221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1253026
"VN cần những tập đoàn CNTT tầm cỡ quốc tế"
0
Article
null
'VN cần những tập đoàn CNTT tầm cỡ quốc tế'
,
Phát triển CNTT tại Việt Nam và xây dựng được một ngành công nghiệp Thông tin - Truyền thông lành mạnh, bền vững là mục tiêu lớn của Chính phủ, đòi hỏi một sự đồng thuận của toàn xã hội và các cơ quan quản lý.
 
Mô tả ảnh.
Thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định chủ trương sớm đưa VN trở thành một nước mạnh về CNTT hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Nguồn: VTC
Chia sẻ trong chương trình, Thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định bất cứ một dự án chiến lược nào cũng cần có những căn cứ, tiêu chí riêng khi xây dựng, và đề án lớn Tăng tốc của Bộ Thông tin & Truyền thông cũng không phải là ngoại lệ. Xét từ góc độ kinh tế, có thể dễ dàng nhận thấy thời gian qua, lĩnh vực CNTT đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam.
 
Chủ trương sớm đưa VN  trở thành một nước mạnh về CNTT cũng hoàn toàn phù hợp với các định hướng, chiến lược vĩ mô của Đảng, Nhà nước, đó là coi Khoa học - Công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao phải đi trước một bước. Căn cứ cuối cùng, không kém phần quan trọng, là thực tiễn phát triển của VN cũng như của CNTT trên toàn thế giới. Với việc ứng dụng tích cực công nghệ hiện đại của thế giới vào môi trường trong nước, xã hội đã được thụ hưởng nhiều dịch vụ và lợi ích mới.
 
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận Chính phủ không thể đầu tư dàn trải, đồng đều cho tất cả các lĩnh vực của CNTT - TT.  Thay vào đó, đề án Tăng tốc đã đề xuất ra 4 trọng điểm, trọng tâm đầu tư là: 1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT, cả về số lượng lẫn chất lượng. Thứ trưởng cho rằng lĩnh vực con người cần có nhiều giải phát đột phá hơn nữa để có thể đạt được mục tiêu này.
 
Chính phủ xác định ngành công nghiệp CNTT phát triển vững  chắc chính là tiền đề cho sự phát triển xã hội một cách vững chắc. Nhưng để ngành CNTT Việt Nam ghi tên được trên bản đồ thế giới, chúng ta cần có những sản phẩm hết sức cụ thể, phải phát huy được thế mạnh riêng của mình, dẫu cho CNTT thế giới đã có sự phân  công khu vực khá rõ.
 
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thật tốt cũng là một trong những trọng điểm lớn của đề án Tăng tốc. Theo thứ trưởng, VN đang hướng đến kỷ nguyên băng rộng và cung cấp đa dịch vụ, nhất là nhóm dịch vụ nghe nhìn (thoại, web, phát thanh - truyền hình).
 
Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hình thành được các tập đoàn kinh tế mạnh và CNTT - truyền thông trong nước, đủ sức vươn ra quốc tế. Trước đây, quan niệm về một tập đoàn lớn có sự khác biệt so với hiện nay. Khi đó, chúng ta đặt ra tiêu chí rất cao về vốn, về thương hiệu, về sản phẩm, về quy mô thị trường. Một cách thẳng thắn, nếu đi theo những tiêu chí đó thì phải rất lâu nữa, VN mới có thể sở hữu được những tập đoàn CNTT lớn.
 
Một hướng đi được đề xuất là thay vì huy động hàng trăm tý USD vốn, chúng ta nên tập trung vào trí tuệ và sản phẩm. Theo Thứ trưởng, nhiều sản phẩm không cần tới vốn lớn như phần mềm và nội dung số. "Chúng ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực này để từ đó xây dựng nên thương hiệu quốc tế", Thứ trưởng cho biết.
 
Bên cạnh vốn, nhân lực thì một vấn đề đặc biệt quan trọng mà các doanh nghiệp cần có khi "đem chuông đi đánh xứ người" là phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp và khôn ngoan. Đây là chuyện mà doanh nghiệp phải hoàn toàn tự lập, tự lực, bởi chỉ có họ mới hiểu rõ nhất thế mạnh hay sản phẩm chủ lực của mình. Thứ trưởng khẳng định các doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới, bởi những gì làm được chỉ mới là sự khởi đầu. "Nếu bây giờ đã tuyên bố có chỗ đứng trên thế giới thì e là còn quá sớm".
 
