3 tín chỉ. Sau 4 năm học, sinh viên làm một đồ án tốt nghiệp khoảng 6 tín chỉ. Tuyển đầu vào dựa trên cơ sở điểm sàn của Bộ GDĐT quy định sau kỳ thi ĐH ba chung, các trường ĐH Văn Lang, Duy Tân xét tuyển và đào tạo theo chỉ tiêu Bộ GDĐT giao cho. Có điều là trường sẽ phải chọn những sinh viên có điểm toán và điểm tiếng Anh cao vì chương trình bắt đọc kỳ một là học song ngữ Việt-Anh và từ học kỳ hai hoàn toàn học bằng tiếng Anh. Sẽ ưu tiên xét tuyển những sinh viên đăng ký nguyện vọng một vào Duy Tân và Văn Lang. Riêng ĐH Duy Tân có 50 suất học bổng trong đó có 10 suất do hãng Boeing cấp, mỗi suất 1.000 USD. Còn đối với Duy Tân, tùy theo điểm đầu vào thì họcc bổng từ 250 tới 500 USD. Văng Lang cũng có 10 suất học bổng do Boeing cấp với tổng số tiền là 10.000USD. Công ty DTT-HanoiCTT cũng cấp 10 suất học bổng 10.000 USD.

 

GS Don Marenilli rất ấn tượng với món quà kỷ niệm nhỏ của VietNamNet và thích thú khi biết, tác giả bức tranh là một nhà giáo, họa sĩ. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Don Nguyen (Califonia, HK): Is there a career planning for the students to follow while they are studying at CMU (CMU có kế hoạch nào cho sinh viên thực tập nghề nghiệp khi họ đang theo học tại trường?  

Ông John Kang, Giám đốc đối ngoại, Trường Đại học Carnegie Mellon.

Ông John Kang, Giám đốc đối ngoại, CMU: CMU sẽ có một văn phòng để chuyên môn giúp đỡ và định hướng cho sinh viên để lên kế hoạch cho công việc, nghề nghiệp về sau của họ. CMU sẽ tổ chức những sự kiện để giúp sinh viên gặp gỡ và giao lưu với những công ty danh tiếng, tạo cơ hội cho họ sau này trong công việc.  

Don Nguyen (Califonia, HK): Can the student earn academic credit for his/her internship? (Khi sinh viên tham gia thực tập thì họ có nhận được chứng chỉ nào không?) 

Ông John Kang: CMU giới thiệu trung tâm công nghệ giải trí với sinh viên Việt Nam và mang lại cho họ cơ hội làm quen với ngành công nghiệp giải trí. Những sinh viên nào có kỹ năng và tiếng Anh tốt thì sẽ được rất nhiều các công ty danh tiếng chào đón sau khi họ tốt nghiệp. Họ sẽ không có chứng chỉ nào sau khi tham gia các đợt thực tập thường tổ chức vào mùa hè, nhưng sinh viên sẽ được làm quen với các công ty danh tiếng, tạo cơ hội cho họ làm việc sau này. 

Trịnh Văn Toàn - Nam - 99 Trần Khát Trân - Hà Nội: Tôi đã nghe nhiều về CMU và cũng đã tìm hiểu về chương trình đào tạo kỹ sư kỹ nghệ phần mềm tại Việt Nam. Nhưng thực sự tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm về chương trình đào tạo này.  Nó còn quá mới mẻ và tôi rất mong Giáo sư có thể nói rõ hơn để tôi có thể nhìn thấy sự khác biết cũng như ưu thế của chương trình so với chương trình đào tạo hiện tại của Việt Nam không?

Thầy giáo Lê Công Cơ, Chủ tịch SEG Việt Nam

Ông Lê Công Cơ: Các trường ĐH Duy Tân và Văn Lang đào tạo chương trình của CMU với 18 môn chia đều trong 4 năm. Riêng DTT-HanoiCTT chỉ đào tạo 2,5 năm, vì sinh viên học tại HanoiCTT không phải theo học các môn đại cương của Bộ đại học. Chương trình này khác với chương trình của VN ở những điểm sau: 

- Những môn học nội dung về lý thuyết có một số phần giống với chương trình Việt Nam nhưng về thực hành thì hoàn toàn khác vì mỗi môn học của CMU chia ra thành nhiều bài học nhỏ và mỗi bài học đi liền với các bài thực hành ở phòng thí nghiệm và ở nhà. 

- Học xong môn nào sinh viên có thể thực hành và ứng dụng ngay môn đó trong thực tế. 

- Phải học bằng tiếng Anh và làm khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Giảng viên dạy những môn này của CMU là những người dạy công nghệ thông tin bằng tiếng Anh được cử sang tập huấn tại CMU mỗi năm 2 tháng, tập huấn về phương pháp giảng dạy, phương pháp thực hành, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành. Mỗi môn học được kèm theo video clips của giảng viên CMU để minh họa. 

- Sinh viên được tập đoàn Boeing bảo trợ mỗi năm cấp cho SEG Vietnam 30 suất học bổng, mỗi suất 1.000 USD. Bên cạnh đó, mỗi trường đào tạo đều có cấp học bổng cho các sinh viên khá và giỏi - Sinh viên học xong mỗi môn của CMU sẽ được phía CMU kiểm tra và cấp chứng chỉ. Nhưng chứng chỉ này mang đẳng cấp quốc tế. Mỗi bằng cử nhân sẽ có 18 chứng chỉ của CMU. 

