Nhận định trên được Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của tạp chí uy tín Forbes đưa ra hồi cuối tuần trước, khi được hỏi về đánh giá của ông trước phản ứng của chính phủ Mỹ dành cho cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng vài chục năm qua.
Nguồn: NYTimes
"Bạn cần phải phân biệt giữa việc đổ tiền vào những tình huống phản ứng khẩn cấp khi hệ thống tài chính cận kề nguy cơ sụp đổ, với thời điểm mà cuộc khủng hoảng tạm thời qua đi", ông Steve Forbes mở đầu.
"Tôi cho rằng năm nay, chính phủ Mỹ đã phạm phải một số sai lầm khiến cho tiến trình phục hồi bị chậm lại. Họ không giảm thuế.... còn về đồng USD, họ cũng không ổn định được nó. Họ đã làm cho đồng tiền của mình yếu đi, gây tổn thương tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, tổn thương dòng vốn và cả các công ty nhỏ nữa".
"Vì thế, chính chính phủ đã kéo dài cuộc khủng hoảng. Lẽ ra chúng ta phải có một sự hồi phục mạnh mẽ hơn", ông Forbes nói, không quên trách cứ ông Obama "chưa đủ quyết liệt trong việc tạo ra việc làm mới".
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đã chứng minh rằng đất nước này đủ khả năng để đối phó và vượt qua khủng hoảng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cần lãnh đạo cho nền kinh tế phát triển hơn nữa.
Kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng 6.7% trong năm 2008 và nửa đầu 2009. Theo dự đoán, kết thúc năm tài khóa 2009/2010, tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 6%. "Ấn Độ nên tiếp tục chính sách tự do hóa mà nước này đã áp dụng từ năm 1991, bao gồm cả việc đơn giản hóa mã thuế, giảm thuế và cho phép nước ngoài rót vốn vào Ấn Độ nhiều hơn nữa", ônh Forbes khuyến nghị.
Dù phải mất vài thập kỷ nữa Ấn Độ mới có thể trở thành đối thủ của Mỹ trên địa hạt công nghệ, song nước này đủ năng lực để dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như dịch vụ công nghệ.
Những tên tuổi như Tata Consultancy Service, hãng xuất khẩu phần mềm hàng đầu Ấn Độ, và đối thủ Wipro đều đang đảm nhận những dự án phần mềm hết sức phức tạp. Quy mô của họ đã đạt đến tầm toàn cầu.
Trọng Cầm (Theo AP)