Trước câu hỏi về việc xã hội hóa lĩnh vực CNTT - Truyền thông, thứ trưởng Trần Đức Lai đồng tình đây là một chủ trương xác đáng của Chính phủ. Trong khi Chính phủ không thể bao quát hết mọi hoạt động, khía cạnh của thị trường thì tiềm lực nơi người dân, nơi xã hội lại rất lớn. Có một thực tế là tổng mức đầu tư của thị trường di động VN lên tới hơn 60.000 tỷ, nhưng hầu hết đều do doanh nghiệp bỏ ra. Vốn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 5% và chủ yếu dành cho những đề án, chương trình kêu gọi, kích thích các thành phần khác đầu tư mà thôi, nói như thứ trưởng thì đó là kiểu "đầu tư mồi".
 
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp ở khâu đào tạo nhân lực. Hiện Chính phủ đang có một chương trình lớn là đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, bên cạnh nhiều chương trình hỗ trợ khác như xây dựng các khu CNTT tập trung kiểu như Công viên phần mềm Quang Trung...
 
Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Công nghệ Thông tin thế giới WITFOR 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định "Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". 

Mô tả ảnh.
Thứ trưởng Trần Đức Lai sẻ đối thoại về Phát triển Kinh tế TT-TT. (Ảnh: LAD)
Kể từ năm 2000 tới nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường CNTT Việt Nam luôn ở mức trên 25%. Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ này có phần chậm lại nhưng vẫn đạt xấp xỉ 20% -  một tỷ lệ đáng mơ ước với nhiều quốc gia khác. Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp công nghệ cũng đạt 3,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm 2008. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành CNTT trong 10 năm qua là một xu hướng rất đáng mừng và nó cho phép các nhà hoạch định chính sách đặt ra mục tiêu tưởng như tham vọng "Tăng trưởng CNTT cao gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế".

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng một đề án lớn mang tên "Tăng tốc", đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể như hỗ trợ các ngành kinh tế xã hội và phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, việc xác định bất cứ mục tiêu nào cũng phải dựa trên những căn cứ nhất định. Vậy thì đâu là căn cứ để Bộ xác định các mục tiêu trong đề àn Tăng tốc"? Thực trạng hiện nay của ngành kinh tế CNTT như thế nào? Chúng ta sẽ phát triển thị trường công nghệ một cách rộng khắp hay có trọng tâm? Nếu có trọng tâm thì những lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên đầu tư? Kinh phí hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, phần cứng, dịch vụ sẽ được phân bổ như thế nào? Đối tượng được hưởng hỗ trợ là ai?

Khi bước vào sân chơi chung toàn cầu về thương mại và dịch vụ, ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, để mở rộng thị trường cả trong nước và nước ngoài, có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với công nghệ, kỹ thuật hiện đại của thế giới. Vấn đề đặt ra  là: với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, ngành Thông tin và Truyền thông làm thế nào để phát huy thế mạnh của mình, vượt lên những thách thức và khai thác triệt để những cơ hội?

Một vấn đề được đặt ra rất nhiều thời gian gần đây là bài toán nhân lực CNTT. Đề án sẽ có những giải pháp gì để xây dựng đội ngũ con người có trình độ, kỹ năng sẵn sàng cho thị trường công nghệ hiện đại, khắc nghiệt, đòi hỏi cao? Những yếu tố nào tạo nên một tập đoàn mạnh về CNTT, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế? Chỗ đứng hiện tại của các doanh nghiệp CNTT - TT Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?
 
Tất cả những thắc mắc và vấn đề này đã được bàn luận, giải đáp trong cuộc Đối thoại trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Thông tin  & Truyền thông Trần Đức Lai với chủ đề "Phát triển ngành kinh tế Thông tin - Truyền thông", được tường thuật trực tiếp trên kênh VTC2 vào lúc 10h sáng ngày 20/12/2009.
 
Dưới đây là nội dung cuộc đối thoại:
 
Thưa Thứ trưởng, thời gian gần đây chúng ta liên tục nhắc tới việc xác định mục tiêu xây dựng kinh tế ngành CNTT và Truyền thông thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nhằm phục vụ các mục tiêu khác. Nhưng việc xác định bất cứ một mục tiêu nào cũng phải dựa trên những căn cứ nhất định. Vậy thì đâu là căn cứ cho việc xác định mục tiêu này, thưa ông? Thực trạng hiện nay của kinh tế ngành như thế nào và tại sao chúng ta cho rằng có thể phát triển ngành này để làm tiền đề cho các mục tiêu phát triển khác?

