Chủ tịch Intel Paul Otellini:
'Nhà máy tại VN nhân đôi năng lực kiểm định chip Intel'
Cập nhật lúc 09:05, Thứ Bảy, 30/10/2010 (GMT+7)
Sáng 29-10 Tập đoàn Intel đã khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định chip (ATM) tại Khu công nghệ cao TP.HCM sau khoảng bốn năm được cấp phép. Nhà máy có vốn 1 tỉ USD, được xem là lớn nhất của Intel trên toàn cầu.
Trong cuộc trao đổi trên tờ Tuổi Trẻ, ông Paul Otellini - chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Intel - cho biết:
- Đây là cơ sở lắp ráp và kiểm định mới nhất và lớn nhất trong hệ thống sản xuất của Intel, góp phần tăng gấp đôi năng lực lắp ráp và kiểm định của chúng tôi trên toàn cầu. Những sản phẩm đầu tiên được lắp ráp và kiểm định tại VN là những chipset dành cho máy tính xách tay đã được xuất đi khắp thế giới.
Thời gian tới, nhà máy ở VN sẽ thực hiện công đoạn hiện đại hơn, giá trị công nghệ cao hơn, dành cho những sản phẩm trong ngành công nghiệp thiết bị di động, điện thoại, tivi, xe hơi... Phải nói rằng nhiều thứ còn đang tiếp tục xây dựng theo đúng cam kết đầu tư lâu dài của chúng tôi. Chúng tôi không xây dựng nhà máy này cho thị trường này mà cho thị trường toàn cầu.
* Chúng tôi được biết số vốn giải ngân hiện chỉ gần 300 triệu USD trong khi Intel cam kết tổng vốn đầu tư là 1 tỉ USD. Sự khác biệt này là gì?
- Chúng tôi vẫn đang còn tiếp tục xây dựng từng công đoạn. Khi nào hoàn tất chúng tôi sẽ công bố.
* Có tin cho rằng Intel đóng cửa hai nhà máy khác ở châu Á và sử dụng lại những công nghệ cũ đó ở VN. Ông bình luận gì về thông tin này?
- Chỉ một phần rất nhỏ thiết bị cũ được dùng lại, còn phần lớn là mới và hiện đại.
* Intel mở nhà máy ở Costa Rica đã giúp ngành công nghiệp công nghệ thông tin nước này phát triển mạnh. Intel tại VN giúp gì cho ngành công nghiệp phụ trợ địa phương?
- Thật sự thì mọi chuyện đến một cách tự nhiên. Khi cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì người ta đến mở nhà máy, nhà cung cấp sẽ đến, khách hàng sẽ đến liên lạc làm ăn. Chúng tôi đã thấy điều đó ở Trung Quốc, Malaysia. Điều đó sẽ xảy ra ở VN. Costa Rica là một trường hợp khác bởi ở đây đã có những nhà máy sản xuất công nghệ khác như HP...
* Ông đánh giá gì về năng lực của kỹ sư VN?
- Tôi không so sánh nhưng có thể nói đội ngũ kỹ sư ở đây có chất lượng rất cao, kỹ năng tốt. Chúng tôi đã đưa hàng trăm kỹ sư ra nước ngoài đào tạo. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các bộ, ngành VN để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Chẳng hạn như hợp tác với Bộ Giáo dục - đào tạo để đưa những lĩnh vực công nghệ mới vào giảng dạy tại các trường đại học.
Theo LÊ NGUYÊN MINH (Tuổi Trẻ)
Chủ tịch Intel Paul Otellini phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại Việt Nam sáng 29/10/2010. |
- Đây là cơ sở lắp ráp và kiểm định mới nhất và lớn nhất trong hệ thống sản xuất của Intel, góp phần tăng gấp đôi năng lực lắp ráp và kiểm định của chúng tôi trên toàn cầu. Những sản phẩm đầu tiên được lắp ráp và kiểm định tại VN là những chipset dành cho máy tính xách tay đã được xuất đi khắp thế giới.
Thời gian tới, nhà máy ở VN sẽ thực hiện công đoạn hiện đại hơn, giá trị công nghệ cao hơn, dành cho những sản phẩm trong ngành công nghiệp thiết bị di động, điện thoại, tivi, xe hơi... Phải nói rằng nhiều thứ còn đang tiếp tục xây dựng theo đúng cam kết đầu tư lâu dài của chúng tôi. Chúng tôi không xây dựng nhà máy này cho thị trường này mà cho thị trường toàn cầu.
* Chúng tôi được biết số vốn giải ngân hiện chỉ gần 300 triệu USD trong khi Intel cam kết tổng vốn đầu tư là 1 tỉ USD. Sự khác biệt này là gì?
- Chúng tôi vẫn đang còn tiếp tục xây dựng từng công đoạn. Khi nào hoàn tất chúng tôi sẽ công bố.
* Có tin cho rằng Intel đóng cửa hai nhà máy khác ở châu Á và sử dụng lại những công nghệ cũ đó ở VN. Ông bình luận gì về thông tin này?
- Chỉ một phần rất nhỏ thiết bị cũ được dùng lại, còn phần lớn là mới và hiện đại.
* Intel mở nhà máy ở Costa Rica đã giúp ngành công nghiệp công nghệ thông tin nước này phát triển mạnh. Intel tại VN giúp gì cho ngành công nghiệp phụ trợ địa phương?
- Thật sự thì mọi chuyện đến một cách tự nhiên. Khi cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì người ta đến mở nhà máy, nhà cung cấp sẽ đến, khách hàng sẽ đến liên lạc làm ăn. Chúng tôi đã thấy điều đó ở Trung Quốc, Malaysia. Điều đó sẽ xảy ra ở VN. Costa Rica là một trường hợp khác bởi ở đây đã có những nhà máy sản xuất công nghệ khác như HP...
* Ông đánh giá gì về năng lực của kỹ sư VN?
- Tôi không so sánh nhưng có thể nói đội ngũ kỹ sư ở đây có chất lượng rất cao, kỹ năng tốt. Chúng tôi đã đưa hàng trăm kỹ sư ra nước ngoài đào tạo. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các bộ, ngành VN để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Chẳng hạn như hợp tác với Bộ Giáo dục - đào tạo để đưa những lĩnh vực công nghệ mới vào giảng dạy tại các trường đại học.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Intel được ưu đãi đặc biệt Nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel với số vốn đầu tư 1 tỉ USD đã tạo một điển hình cho các công ty đa quốc gia có ý định đầu tư vào VN, đặc biệt là công nghệ cao. Intel cũng là một đối tác có cam kết mạnh mẽ cùng Chính phủ VN trong việc cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo. Intel đã có chương trình hợp tác với nhiều trường đại học VN để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin giỏi. Chính phủ cũng xem đây là một dự án rất quan trọng, đã dành mọi sự quan tâm, tạo điều kiện và dành những ưu đãi đặc biệt cho dự án. |
Theo LÊ NGUYÊN MINH (Tuổi Trẻ)
,