Vấn đề sạc pin, sử dụng pin rất quan trọng vì nó không những ảnh hưởng đến thời lượng sử dụng mà còn liên quan tới độ bền của máy. Thực hiện sao cho đúng?
Mỗi loại pin có ưu, nhược khác nhau nên tùy theo nhu cầu “nguồn” của chiếc điện thoại mà nhà sản xuất quyết định sẽ chọn loại pin nào cho phù hợp. Kèm với loại pin đó là một cục sạc phù hợp.
Tuy nhiên, do nhiều mẫu điện thoại sử dụng chung cổng sạc nên người dùng hay dùng phương pháp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, thấy rõ nhất là ở dòng điện thoại Nokia. Trên lý thuyết, việc này chẳng gây ảnh hưởng nhiều vì đa phần điện thoại ngày nay đều sử dụng pin Li-Ion và Li-Po. Hai loại pin này lại có cơ chế sạc khá giống nhau, chỉ khác về mức dung lượng (mAh).
Nhưng mỗi loại sạc lại có một chuẩn khác nhau, được tối ưu hóa dành riêng cho điện thoại và viên pin đi kèm, nhưng về lâu về dài, hiện tượng sạc không đầy hay pin quá nóng khi sạc là điều hoàn toàn không tránh khỏi. Dù rằng Li-Ion và Li-Po cho phép bạn sạc bất cứ lúc nào, nhưng việc sử dụng “không thương tiếc” hẳn sẽ phần nào ảnh hưởng đến độ bền của pin. Đó cũng là nguyên nhân chính yếu dẫn đến việc “chai” pin chỉ sau một thời gian sử dụng ngắn như nhiều người dùng thắc mắc.
Có nên sử dụng máy khi đang sạc?
Nhiều người thắc mắc việc vừa sử dụng điện thoại vừa sạc có ảnh hưởng đến chất lượng của pin hay không? Câu trả lời là không, nhưng “của bền tại người”, vấn đề này còn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng. Theo đó, e-CHÍP M! phân ra làm hai trường hợp dưới đây có thể xảy ra hằng ngày đối với bất kỳ người dùng nào.
Trường hợp đầu tiên là việc nhận cuộc gọi, hoặc thực hiện cuộc gọi trong khi đang sạc pin. Đó là vấn đề thường xảy ra. Trong trường hợp này, hầu như không có chút rắc rối nào phát sinh, cho dù có thể đó là cuộc gọi dài cả giờ đồng hồ. Nhà sản xuất đã tính đến trường hợp này khi bắt tay sản xuất chiếc điện thoại. Hơn nữa, việc “ngốn” năng lượng để thực hiện cuộc gọi chỉ xảy ra vào khoảnh khắc đầu lúc điện thoại nhận hay thực hiện cuộc gọi (điện thoại tăng cường khả năng bắt và nhận sóng, tạo nên hiện tượng nhiễu các thiết bị điện tử khi có cuộc gọi đến). Sau đó, điện thoại lại trở lại bình thường và sử dụng khoảng năng lượng rất thấp so với các tác vụ khác.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm nhận hoặc thực hiện cuộc gọi trong khi đang cắm sạc máy. Việc tắt máy trong khi sạc cũng không cần thiết nếu như bạn không cần rút ngắn thời gian sạc của điện thoại dù là không đáng kể.
Việc này, vì rằng nguồn năng lượng bù vào (điện sạc) cao hơn mức năng lượng sử dụng nên thời gian sạc sẽ bị kéo dài ra. Cạnh đó, do pin bị “kéo” công suất nên nóng lên, máy cũng nóng lên do phải xử lý thông tin liên tục. Mà nhiệt độ cao vô tình lại là khắc tinh của pin bởi chúng sẽ tăng tốc các phản ứng hóa học sinh điện bên trong pin, khiến các thành phần cấu tạo của pin hao mòn nhanh chóng. Điển hình là rất nhiều trường hợp người dùng buộc phải thay pin mới chỉ sau 3-4 tháng sử dụng khi vừa chơi game, vừa sạc điện thoại. Như vậy, việc vừa cắm sạc, vừa chơi game hay các hoạt động đòi hỏi quá nhiều năng lượng khác có thể làm ảnh hưởng tuổi thọ pin. Tuy nhiên, nếu ống quá lớn thì nước chảy quá nhanh có thể làm vỡ thùng B. Chi tiết cuối cùng chính là lượng nước còn chứa trong A (cường độ tối đa mà sạc hỗ trợ), theo đó, nếu nước trong A thấp hơn lượng nước mà B có thể chứa thì bạn sẽ gặp hiện tượng không “no” (pin không được sạc đầy). Xài pin “độ” được không?
"Sát thủ" của sạc pin
Trường hợp thứ hai cũng khá phổ biến là sử dụng điện thoại để nghe nhạc, xem phim hoặc thậm chí là chơi game trong khi sạc. Những tác vụ dạng này được xem là “sát thủ của pin”, đặc biệt là việc chơi game. Bởi trong lúc này, hầu như tất cả các linh kiện như màn hình, chip xử lý, loa ngoài… đều được kích hoạt, tiêu tốn lượng năng lượng đáng kể.
Sạc “lô”, sạc đa năng có nên?
Cạnh việc sử dụng trong khi sạc, e-CHÍP M! cũng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc sử dụng nguồn sạc như thế nào, sạc “zin”, “lô”, sạc đa năng, và cả việc sạc điện thoại qua cáp USB ở một số điện thoại đời mới có hỗ trợ tiện ích này.
