221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
562268
Năm 2005: Cơ hội mở rộng thị trường CNTT
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Năm 2005: Cơ hội mở rộng thị trường CNTT
,

Thị trường công nghiệp thông tin (CNTT) Việt Nam nói chung năm 2005 sẽ phát triển ra sao? Định hướng riêng của mỗi doanh nghiệp (DN) CNTT hoạt động tại đây như thế nào?... Ý kiến từ một số DN.

Ông Nguyễn Bảo Hoàng, giám đốc IDG VENTURES Việt Nam

Trong năm qua, IDG đã tăng quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam từ 80 triệu lên 100 triệu USD cho lĩnh vực CNTT-viễn thông (VT), lập hai văn phòng tại TP.HCM và Hà Nội. Điều này chứng tỏ IDG tin tưởng vào khả năng phát triển CNTT-VT của Việt Nam. Chúng tôi cũng đã tìm được hai công ty phần mềm phù hợp yêu cầu: dưới 50 nhân viên, hoạt động chưa đến hai năm, có cơ hội phát triển và có người lãnh đạo giỏi để đầu tư mạo hiểm. Hai công ty này sẽ được công bố trong thời gian không xa.

Soạn: AM 238194 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tính toán mạng lưới - một công nghệ, một trào lưu mới của thế giới đã bắt đầu có mặt tại Việt Nam, và hứa hẹn phát triển trong năm 2005 này. (Ảnh: HS)

Tuy nhiên, còn một vài rào cản. Theo tôi, cần gỡ bỏ để phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Đó là quy định chỉ thuê không quá 3% nhân viên nước ngoài với DN trong nước. Về hạ tầng cơ sở CNTT-VT, giá cả cần phù hợp hơn, cần phát triển băng rộng. Thị trường chứng khoán hoạt động không tích cực cũng là những trở ngại cho công tác đầu tư mạo hiểm.

Trong năm 2005, IDG Ventures VN sẽ tiếp tục đầu tư vào năm-sáu công ty CNTT nữa. Đặc biệt, chúng tôi sẵn sàng đầu tư ngay 10.000 USD cho cá nhân có ý tưởng kinh doanh CNTT tốt, giúp họ lập DN và thực thi tính sáng tạo.

Theo tôi, thời gian tới Việt Nam nên nắm bắt những nhân tố dẫn đến thành công trong triển khai-ứng dụng CNTT-VT như:

- Có chiến lược tổng thể, thể hiện chính sách nhất quán đối với cộng đồng DN và đầu tư nước ngoài.
- Tập hợp và đoàn kết (clustering) những nguồn lực, hạ tầng cơ sở thiết yếu và quan trọng nhất; phát triển giáo dục và tri thức bản địa.
- Tiếp cận, vay các nguồn vốn và tăng tính thanh khoản.
- Đẩy mạnh các mô hình giáo dục công lập và tư nhân thông qua chuyển giao công nghệ, các chương trình trao đổi sinh viên và các nguồn vốn đầu tư cá nhân.

Bà Nguyễn Bích Thủy, giám đốc Công ty Máy tính và Thiết bị Thuận Quốc:

Năm 2004 là năm có chuyển biến mạnh về nhận thức người dùng. Các đơn vị ứng dụng không còn coi CNTT là một đầu tư "xa xỉ" và đây chính là điểm thuận lợi đối với thị trường CNTT. Trong nhiều dự án Thuận Quốc triển khai, hạng mục đầu tư cho CNTT đã được xem xét như một yếu tố quan trọng ngay từ khi xây dựng dự án. Xu hướng "sính ngoại" cũng đã thay đổi đối với thị trường máy tính. Máy tính thương hiệu Việt đang lên ngôi và khẳng định được chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình với người tiêu dùng và trong các dự án của Nhà nước.