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Một dự án nào cũng phải có căn cứ. Về vấn đề đã đề cập, Bộ TT&TT đã xác định mục tiêu này dựa vào 3 căn cứ.

Thứ nhất, công nghệ thông tin truyền thông đã trở nên rất quen thuộc với người dân VN, đã đóng một vai trò quan trọng, tích cực trong sự phát triển của xã hội. Đây cũng là mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc đã xếp vào mục tiêu của thiên niên kỷ.

"Nếu so sánh với các tập đoàn mạnh của thế giới với những tiêu chí trước đây như là vốn, quy mô, thương hiệu của doanh nghiệp để lấy làm tiêu chuẩn thì chúng ta rất khó có thể có những tập đoàn mạnh có quy mô thế giới.

Hiện giờ trong các doanh nghiệp VN, doanh nghiệp có vốn hàng trăm tỉ đô ở VN là khó tìm; nhưng nếu xét theo tiêu chí về sản phẩm về trí tuệ thì ở VN hiện nay, với những tiêu chí này trong lĩnh vực CNTT, chúng ta có thể xây dựng một số tập đoàn đạt thương hiệu quốc tế"

Thứ 2 là định hướng, chiến lược lớn của Đảng, Chính phủ.

Thứ 3 là căn cứ vào thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong vòng 10 năm trở lại đây các doanh nghiệp Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, nền kinh tế xã hội được củng cố. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng đề án này, đưa CNTT và truyền thông thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, phục vụ các mục tiêu khác.

- Thưa thứ trưởng, Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Viễn thông và CNTT, trong dự thảo có đưa ra 4 giải pháp. Một trong số đó là “Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm”. Với tư cách là Lãnh đạo Bộ phụ trách mảng phát triển kinh tế ngành và đầu tư, xin Thứ trưởng cho biết đâu là những trọng tâm, trọng điểm mà Bộ xác định đầu tư để phát triển kinh tế ngành?

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Bộ đã xác định 4 trọng điểm lớn nhất. Đầu tiên phải nói tới là nguồn nhân lực. Không có con người, nguồn nhân lực có chất lượng thì rất khó. Nguồn nhân lực CNTT còn phục vụ cho các ngành kinh tế, xã hội khác.  Thứ 2 là để VN có cái gì trong tay, và mạnh với thế giới, thì phải có sản phẩm, nền công nghiệp CNTT phát triển mạnh. 

Thứ 3 là tiếp tục phát triển hạ tầng, đa dạng hóa dịch vụ cho người dân. Phát triển băng rộng, cung cấp đa dịch vụ, kéo theo hàng loạt nội dung, nghe nhìn như điện thoại, internet, phát thanh truyền hình. Người dân phải được hưởng thụ.

Thứ 4 là phải có cơ chế, chính sách xây dựng một số tập đoàn mạnh về CNTT có khả năng vươn ra quốc tế.

4 nội dung đột phá trên là rất quan trọng, bên cạnh đó còn có nhiều chính sách khác nữa. Ví dụ: với các DN viễn thông hiện nay, tổng đầu tư năm 2009 là khoảng 60.000 tỷ đồng, là toàn bộ vốn doanh nghiệp tự có, Nhà nước đóng góp chỉ trên 5% số trên...

- Khán giả Lê Quang Hưng (Hai Bà Trưng, Hà Nội): Trong Dự thảo của Đề án Tăng tốc có 1 trong 6 nhiệm vụ được đặt ra là “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và Xây dựng các Tập đoàn CNTT làm chủ quốc gia vươn ra thế giới”. Có thể nói đây là một tham vọng táo bạo xét trong điều kiện trình độ hiện nay của chúng ta còn nhiều hạn chế. Theo quan điểm của ông thì liệu khi nào chúng ta sẽ có những tập đoàn mạnh, những IBM hay Apple của Việt Nam? Muốn xây dựng được những tập đoàn mạnh như vậy thì phải dựa vào những yếu tố nào?

