,
221
4701
60 năm BCVT
60nambcvt
/cntt/60nambcvt/
693030
Tập đoàn VNPT: Đột phá mang tính quyết định về chất!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
,

Tập đoàn VNPT: Đột phá mang tính quyết định về chất!

Cập nhật lúc 09:26, Thứ Hai, 15/08/2005 (GMT+7)
,

VietNamNet) - Cùng với dầu khí, điện lực, viễn thông là một trong những lĩnh vực được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế. Thời điểm ra mắt tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam không còn xa. Chúng tôi xin ghi lại những nhìn nhận, đánh giá dưới góc độ kinh tế về mô hình này.

Soạn: AM 53913 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thương hiệu VNPT tại các triển lãm VT-CNTT quốc tế.

Tập đoàn kinh tế đặc thù

Mục tiêu xây dựng tập đoàn BCVT Việt Nam là hình thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực BCVT, công nghệ thông tin, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu với sản xuất, kinh doanh.

Trên cơ sở một tổng công ty nhà nước có nhiều thế mạnh là VNPT, tập đoàn BCVT sẽ có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong đó BCVT và công nghệ thông tin là chủ đạo. 

Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, tập đoàn này còn tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hướng đầu tư ra nước ngoài. Phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào sự phát triển của tập đoàn, đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong các đơn vị thành viên của tập đoàn trong đó, sở hữu nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong các đơn vị chủ lực của tập đoàn.

Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, tập đoàn BCVT cho phép phát triển mạng đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao, tổ chức mạng một cách hợp lý đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng về quy mô, hiện đại về công nghệ, tập trung phát triển mạng đường trục để tạo ra cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.

Ngày 23/3/2005: Thủ tướng Chính Phủ vừa ban hành Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Quý II đến quý IV năm 2005: Thành lập Tập đoàn, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, các Tổng công ty Viễn thông I, II, III và các công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Cổ phần hoá các doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp để hình thành các công ty con, công ty liên kết.

Quý IV năm 2005: Chuyển Cục Bưu điện Trung ương về trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn Thông quản lý, chuyển các đơn vị sự nhigệp gồm Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông và các bệnh viện thuộc TCT BC-VT hiện nay thành đơn vị sự nghiệp độc lập và hoạt động theo cơ chế quy định tại nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính Phủ.

Đến tháng 1 năm 2006, Tập đoàn BCVT Việt Nam sẽ chính thức được ra mắt.

Theo đó, công ty mẹ là công ty Nhà nước, được hình thành từ các bộ phận: công ty VTN, VTI, bộ phận đầu tư tài chính của công ty Tài chính bưu điện, cơ quan tổng công ty và Trung tâm thông tin bưu điện. Công ty mẹ được tổ chức theo loại hình tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, có các đơn vị thành viên.

Theo quyết định số 58, Tổng Công ty Viễn thông I, II, III hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trước ngày 10/9 sắp tới, trình đề án thành lập, điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quyết định thành lập Tập đoàn BCVT VN (công ty mẹ), Tổng Công ty BCVN và các Tổng Công ty Viễn thông Việt Nam.

Tạo điều kiện cạnh tranh và hội nhập

Tiến sỹ Trần Du Lịch - Uỷ viên HĐQT VNPT, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM đã nhận định như vậy về mô hình tập đoàn của VNPT. ''Trước hết, việc tổ chức theo mô hình tập đoàn là hướng có thể thích nghi với cơ chế thị trường và điều kiện cạnh tranh hội nhập, nên hiệu quả sử dụng nguồn lực của VNPT sẽ cao hơn, so với cơ chế hạch toán tập trung dựa trên quan hệ hành chính như hiện nay. 

Mô hình tập đoàn xóa bỏ cơ chế quản lý theo kiểu hành chính, xin - cho, thiếu động lực kích thích để nâng cao năng suất lao động. Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các DN thành viên là dựa trên quan hệ sở hữu vốn và quan hệ đầu tư, không còn mối quan hệ hành chính như hiện nay nên nó phù hợp với điều kiện hoạt động của kinh tế thị trường''.

Mô hình tập đoàn của VNPT có 2 nét đặc trưng đáng lưu ý: Thứ nhất, tập đoàn vừa đóng vai trò là người trực tiếp kinh doanh một số dịch vụ bưu chính - viễn thông then chốt nhưng đồng thời lại đóng vai trò một nhà đầu tư tài chính (holding company). Thứ hai, liên kết của tập đoàn vừa “liên kết cứng” đối với lĩnh vực viễn thông (Tổng Công ty Viễn thông theo mô hình công ty mẹ - công ty con), vừa “liên kết mềm” giữa Tổng Công ty Viễn thông và Tổng Công ty Bưu chính. 

Cũng theo tiến sỹ, đây là sự vận dụng linh hoạt 2 loại mô hình tập đoàn khá phổ biến trên thế giới để xây dựng Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Việc chuyển từ cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện hành, mà trong mô hình này gọi là công ty mẹ - công ty con là sự chuyển đổi mang tính cách mạng đối với doanh nghiệp Nhà nước nói chung và VNPT nói riêng.

Điều này sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tạo điều kiện để cạnh tranh và hội nhập trong thời gian sắp tới.

  • Hoàng Hùng 
,
,