Năm tới là năm Thuận Quốc và thương hiệu máy tính Ruby ấp ủ khá nhiều dự định Trước mắt, chúng tôi sẽ xây dựng một nhà máy lắp ráp máy tính, sau đó sẽ xây dựng chiến lược lâu dài đào tạo đội ngũ nhân lực. Nguyện vọng của tôi là Nhà nước sẽ quan tâm hơn đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực CNTT, không chỉ những kỹ sư lập trình mà cả những người thiết kế phần mềm, thiết kế mạng hoặc các thợ máy tính...

Ông BARNEY YIU, giám đốc bán hàng, nhóm giải pháp khách hàng của Hewlett-Packard (HP) tại Việt Nam:

Năm vừa qua, HP đã cố gắng giữ nguyên việc kinh doanh tại Việt Nam dù nhiều dự án lớn bị đình trệ do thủ tục chưa thực hiện xong - đây là một cố gắng lớn của chúng tôi. Dù vậy, thời gian tới, HP vẫn tiếp tục giữ vững và mở rộng quan hệ với các đối tác tại thị trường Việt Nam. Năm 1986, chúng tôi chỉ có hai nhà bán lẻ, không có văn phòng tại Việt Nam, nay có hơn 200 đối tác và sẽ tiếp tục phát triển. Trong ba năm từ 2003-2005, dự kiến doanh thu của HP tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi.

Trong 2005, tại Việt Nam, HP nhìn thấy thị trường tiềm năng là chính phủ điện tử (CPĐT), giáo dục, khối DN vừa và nhỏ và sẽ tập trung vào các mảng này. Với CPĐT, HP mong muốn được tham gia tư vấn hạ tầng CNTT và kinh nghiệm thực hiện chính phủ điện tử cho Việt Nam thông qua kinh nghiệm tham gia thực hiện CPĐT cho Hong Kong, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... Với mảng giáo dục, HP sẽ tham gia các dự án nâng cao trình độ CNTT của người dân. HP mong muốn hợp tác không chỉ với Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam mà cả các Sở GDĐT địa phương. Những khởi đầu lạc quan là HP đã tham gia triển khai hệ thống CNTT cho các Đại học (ĐH) RMIT, Huế, Đà Nẵng và hợp tác trao học bổng cho sinh viên cùng ĐH RMIT. Cuối cùng, với khối DN vừa và nhỏ, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo tại các tỉnh nhằm giới thiệu khả năng tăng cường cạnh tranh nhờ CNTT. Đồng thời, HP sẽ phối hợp các công ty phần mềm cung cấp giải pháp trọn gói (phần cứng và phần mềm) cho DN.

Ông Nguyễn Quốc Toàn, chủ tịch HĐQT Công ty Phần mềm Hỗ trợ Doanh nghiệp BSC:

Năm qua, BSC Group tăng trưởng khá. Mức tăng trưởng trong năm 2004 đạt 140-150% và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì mức này trong năm 2005. Chúng tôi nhìn nhận năm 2004 là năm mà phần mềm Việt Nam có khá nhiều thuận lợi. Nhiều dự án nhà nước và các khối doanh nghiệp đã bước đầu triển khai. Nhận thức của người Việt với ứng dụng CNTT được chú trọng, nhất là khối giáo dục. Năm 2004 cũng là năm đầu tiên (sau hai năm) phần mềm Quản lý Sinh viên EMIS đạt hòa vốn năm. Đây là biểu hiện tốt với chúng tôi vì trước đó, đã có lúc chúng tôi nản khi nhận thấy sức ì rất lớn trong ngành giáo dục. Phần mềm kế toán Effect cũng đã đạt được vị trí nhất định trên thị trường với trên 500 khách hàng.

Năm tới chúng tôi sẽ khá vất vả vì đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới: giải pháp quản lý mối quan hệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp với khách hàng dành cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi hy vọng thị trường sẽ đón nhận sản phẩm này vì bản thân nó đã nhắm đúng vào một đòi hỏi từ rất lâu đối với mỗi tổ chức doanh nghiệp. 

(Theo PC World B)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,