Mô tả ảnh.
Thứ trưởng đề cao vai trò của xã hội hóa ngành CNTT - TT. Ảnh: VTC
- Thứ trưởng Trần Đức Lai:  Đúng là trong Đề án Tăng tốc chúng tôi đã chủ trương sẽ phát triển nguồn nhân lực CNTT và xây dựng các tập đoàn CNTT vươn ra thế giới. Nếu so sánh với các tập đoàn mạnh của thế giới với những tiêu chí trước đây như là vốn, quy mô, thương hiệu của doanh nghiệp để lấy làm tiêu chuẩn thì chúng ta rất khó có thể có những tập đoàn mạnh có quy mô thế giới. Hiện giờ trong các doanh nghiệp VN, doanh nghiệp có vốn hàng trăm tỉ đô ở VN là khó tìm; nhưng nếu xét theo tiêu chí về sản phẩm về trí tuệ thì ở VN hiện nay, với những tiêu chí này trong lĩnh vực CNTT, chúng ta có thể xây dựng một số tập đoàn đạt thương hiệu quốc tế.

- Khán giả Lê Bình Mai (Tam Điệp, Ninh Bình): Tôi đọc thấy trên trang thông tin chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông có nói: Chính phủ có phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và CNTT Việt Nam (…). Vậy thì kinh phí phê duyệt này là dành cho những hạng mục nào, các doanh nghiệp có “phần” trong kế hoạch đầu tư này không?

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Để phát triển lĩnh vực công nghiệp CNTT, Chính phủ có QĐ 51, 56 về nội dung đầu tư cho CNTT. Để phát triển lĩnh vực này, Chính phủ sẽ hỗ trợ thiết yếu để kích thích phát triển. Còn muốn phát triển hơn nữa thì cần phải xã hội hoá.

Chính phủ sẽ hỗ trợ về đào tạo. Chính phủ có chương trình hỗ trợ đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp và xã hội. Chính phủ cũng hỗ trợ cho dự án khởi động chương trình lớn ở địa phương cho các khu công nghệ để thu hút doanh nghiệp đầu tư. Các chương trình Nhà nước phê duyệt vừa rồi dù không cụ thể cho từng doanh nghiệp nào nhưng nếu các doanh nghiệp thực hiện theo quyết định 50 thì sẽ thấy rõ sự hỗ trợ của Nhà nước về mã nguồn mở, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực...

- Thưa Thứ trưởng, bên cạnh sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước thì việc tăng cường xã hội hóa đầu tư cho CNTT cũng là điều cần thiết để chúng ta có được những doanh nghiệp CNTT đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc cổ phần hóa (CPH) tại một số tập đoàn, tổng công ty còn chậm.

Đây cũng là băn khoăn của khán giả Nguyễn Đức Chiến ở Gia Lâm, Hà Nội:  “Thưa Thứ trưởng, qua theo dõi báo chí tôi được biết tính đến hết năm 2005, Thủ tướng đã quyết định phê  duyệt 42 DNNN và bộ phận DNNN thuộc VNPT thực hiện CPH. Tuy nhiên, đến tháng 8/2009 mới có 39 DN hoạt  động theo mô hình công ty cổ phần. Còn 3 DN có  số vốn nhà nước tương đối lớn, mặc dù Thủ tướng đã giao cổ phần hoá từ năm 2005 nhưng hiện vẫn đang trong quá trình triển khai. Trong quá trình xác định vốn của các doanh nghiệp được cổ phần hóa cũng phát hiện nhiều sai sót. Vậy xin hỏi Thứ trưởng là vai trò giám sát, quản lý của Bộ TT&TT đối với vấn đề này như thế nào?

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Cái lợi khi CPH là vốn tăng lên, người lao động gắn bó với doanh nghiệp, tạo đà cho Doanh nghiệp phát triển. Thủ tướng đã phê chuẩn 42 doanh nghiệp phải cổ phần hóa. Nhưng trong VNPT có 2 doanh nghiệp chưa triển khai (nếu là 3 thì tính cả Viettel). 2 doanh nghiệp chưa thực hiện CPH là Mobiphone, Vinaphone.

Việc 2 DN này chưa thực hiện CPH đúng là do chỉ đạo của Bộ chưa quyết liệt. Cũng do chủ quản của doanh nghiệp đó chưa quyết liệt. Nhưng việc chưa thực hiện CPH thì khách quan mà nói đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Vì cung cấp dịch vụ khi xác định tài sản, giá trị sẽ khác với doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp dịch vụ còn có tài sản vô hình (tiềm năng phát triển) nhiều khi không dự báo được. Ví dụ năm 1994 chúng ta dự báo viễn thông chưa  phát triển nhưng đến năm 1995 thì lại phát triển. Với các doanh nghiệp dịch vụ không chỉ ở VN mà cả thế giới cũng gặp phải khó khăn khi thực hiện việc CPH.

