221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
465942
IBM Việt Nam: chặng đường 10 năm!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
IBM Việt Nam: chặng đường 10 năm!
,
TGĐ IBM Việt Nam Mizan và Bộ trưởng
bộ GDDT thăm phòng học Kidsmart

10 năm trước, năm 1993, khi ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam còn vô cùng mới mẻ, tập đoàn máy tính IBM (Mỹ) - lúc đó đã khá vững chân trên thị trường thế giới với nhãn hiệu máy tính IBM - chính thức lập đại diện tại Hà Nội. Mục tiêu mà IBM đã xác định ngay thời điểm ấy là: đưa vào vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm ưu thế của mình: máy tính cá nhân IBM, và đầu tư tại thị trường này một đội ngũ nhân viên chính thức: thành lập công ty IBM Việt Nam 100% vốn nước ngoài.

Thực tế, IBM đã từng hoạt động tại Việt Nam từ năm 1938 đến năm 1975. Thời gian này, IBM được biết đến là một trung tâm đào tạo, phục vụ cho các văn phòng của IBM ở khu vực Đông Nam Á. Gần 20 năm sau, công ty này mới trở lại và cam kết sẽ hoạt động lâu dài với thị trường Việt Nam.

Năm 1994, IBM bắt đầu xây dựng đội ngũ nhân viên Việt Nam trong văn phòng của mình, năm 1995, nhân viên Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí quản lý trong công ty, tiếp đó là các hợp đồng bán hàng, các cuộc hợp tác chuyển giao công nghệ với các đối tác trong và ngoài nước,...''Tôi còn nhớ, ngay từ khi đó, tất cả chúng tôi đều rất hăm hở làm việc với các tổ chức và công ty trong nước. VietcomBank là một trong những khách hàng đầu tiên của chúng tôi đã mua hai chiếc máy chủ IBM RS/6000 đầu tiên'', ông Hoàng Xuân Hiếu, hiện là Phó Tổng Giám đốc công ty IBM Việt Nam kể lại.

''Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến mảng khách hàng chính phủ, bao gồm các tổ chức chính phủ và các công ty nhà nước. Chúng tôi luôn nỗ lực cao nhất để triển khai cũng như duy trì các giải pháp phục vụ khách hàng, và điều quan trọng nhất là Việt Nam triển khai được Kinh doanh điện tử'', ông Mizan, Tổng giám đốc công ty IBM Việt Nam cho biết.

IBM và hệ thống sản phẩm dành cho doanh nghiệp

IBM đã được biết tới từ nhiều năm qua với công nghệ mainframe được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp lớn. Các tính năng của hệ thống mainframe hiện vẫn tiếp tục phát triển trong toàn bộ họ máy chủ dành cho doanh nghiệp của IBM.

Những chiếc máy chủ này hay còn gọi là e-Server, bao gồm pSeries (p nghĩa là high Performance � khả năng hoạt động cao), iSeries (i nghĩa là Integrated system � hệ thống tích hợp), xSeries (x nghĩa là extended architecture � kiến trúc mở rộng) và zSeries (z nghĩa là zero downtime � không có thời gian ngưng máy). Trong 10 năm qua, Bộ phận Hệ thống dành cho Doanh nghiệp là bộ phận lớn thứ hai của IBM.

''Trong nhiều năm, lượng máy e-Server bán ra tại thị trường Việt Nam đã đạt tới tỷ lệ tăng trưởng vững chắc, vượt qua cả tỷ lệ tăng trưởng hai con số của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam. Máy chủ IBM xSeries tiếp tục là máy chủ bán chạy nhất trong mảng thị trường máy chủ sử dụng bộ xử lý Intel tại Việt Nam. xSeries đã được trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ thông tin tốt nhất do bạn đọc Tạp chí PCWorld bình chọn. Máy chủ pSeries phục vụ thị trường Unix còn máy chủ iSeries với khả năng dễ dàng điều hành hệ thống đã đạt tỷ lệ tăng trưởng năm là gấp đôi'', ông Mizan cho biết.

Tại Việt Nam, máy chủ chạy các ứng dụng kinh doanh quan trọng ngày càng được sử dụng trên các mảng thị trường lớn như Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức ngân hàng và tài chính bao gồm bảo hiểm, chế tạo, dầu lửa, viễn thông, công viên công nghiệp và phần mềm, du lịch và vận tải cùng mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, IBM vẫn tiếp tục đổi mới và công bố các thiết bị lưu trữ hệ thống dành cho doanh nghiệp với những hệ thống lưu trữ tốc độ cao có khả năng chịu lỗi cùng máy in hệ thống cao cấp có chi phí thấp, tốc độ cao và có khả năng hoạt động kết nối với nhiều hệ thống. Tương tự như vậy, IBM cũng cung cấp các loại thiết bị lưu trữ và máy in quy mô nhỏ với đầy đủ các đặc tính kết nối đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả các thiết bị này đều kết nối tạo thành một hệ thống phần cứng mà IBM gọi là cơ sở hạ tầng điện tử.

Hệ thống cá nhân IBM

Vào đầu tháng 6/2003, IBM Việt Nam đã công bố máy tính cá nhân và họ sản phẩm màn hình được thiết kế lại: máy tính để bàn ThinkCentre và màn hình ThinkVision mới. Với công bố này IBM đã hoàn thành việc chuyển tất cả sản phẩm và dịch vụ máy tính cá nhân theo một tên gọi - ''Think'', là một phần trong chiến lược Think của IBM đối với Ban Hệ thống Máy tính cá nhân. 

Giải thích rõ hơn, ông Trương Phi Dũng, Giám đốc Ban Máy tính cá nhân nói: ''Chúng tôi tránh kiểu bán máy tập trung vào phần cứng. Lợi thế cạnh tranh của chúng tôi, kể cả trong ngành công nghiệp đang có xu hướng hàng hoá này là công nghệ và giải pháp về lĩnh vực không dây, bảo mật, phục hồi nhanh, quản lý hình ảnh cài đặt sẵn phần mềm v.v.  Khi chúng tôi đưa sản phẩm ra thị trường, chúng tôi luôn bảo đảm chắc chắn đi cùng là một giải pháp chứ không chỉ là một chiếc máy mầu kem hay mầu đen và chúng tôi đang tiếp tục phát triển các sản phẩm của mình theo hướng đó.  Chúng tôi cũng tối ưu tiềm lực của IBM ở các bộ phận khác kết nối trong cơ sở hạ tầng Kinh doanh điện tử''.

IBM cũng cho biết, hệ thống cá nhân là mảng kinh doanh lớn nhất của IBM Việt Nam và IBM đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng hàng trăm phần trăm trong giai đoạn 1996 - 2002, lượng máy tính xách tay IBM Thinkpad tiêu thụ trên thị trường tiếp tục tăng.

Máy xách tay IBM ThinkPad cũng được bạn đọc Tạp chí PCWorld bình chọn là sản phẩm công nghệ thông tin tốt nhất trong 4 năm liền từ 1999 đến 2002.

IBM cũng cung cấp nhiều tuỳ chọn (option), phụ kiện và các sản phẩm có liên quan tới các hệ thống cá nhân như chuột quang, que bộ nhớ (memory keys), máy chiếu video cùng các thiết bị dành cho thị trường bán lẻ (Point of Sales).

(còn tiếp...)

Ngọc Huyền

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,