Thị trường điện thoại 'căng' theo giá USD
Cập nhật lúc 05:13, Thứ Ba, 02/11/2010 (GMT+7)
Cùng với cơn sốt giá vàng, giá USD, thị trường ĐTDĐ cũng rục rịch tăng giá. Đây không phải lần đầu tiên ĐTDĐ tăng giá. Trong hai năm nay, người dùng đã bắt đầu quen với việc tăng giảm liên tục của giá ĐTDĐ. Vì vậy, điều này không ảnh hưởng nhiều đến thị trường ĐTDĐ như năm 2008.
iPhone tăng giá
Sau một thời gian ngắn giảm giá mạnh để cạnh tranh với hàng chính hãng, trong vài ba tuần trở lại đây, giá iPhone tại các cửa hàng xách tay tăng đột biến. Theo quan sát của eChip Mobile, trong hai tuần liên tiếp, iPhone 4 xách tay đã tăng hơn 1 triệu đồng so với thời điểm cuối tháng 9. Tuy nhiên, mặc dù tăng giá mạnh nhưng iPhone 4 vẫn không có đủ hàng để bán do lượng hàng xách tay từ Hong Kong, Trung Quốc, Singapore… đang giảm mạnh. Trong khi đó, lượng iPhone chính hãng lại được nhập rất nhỏ giọt.
Vì thế, không chỉ hàng xách tay, mà ngay cả sản phẩm iPhone chính hãng cũng liên tục tăng giá. Tuần qua, VinaPhone đã điều chỉnh giá bán một số phiên bản iPhone do nhà mạng này phân phối. Theo đó, giá bán máy kèm với gói trả trước iSurf hoặc iSurf0 tăng từ 11.099.000đ lên 11.299.000đ với iPhone 3GS-8GB; 13.399.000đ lên 13.699.000đ với iPhone 4-16GB, và tăng từ 15.799.000đ lên 16.099.000đ với iPhone 4-32GB.
Với khách hàng dùng các gói trả sau iTouch1, 2, 3 giá bán máy tăng từ 10.599.000đ lên 10.799.000đ với iPhone 3GS-8GB, từ 12.799.000đ lên 13.099.000 với iPhone 4-16GB, và từ 14.999.000đ lên 15.299.000đ với iPhone 4-32GB. Như vậy, giá iPhone khi dùng gói trả trước đắt hơn khi dùng gói trả sau 500.000đ, 600.000đ và 800.000đ, tương ứng với iPhone 3GS-8GB, iPhone 4-16GB và iPhone 4-32GB.
Ngoài ra, biến động tỉ giá lần này khiến iPhone 3GS-8GB tăng 200.000đ, iPhone 4 cả hai phiên bản tăng lên 300.000đ/máy. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc tăng giá bán của sản phẩm iPhone do Viettel phân phối. Theo nguồn tin từ phía các nhà mạng cho biết, đây có thể là lô hàng iPhone 3GS cuối cùng trong năm nay.
Nokia cũng… tăng
Bên cạnh iPhone, nhiều sản phẩm Nokia cũng đang tăng giá mạnh. Trung bình mỗi model của Nokia tăng từ 2% - 5%. Một số model phổ thông tăng từ 20.000đ – 100.000đ bao gồm: 1208 tăng 60.000đ từ 520.000đ lên 580.000đ, 2700 tăng 110.000đ từ 1.540.000đ lên 1.650.000đ, 2730 tăng 100.000đ lên 1.930.000đ… Các sản phẩm trung cấp tăng từ 100.000đ-200.000đ bao gồm: 5800 XpressMusic tăng 130.000đ lên 5.480.000đ, 6760s tăng 170.000đ lên 4.650.000đ, X2 tăng 210.000đ lên 2.580.000đ, C6 tăng 190.000đ lên 5.920.000đ, E52 tăng 140.000đ lên 5.090.000đ, E63 tăng 180.000đ lên 4.130.000đ, E66 tăng 130.000đ lên 5.180.000đ, E71 tăng 130.000đ lên 5.430.000đ…
iPhone tăng giá
Sau một thời gian ngắn giảm giá mạnh để cạnh tranh với hàng chính hãng, trong vài ba tuần trở lại đây, giá iPhone tại các cửa hàng xách tay tăng đột biến. Theo quan sát của eChip Mobile, trong hai tuần liên tiếp, iPhone 4 xách tay đã tăng hơn 1 triệu đồng so với thời điểm cuối tháng 9. Tuy nhiên, mặc dù tăng giá mạnh nhưng iPhone 4 vẫn không có đủ hàng để bán do lượng hàng xách tay từ Hong Kong, Trung Quốc, Singapore… đang giảm mạnh. Trong khi đó, lượng iPhone chính hãng lại được nhập rất nhỏ giọt.