Cá nhân tôi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng phải sát sao trong  việc CPH của Mobiphone. Khi mọi điều kiện cơ bản đã được chuẩn bị thì lại gặp khủng hoảng kinh tế của thế giới. Sau đó, chúng tôi đã có đề xuất với Thủ tướng phải xem xét cả về thời điểm  CPH của những doanh nghiệp này.

Khán giả Trần Thiện Trung (Nam, 55 tuổi): Tháng trước tôi có xem cuộc đối thoại với Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng về vấn đề xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam. Tôi thấy việc xây dựng chính phủ điện tử phục vụ lợi ích cho người dân và cả hỗ trợ cho nhà nước trong công tác quản lý hành chính, đòi hỏi một hệ thống hạ tầng phải hết sức vững chắc. Tháng này xem đối thoại với thứ trưởng Lai, tôi tự hỏi tại sao chúng ta lại không huy động các doanh nghiệp viễn thông và CNTT hiện có để hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ cho mục tiêu chính phủ điện tử? Vì xét cho cùng doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với nhà nước, cũng chính là có trách nhiệm với họ, và đây xem ra cũng là một dịp cọ xát để nâng cao năng lực kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh khi muốn vươn ra thế giới. 

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Cảm ơn câu hỏi của vị khán giả này, tôi xin khẳng định chủ trương của chúng ta trong thúc đẩy ứng dụng CNTT trong việc phát triển Chính phủ điện tử.

Để hình thành Chính phủ điện tử, trước hết phải có được hệ thống điều hành của Chính phủ từ Trung ương đến địa phương thông suốt từ Thủ tướng đến các chủ tịch xã. Thứ hai, phải cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân trên mạng. Chính phủ điện tử làm cho chính phủ gần dân hơn và tiết kiệm được chi phí.

Để thực hiện những điều này, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng tốt, cơ sở dữ liệu quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra các chương trình quản lý cung cấp cho các cấp địa phương cũng như cho nhân dân trên mạng. Đồng thời, phải đào tạo để dân biết sử dụng công nghệ này. Do đó, phải chuẩn hoá các dịch vụ cung cấp cho dân.

Thực chất Nhà nước có phần đầu tư nhưng doanh nghiệp cũng phải chủ đạo trong đầu tư;  Nhà nước chỉ đầu tư về thể chế, còn lại là do doanh nghiệp.

Ví dụ về hạ tầng, Nhà nước giao VNPT làm mạng truyền dữ liệu của Đảng, Nhà nước. VNPT đã đầu tư giai đoạn 1 là xây dựng cơ sở mạng từ TW đến các bộ ngành. Còn Viettel xây dựng mảng dự phòng. VNPT và Viettel được giao đưa hạ tầng mạng lưới CNTT đến các trường học.

Các doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký để cùng tham gia xây dựng Chính phủ điện tử.

- Một trong những hoạt động cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế ngành CNTT và Truyền thông là Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Phát triển kinh tế ngành đồng nghĩa với phát triển quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Về vấn đề này chúng tôi cũng từng đề cập tới trong cuộc đối thoại với thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Lê Nam Thắng hồi tháng 9. Nhưng có lẽ giờ mới là lúc để đặt câu hỏi về vị trí của quỹ này trong cả kế hoạch kinh tế ngành CNTT & TT. Thưa thứ trưởng, xin Thứ trưởng cho biết Quỹ này có vai trò và vị trí như thế nào?

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Trong lịch sử phát triển viễn thông của thế giới cũng như VN có cái gọi là độc quyền tự nhiên. Nhưng do sự phát triển của công nghệ nên vậy dịch vụ chỉ còn là một phần của công nghệ chứ không phải chỉ thuần dịch vụ như trước đây. Bởi vì, khi phát triển thì phải cạnh tranh tức là sẽ chạy theo lợi nhuận. Đó là nguyên nhân sâu sa để ra đời Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Công ích là gì? Công ích là phục vụ những lợi ích cơ bản cho XH, cho người dân. Kinh doanh là phải có lãi nhưng trong các hoạt động công ích thường là lỗ. Vì vậy mà tiêu chí của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích là phải phục vụ những nhu cầu viễn thông cơ bản cho người dân để người dân được hưởng quyền lợi cơ bản đó. VN là một trong rất ít các nước thành lập quỹ này rất sớm. Quỹ này xuất phát từ ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông, hỗ trợ cho người dân (ví dụ như tiền cước có thể là toàn bộ hoặc một phần) để đảm bảo phát triển đồng đều ở các vùng, miền. Mấy năm trước chúng ta  triển mạnh, nhanh về viễn thông nhưng sự phát triển ấy chỉ thấy ở vùng đô thị còn vùng sâu, vùng xa thì rất kém phát triển.

