221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1315816
Bất ổn trong khảo sát game online
0
Article
null
Bất ổn trong khảo sát game online
,
Không chỉ ý kiến chuyên gia mà ngay cả những người kinh doanh, quản lý tiệm Internet cũng nhận thấy kết quả khảo sát về trò chơi trực tuyến vừa công bố không khách quan, không có cơ sở.

Một cảnh bắn giết tung tóe máu trong game Đột kích - Ảnh: Mai Vinh
Một cảnh bắn giết tung tóe máu trong game Đột kích - Ảnh: Mai Vinh
Cuộc khảo sát về trò chơi trực tuyến (game online) của nhóm do TS Trịnh Hòa Bình (cán bộ Viện xã hội học, thành viên Hội đồng thẩm định game quốc gia) làm chủ nhiệm bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết về phương pháp nghiên cứu.

1. Về mẫu nghiên cứu

Trả lời phỏng vấn ngày 21-10-2010, TS Trịnh Hòa Bình cho rằng chỉ cần 30 cá thể trở lên là đã có ý nghĩa thống kê. Phát biểu này đúng với các sách vở viết về thống kê xã hội, tuy nhiên khi xem xét mẫu nghiên cứu của nhóm do ông làm chủ nhiệm chúng tôi thấy nhóm đã vi phạm nguyên tắc này.

Vì nhóm nghiên cứu không công bố chi tiết phân bố mẫu cho từng địa bàn được nghiên cứu nên chúng tôi dùng cách tính bình quân.

Kết quả tính bình quân về dung lượng mẫu nghiên cứu định lượng 1.320 thể hiện trong bảng sau:

Bình quân số người được khảo sát tại mỗi địa phương

Nghề nghiệp

%

Hà Nội

TP.HCM

Ðà Nẵng

Cần Thơ

Hải Dương

Ðồng Nai

N

Ðang đi học

71,7

157,6

157,6

157,6

157,6

157,6

157,6

946

Nhân viên
văn phòng

6,5

14,3

14,3

14,3

14,3

14,3

14,3

86

Tự do

5,2

11,5

11,5

11,5

11,5

11,5

11,5

69

Buôn bán DV

3,9

8,5

8,5

8,5

8,5

8,5

8,5

51

Cán bộ NN

3,5

7,6

7,6

7,6

7,6

7,6

7,6

46

Thất nghiệp/nội trợ

3,0

6,6

6,6

6,6

6,6

6,6

6,6

40

Công nhân

3,1

6,8

6,8

6,8

6,8

6,8

6,8

41

Khác

3,1

6,8

6,8

6,8

6,8

6,8

6,8

41

Tổng

100

 

 

 

 

 

 

1.320

Như vậy chúng ta thấy chỉ có nhóm “đang đi học” là đáp ứng được yêu cầu (từ 30 cá thể trở lên), tất cả các nhóm nghề nghiệp còn lại đều rất ít. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ tính đại diện của mẫu nghiên cứu, vì chẳng hạn tại mỗi địa phương chỉ phỏng vấn có 14 nhân viên văn phòng thì không thể nào đại diện được cho tổng thể những người đang làm nghề này tại các địa phương.

Từ đó có thể thấy kết luận của nhóm nghiên cứu cho rằng nhóm có tần suất chơi game online nhiều hơn thuộc về những người đủ trưởng thành để quyết định vấn đề một cách độc lập như những người đang làm việc, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, văn phòng, cơ quan nhà nước và những người thất nghiệp (chơi game online ở mức hằng ngày cao nhất là nhóm nhân viên văn phòng (53,2%).

Tiếp đến là nhóm thất nghiệp (51,7%), nhóm cán bộ công chức nhà nước (48,5%), kinh doanh (45,7%), dịch vụ, buôn bán (43,2%) là điều khinh suất xét về mặt khoa học.

Một điều cũng cần nhắc lại rằng trong các sách lý thuyết về thống kê cũng lưu ý “có ý nghĩa thống kê” không đương nhiên là “có ý nghĩa trên thực tế”, do đó muốn khái quát kết quả nghiên cứu từ mẫu cho tổng thể thì việc chọn mẫu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc khoa học.