Về nguyên tắc, chỉ cần điện thế đảm bảo, cường độ dòng điện sạc đúng chuẩn thì các nguồn sạc trên sẽ an toàn cho pin.
Để dễ hình dung, bạn có thể liên tưởng như sau: việc sạc pin giống như việc đổ nước từ thùng A (cục sạc) sang thùng B (pin). Trong phép so sánh này, điện thế nguồn sạc giống như độ cao chênh lệch giữa hai thùng nước. Cường độ dòng điện tương tự như ống dẫn từ thùng A sang thùng B, cường độ tối đa của dòng điện sạc được xem là lượng nước được chứa trong thùng A. Nếu thùng A được đặt càng cao (hiệu điện thế cao) so với thùng B, nước càng dễ theo ống dẫn đi qua B. Song nếu A cao quá, nước có thể làm hỏng cả B. Còn nếu sử dụng ống nước lớn (cường độ dòng sạc), hẳn nước sẽ chảy nhanh qua B, làm B mau đầy.
Rõ ràng cần có sự phối hợp khá chuẩn giữa ba yếu tố: điện thế, cường độ và cường độ tối đa của nguồn sạc. Trong khi đó, sạc “lô” hiện nay thường được chế tạo theo kiểu nâng điện thế gần hết khoảng an toàn, nâng cường độ dòng sạc lên cao để sạc có thể làm việc và tương thích với nhiều thiết bị khác nhau (nhà sản xuất chỉ cần thay đổi cổng sạc khi sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất). Dù loại sạc này có thể sạc no pin của bạn, nhưng việc “tải nặng” như vậy hẳn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của pin.
Sạc kẹp, hay còn gọi là sạc đa năng cũng được sản xuất theo nguyên tắc trên, lại chủ yếu nhắm vào loại pin đời cũ Ni-Cd và Ni-MH nên có cường độ dòng sạc thấp. Khi sử dụng loại sạc này cho pin Li-Ion và Li-Po, thường thời gian sạc rất lâu, pin cũng khó “no”, mặt khác còn khiến pin dễ nóng nên ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của linh kiện này. Loại sạc này không được khuyên dùng do nó hầu như dùng được cho mọi loại điện thoại mà không có khuyến cáo riêng cho dòng nào.
Còn đối với việc sạc bằng cổng USB, đó là một tiện ích mà nhà sản xuất “đóng gói” trong thiết bị, giúp người dùng có thể “chữa cháy” khi cần thiết. Hơn nữa, do dòng điện cung cấp qua cổng USB trên máy tính có điện thế và cường độ thấp hơn so với sạc thường, nên sạc qua cổng USB sẽ cần rất nhiều thời gian để “làm đầy” pin dù có phần an toàn. Tuy nhiên, dù điện thoại của bạn có hỗ trợ tiện ích này song hầu như chẳng nhà sản xuất nào khẳng định đó là một giải pháp an toàn.
Tóm lại, việc sử dụng sạc đi theo máy vẫn là giải pháp hữu dụng và an toàn nhất.
Một vấn đề cũng đang được quan tâm hiện nay là việc sử dụng pin có mức dung lượng cao (còn gọi là pin dung lượng) hoặc “độ” pin (thay pin theo máy bằng loại pin dung lượng cao) nhằm kéo dài thời gian sử dụng điện thoại, hay phổ biến hơn là vì không thể tìm mua chính xác loại pin theo máy. Việc này là hoàn toàn có thể nếu bạn nắm vững những “quy tắc bất thành văn” sau: pin thay thế phải sử dụng cùng công nghệ với pin chuẩn.
Có hai cách “độ” pin phổ biến: chỉ thay lõi pin (cell) và thay toàn bộ viên pin. Hẳn có nhiều bạn thắc mắc về vấn đề này. Thực tế, trong viên pin có đến hai thành phần, lõi pin còn gọi là cell và mạch sạc. Việc thay lõi pin và giữ lại mạch sạc được xem là an toàn nhất vì phần nào mạch này cũng điều tiết nguồn điện xả của pin, giúp điện thoại hoạt động ổn định nhất. Tuy nhiên, đa phần mạch sạc kèm theo pin đều có mức điện áp bảo vệ vào khoảng 120%, tức là bạn chỉ nên thay loại có dung lượng không quá 120% so với dung lượng pin gốc.
Ví dụ như pin theo máy có dung lượng là 1000mAh, thì khi thay cell, bạn chỉ chọn loại có dung lượng khoảng 1200mAh. Dù bạn có dùng loại cell có dung lượng cao hơn thì mạch sạc cũng không tiếp tục cấp nguồn khi dung lượng pin đạt giá trị tối đa này, khiến pin không no và giảm tuổi thọ đáng kể.
Một số người dùng lại ưu tiên cách thay cả pin lẫn mạch sạc. Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu hơn cả khi muốn nâng thời gian dùng cho điện thoại bởi bạn chẳng bị giới hạn dung lượng của pin. Song rất nhiều trường hợp “độ” pin kiểu này khiến chiếc điện thoại hoạt động không ổn định vì mạch sạc “chế” thường kiểm soát điện không phù hợp với mức năng lượng điện thoại cần. Tốt nhất, để tăng dung lượng đáng kể cho pin, bạn nên chọn mua những loại pin do các hãng có uy tín “độ” nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như hoạt động ổn định của điện thoại.
(Bài, ảnh: Hoàng Khôi/eCHIP M)