- Sinh viên học chương trình CMU được hai năm muốn chuyển tiếp qua Mỹ học hai năm sau sẽ được học tại ĐH Seatle. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp cử nhân sẽ được chuyển tiếp sang học thạc sĩ CNTT tại CMU nhưng phải đạt TOEFL 5.50 
 

Phạm Tuân - Nam - Yên Hoà - Tỉnh Yên Bái: Tôi đã từng được tìm hiểu đôi chút về chương trình đào tạo Kỹ sư kỹ nghệ phần mềm. Nhưng tôi có một thắc mắc là không biết liệu rằng những học sinh sinh, viên ở vùng cao như tôi có thể theo học khoá học này không vậy? Với mức phí vầ điều kiện như vậy thì thực sự đây là giấc mơ đối với những người yêu CNTT ở miền núi như tôi?

- Ông Lê Công Cơ: Về học phí của chương trình CMU, tại ĐH Văn Lang là 1.000 USD/năm. Riêng tại Duy Tân là 1.500 USD nhưng chỉ thu 750 USD cho sinh viên nợ 750 USD. Như vậy, trong 4 năm sinh viên nợ 3.000 USD. Sinh viên ký cam kết với trường khi tốt nghiệp nếu làm tại các công ty bao tiêu với mức lương như nói trên thì mỗi tháng sinh viên đó trích 100 USD/tháng để trả cho Duy Tân. Nếu sinh viên làm chỗ khác, họ cũng trả tương tự. Những sinh viên không có điều kiện sẽ được Nhà nước cho vay 800.000 VND mỗi tháng.  

Tại HanoiCTT, do đặc thù là doanh nghiệp nên mức học phí là 10.000 USD cho toàn bộ chương sinh viên học tại đây sẽ được vay 50% tổng học phí không lãi suất, không thế chấp. Sinh viên có thể trả dần sau khi đi làm trong vòng ít nhất 5 năm. Đối với 50% học phí còn lại mà học viên phải nộp, HanoiCTT sẽ cố gắng tối đa hợp tác với các doanh nghiệp để lập ra các quỹ hỗ trợ, tìm kiếm học bổng...nhằm giảm thiểu tối đa mức học phí mà học viên phải đóng.
 
Hiện tại, khá đông sinh viên tại HanoiCTT đã được hưởng học bổng từ 50 - 100% từ các quỹ như Boeing hoặc quỹ Danida (Đại sứ quán Đan Mạch) và Tập đoàn công nghệ DTT.

- Nguyễn Văn Tuấn: Xin chào GS, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như vậy, liệu một chương trình đào tạo đắt đỏ như CMU có phải là một sự đầu tư đúng đắn không ạ?

- Ông Lê Công Cơ: Dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, tôi có thể khẳng định với các bạn: Nên đầu tư theo học chương trình CMU như tôi đã nói vì sinh viên tốt nghiệp chương trình này sẽ làm việc bằng Tiếng Anh và thích ứng ngay với thị trường lao động ở mọi nơi trên thế giới và tiếp cận được những mục tiêu nghề nghiệp ở đỉnh cao. Ngoài ra, sinh viên có thể hoạt động trong một thế giới mới đầy năng động và thay đổi nhanh chóng như GS John Kang, Giám đốc điều phối châu Á của CMU, và giáo sư John Vũ (kiến trúc sư trưởng của Boeing và là GS ĐH CMU) trực tiếp theo dõi và giảng dạy chương trình SEG Việt Nam là học chương trình này sinh viên Việt Nam cộng nghệ phần mềm và hệ thống thông tin của CMU) ra trường sẽ thành công. Nếu tiếp tục chuyển sang học thạc sĩ ở CMU thì có thể làm việc ngay trên đất Mỹ hoặc bất kỳ nơi nào sinh viên muốn.

Đức Thịnh - Khoa CNTT - Trường đại học Thuỷ Lợi Thinh@thuyloi.com: Chào Giáo sư, Tôi có một thắc mắc như sau: CMU là trường đại học nổi tiếng thế giới và có rất nhiều chi nhánh ở các nước. Vậy tại sao CMU không đặt văn phòng đại diện tại việt nam mà phải qua SEG hay HanoiCTT ạ?n Liệu những đơn vị này có đáp ứng được điều kiện giảng dạy của CMU không ạ?
 
Trần Văn Tuấn , Giảng Võ - Hà Nội
Tuan@isoftco.comChào Giáo sư, Tôi là sinh viên năm thứ 3 khoa CNTT - Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Tôi xin hỏi Giáo sư một câu hỏi như sau: Giáo sư có tin tưởng vào chất lượng giáo dục của Việt Nam không ạ? Và đội ngũ giảng viên của CMU tại Việt Nam thực sự có thể truyền tải được hết kiến thức chương trình đào tạo của CMU không ạ? Làm thế nào để CMU có thể kiểm soát được chất lượng đào tạo tại VN ạ? Cảm ơn Giáo sư!
 
Ông John Kang: Tôi xin trả lời chung 2 câu hỏi này. Hiện tại, CMU có văn phòng hoặc cơ sở tại nhiều nước như Qatar, Úc, Nhật, Hàn Quốc… nhưng tại VN, chúng tôi không đặt văn phòng đại diện vì đã làm việc với SEG Việt Nam. 
 
Cần nói rõ rằng, SEG VN không phải là đơn vị quản lý chất lượng mà chính đại học CMU sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng cho tất cả các chương trình học triển khai tại VN. 
 
Giảng viên tại Việt Nam sẽ được CMU đào tạo và cấp chứng nhận trước khi có thể chính thức giảng dạy.  

  • Ban CNTT-VT VietNamNet

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>