Một đơn vị bán lẻ cập nhật giá cho điện thoại. |
Với khách hàng dùng các gói trả sau iTouch1, 2, 3 giá bán máy tăng từ 10.599.000đ lên 10.799.000đ với iPhone 3GS-8GB, từ 12.799.000đ lên 13.099.000 với iPhone 4-16GB, và từ 14.999.000đ lên 15.299.000đ với iPhone 4-32GB. Như vậy, giá iPhone khi dùng gói trả trước đắt hơn khi dùng gói trả sau 500.000đ, 600.000đ và 800.000đ, tương ứng với iPhone 3GS-8GB, iPhone 4-16GB và iPhone 4-32GB.
Ngoài ra, biến động tỉ giá lần này khiến iPhone 3GS-8GB tăng 200.000đ, iPhone 4 cả hai phiên bản tăng lên 300.000đ/máy. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc tăng giá bán của sản phẩm iPhone do Viettel phân phối. Theo nguồn tin từ phía các nhà mạng cho biết, đây có thể là lô hàng iPhone 3GS cuối cùng trong năm nay.
Nokia cũng… tăng
Bên cạnh iPhone, nhiều sản phẩm Nokia cũng đang tăng giá mạnh. Trung bình mỗi model của Nokia tăng từ 2% - 5%. Một số model phổ thông tăng từ 20.000đ – 100.000đ bao gồm: 1208 tăng 60.000đ từ 520.000đ lên 580.000đ, 2700 tăng 110.000đ từ 1.540.000đ lên 1.650.000đ, 2730 tăng 100.000đ lên 1.930.000đ… Các sản phẩm trung cấp tăng từ 100.000đ-200.000đ bao gồm: 5800 XpressMusic tăng 130.000đ lên 5.480.000đ, 6760s tăng 170.000đ lên 4.650.000đ, X2 tăng 210.000đ lên 2.580.000đ, C6 tăng 190.000đ lên 5.920.000đ, E52 tăng 140.000đ lên 5.090.000đ, E63 tăng 180.000đ lên 4.130.000đ, E66 tăng 130.000đ lên 5.180.000đ, E71 tăng 130.000đ lên 5.430.000đ…
Anh Hoàng, phụ trách ngành hàng Nokia của một hệ thống bán lẻ lớn cho biết, sở dĩ giá Nokia tăng mạnh chủ yếu là do tỉ giá USD đang lên mạnh trong thời gian qua. Trong khi đó, Samsung và LG đã có nhà máy gia công tại Việt Nam nên không bị ảnh hưởng nhiều do biến động của tỉ giá USD. Đây là lần thứ ba Nokia tăng giá trong những tháng vừa qua và cũng là lần điều chỉnh cao nhất.
Nhu cầu vẫn không giảm
Tuy nhiên, mặc dù giá ĐTDĐ trong thời gian qua có chiều hướng tăng mạnh nhưng điều này vẫn không ảnh hưởng nhiều đến doanh số của các hãng trên. iPhone 4 vẫn liên tục đứng trong bảng những smartphone được quan tâm nhất trong suốt thời gian qua khi mà cung không đủ cầu.
Tuy nhiên, tình trạng trên đang được cải thiện dần. Thông tin từ nhà phân phối, trong tuần này, VinaPhone và Viettel nhập thêm khoảng hơn 1.000 chiếc iPhone 4 để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đại diện của VinaPhone cho biết: “Sau đợt hàng này, iPhone 4 sẽ được nhập nhiều hơn, chứ không còn nhỏ giọt như trước”. Mong rằng, qua đó sẽ hạ bớt nhiệt cho “chú dế” này.
Nokia thì không được như vậy, việc tăng giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số của Nokia. Một số đơn vị cho biết, sau khi điều chỉnh giá bán, doanh số của Nokia đã giảm 10%-20%. Tuy nhiên, điều này không gây khó khăn nhiều cho hãng này khi mà Nokia vẫn chiếm khoảng 50% thị phần ĐTDĐ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu giá USD tiếp tục leo thang, chắc chắn thị trường ĐTDĐ cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong thời điểm mua sắm cuối năm.
Phương Uyên (eChip Mobile)
,