2. Về cách thiết kế câu hỏi và cách đo lường

Trong nghiên cứu định lượng, nếu chỉ có mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn khoa học không thôi thì chưa đủ mà còn đòi hỏi các câu hỏi dùng để thu thập thông tin phải được thiết kế đúng các nguyên tắc khoa học. Thế nhưng trong bảng câu hỏi của nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy có những bất ổn sau:

Đối với bảng câu hỏi dành cho người chơi trò chơi trực tuyến, có một câu hỏi như thế này “Trò chơi trực tuyến được ví như một loại ma túy và là nguyên nhân của mọi loại tội ác” (G4, R1). Cách đặt câu hỏi như thế đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đặt câu hỏi là đã hỏi hai ý trong một câu (một loại ma túy, nguyên nhân của tội ác), trong khi về nguyên tắc mỗi câu hỏi chỉ được hỏi một ý mà thôi.

Với câu hỏi này nếu người được hỏi chỉ đồng ý một vế (game online là một loại ma túy) mà không đồng ý với vế còn lại (game online là nguyên nhân của mọi loại tội ác) thì sẽ trả lời như thế nào? Không thể trả lời được. Do đó nhận định rằng những nhận định tiêu cực về game online thì tỉ lệ người trả lời đồng ý không cao (đồng ý game online như một loại ma túy, là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội chiếm 16,8%) là không có tính khoa học.

Mô tả ảnh.
Về cách đo lường xem người chơi có nghiện game online hay không thì nhóm đã quyết định phải có từ 3/6 biểu hiện trở lên mới gọi là nghiện.

Như vậy với những người cho rằng họ “thường xuyên chơi game online triền miên mà không thể dừng lại được” và “thường xuyên thèm muốn trò chơi trực tuyến một cách mãnh liệt”... sẽ không bị xem là nghiện, do đó nhóm đã kết luận chỉ có 5,2% số người đang chơi được xem là có biểu hiện nghiện game online mà thôi.

Như vậy từ đây những ai “thường xuyên chơi game online mà không thể dừng lại được” được xem là bình thường, không có gì gọi là nghiện game online. Quả thật không thể hiểu nổi nhóm nghiên cứu nghĩ gì, muốn gì.

Về đo lường tác động của việc chơi game online đối với việc học tập cũng gây một ngạc nhiên lớn. Nhóm nghiên cứu đã dựa vào thông tin định tính trong khi các phần nói về tác động tích cực của game online thì họ lại dùng các thông tin định lượng. Như vậy có thể thấy nhóm đã không nhất quán trong cách đo lường tác động của game online và cho thấy một sự thiên vị rõ ràng trong phân tích.

Con số công bố không có cơ sở

Trao đổi với PV về kết quả cuộc khảo sát xã hội học về “dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Viện xã hội học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) công bố, trong đó nêu lực lượng vũ trang chơi game online ở mức “hằng ngày” cao nhất, đại diện thanh niên quân đội và công an đều tỏ ra bất ngờ và không tin tưởng kết quả này.

Đại tá Lê Anh Tuấn, trưởng ban thanh niên quân đội, cho biết kết quả khảo sát nói lực lượng vũ trang chơi game online chiếm tỉ lệ đến 29,5% là không có cơ sở, việc sử dụng mạng Internet trong quân đội hiện nay chỉ dành cho các cơ quan nghiên cứu, cho các lãnh đạo, chỉ huy và chưa phổ cập đến tất cả đoàn viên, thanh niên.

Chỉ một bộ phận rất nhỏ đoàn viên thanh niên trong quân đội ở các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với mạng Internet nhưng tỉ lệ này không đáng kể. Việc sử dụng mail, chat, mạng Internet trong quân đội hiện nay được quy định rất chặt chẽ, theo ông Tuấn, con số được công bố không có cơ sở.

“Bản thân tôi cũng giật mình khi họ đưa ra con số này, việc họ tiến hành điều tra mà chúng tôi không được biết nên tôi thấy hơi lạ” - ông Tuấn nói.

Tương tự, thiếu tá Lê Đức Hùng, trưởng ban thanh niên Công an Hà Nội, khẳng định điều tra này được tiến hành ở Hà Nội nhưng ban thanh niên Công an Hà Nội hoàn toàn không biết thông tin này.

Thiếu tá Hùng khẳng định không thể có con số 29,5% người chơi game online “hằng ngày” thuộc lực lượng vũ trang, vì lực lượng này thường xuyên ứng trực quân số tại đơn vị đến 100% thì không thể có điều kiện chơi game online và không thể có con số ấy. Ông Hùng cho rằng tỉ lệ này là một con số rất mông lung, không hiểu điều tra như thế nào, không biết từ đâu nên chưa chính xác.

M.Q. (Theo TTO)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,