Thứ trưởng Trần Đức Lai: Trong lịch sử phát triển viễn thông của thế giới cũng như VN có cái gọi là độc quyền tự nhiên. Nhưng do sự phát triển của công nghệ nên dịch vụ chỉ còn là một phần của công nghệ chứ không phải chỉ thuần dịch vụ như trước đây. Bởi vì, khi phát triển thì phải cạnh tranh tức là sẽ chạy theo lợi nhuận. Đó là nguyên nhân sâu xa để ra đời Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Công ích là gì? Công ích là phục vụ những lợi ích cơ bản cho xã hội, cho người dân. Kinh doanh là phải có lãi nhưng trong các hoạt động công ích thường là lỗ. Vì vậy mà tiêu chí của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích là phải phục vụ những nhu cầu viễn thông cơ bản cho người dân để người dân được hưởng quyền lợi cơ bản đó.

VN là một trong rất ít các nước thành lập quỹ này rất sớm. Quỹ này xuất phát từ ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông, hỗ trợ cho người dân (ví dụ như tiền cước có thể là toàn bộ hoặc một phần) để đảm bảo phát triển đồng đều ở các vùng, miền. Mấy năm trước chúng ta  triển mạnh, nhanh về viễn thông nhưng sự phát triển ấy chỉ thấy ở vùng đô thị còn vùng sâu, vùng xa thì rất kém.

- Còn một câu hỏi nữa xin được đặt ra cho Thứ trưởng. Có một thực tế hiện nay, nếu so sánh, chúng ta sẽ thấy ở Việt Nam có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông. Trong khi nhìn sang Trung Quốc là nước láng giềng rộng lớn gấp nhiều lần chúng ta thì chỉ có 3 nhà dịch vụ mạng mà vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân. Vậy thì con số 7 nhà dịch vụ mạng ở Việt Nam có phải là quá nhiều và sẽ gây lãng phí hay không, khi mà để triển khai một mạng viễn thông thì việc xây dựng hệ thống hạ tầng là hết sức tốn kém?

- Thứ trưởng Trần Đức Lai: Thông tin của bạn đưa ra là đúng nhưng tôi muốn hiệu chỉnh lại. Số lượng doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tại VN, 7 nhà cung cấp là nhiều, nhưng xem lại lịch sử thì có 2 giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta đang chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh. Số lượng doanh nghiệp được thành lập là tương đối nhiều. Trung Quốc trước là 10 nhưng giờ gộp lại nên mới còn 3. Khi thị trường cạnh tranh ổn định có sự quản lý của Nhà nước và có điều tiết của thị trường thì sẽ xem xét lại.
 
Hiện nhiều người kêu con số 10 nhà dịch vụ mạng là lãng phí nhưng xét ở khía cạnh khác nó cũng tạo sự cạnh tranh và điều đó người dân được hưởng lợi. Dân có nhiều lựa chọn hơn về giá cả và dịch vụ. Cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp nào cũng kêu, nhưng chúng tôi nói với họ là, thị phần nhỏ đi nhưng cái bánh lại to lên. Và thực tế là tất cả các doanh nghiệp đều tăng trưởng.

Năm nay, Viettel có tổng doanh thu khoảng 60 ngàn tỷ đồng, VNPT gần 80 ngàn tỷ dù trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.

Điều lợi nữa là Nhà nước có ngân sách tăng, đảm bảo đời sống cho dân.

Tuy nhiên, bộ TT&TT đã báo cáo Chính phủ làm sao để viễn thông phát triển nhanh mạnh nhưng bền vững. Làm sao để không có quá nhiều DN. Ví dụ như 3G thì chỉ cấp phép cho 4 doanh nghiệp. Con số này cũng không phải là nhiều để kêu là lãng phí. Các doanh nghiệp chịu sự điều tiết của thị trường, trong quá trình phát triển, nếu tự anh không phát triển được thì sẽ bị đào thải.

  • VietNamNet
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,