221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
572718
2006: "Thời điểm cho 3G Việt Nam"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
2006: 'Thời điểm cho 3G Việt Nam'
,

Ông Dieter KleinTổng giám đốc bộ phận Truyền thông của Siemens tại Việt Nam, đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về thị trường di động Việt Nam.   

Ngày nay, điện thoại di động không chỉ là thoại và nhắn tin mà nó còn có nhiều ứng dụng dữ liệu di động khác, và để đáp ứng nhu cầu này các nhà khai thác mạng di động thế hệ hai (2G) đang tính đến một bước chuyển đổi sang mạng di động thế hệ ba (3G). Đây là sự phát triển tất yếu của ngành di động toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Năm 2004, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm dịch vụ 3G trên nền tảng mạng GSM.

Nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin về xu hướng phát triển công nghệ 3G trên thế giới và khả năng triển khai mạng di động 3G tại Việt Nam, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Dieter Klein, Tổng giám đốc bộ phận Truyền thông tập đoàn Siemens tại Việt Nam xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, các nhà khai thác di động hiện nay có nhất thiết phải chuyển sang mạng di động 3G? Liệu tốc độ phát triển thuê bao 3G trên thế giới có phải là quá chậm?

Soạn: AM 260951 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Dieter Klein: 2006 là thời gian phù hợp để triển khai UMTS/3G vào Việt Nam. (ảnh Thu Hương).

Có thể thấy rất rõ 3G là một bước đột phá của ngành di động, bởi vì nó cung cấp băng thông rộng hơn cho người sử dụng. Điều đó có nghĩa sẽ có các dịch vụ mới và nhiều thuận tiện hơn trong dịch vụ thoại và sử dụng các ứng dụng dữ liệu. Truyền thông di động ngày nay đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Việc vẫn có thể giữ liên lạc với mọi người trong khi di chuyển đã làm thay đổi cuộc sống riêng tư và công việc của chúng ta.

Với công nghệ 3G, các nhà khai thác mạng có thể cung cấp nhiều dịch vụ số liệu cho các khách hàng của mình, các dịch vụ hấp dẫn này làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Nhờ đó, các nhà khai thác mạng có thể tăng doanh thu trung bình trên một thuê bao. Ngoài ra, 3G còn tạo khả năng cho các nhà khai thác cung cấp các dịch vụ đặc biệt dành riêng cho các thuê bao của mình để có được sự trung thành của khách hàng.

Hiện nay, có khoảng hơn 10 triệu thuê bao sử dụng 3G trên toàn thế giới. Theo dự đoán của các chuyên gia viễn thông, các dịch vụ 3G sẽ phát triển nhanh hơn GSM và sẽ có khoảng 150 triệu thuê bao sử dụng công nghệ 3G vào năm 2006.

- Những bước chuyển từ công nghệ 2G lên 3G?

- Hệ thống viễn thông di động thế hệ hai chủ yếu hiện nay là GSM và IS 95. Những công nghệ này ban đầu được thiết kế để truyền tải giọng nói và sau này để nhắn tin. Để tận dụng được tính năng của hệ thống 2G khi chuyển hướng sang 3G cần thiết có một giải pháp chung chuyển. Các nhà khai thác mạng GSM có thể bắt đầu chuyển từ GSM sang 3G bằng cách nâng cấp hệ thống mạng lên GPRS (Dịch vụ vô tuyến chuyển mạch gói), tiếp theo là EDGE (tiêu chuẩn 3G trên băng tần GSM và hỗ trợ dữ liệu lên tới 384kbit) và UMTS (công nghệ băng thông hẹp GSM sử dụng truyền dẫn CDMA), và WCDMA. Còn hệ thống IS 95 thì sẽ tiến triển sang CDMA2000. Các hệ thống trong họ CDMA2000, nền tảng phát triển công nghệ lên thế hệ thứ 3 cho các hệ thống IS95, bao gồm các công nghệ: 1xRTT (tương đương với GPRS), 1xEV-DO (chỉ dữ liệu) và 1xEV-DV (dữ liệu/thoại).

Hiện tại, tốc độ băng thông của UMTS là 384kb/s. Nhờ công nghệ truy cập gói tốc độ cao (HSPDA) chúng ta sẽ có được tốc độ tải từ 2 tới 3 megabytes/giây vào năm 2005. HSPDA với tốc độ truyền tải dữ liệu cao có thể tích hợp với các sản phẩm cơ sở hạ tầng hiện có của Siemens như là các trạm vô tuyến. Các nhà khai thác mạng sử dụng công nghệ 3G có thể dễ dàng nâng cấp các thiết bị hiện có của họ và đem lại cho khách hàng tốc độ tải dữ liệu nhanh hơn. Một doanh nhân mà đi công tác xa vẫn có thể dễ dàng tải các file dữ liệu về máy tích xách tay của anh ta. Các PC card hỗ trợ HSPDA sẽ có trước tiên và sau đó sẽ là các điện thoại HSPDA.

Nhận định của ông về khả năng triển khai 3G tại Việt Nam? Và cần phải chuẩn bị những gì?

Soạn: AM 260963 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Điện thoại 3G ngày càng có nhiều trên thị trường.

- Hiện nay câu chuyện 3G cũng luôn được nhắc tới tại Việt Nam. Vấn đề quan trọng là phải triển khai các giấy phép cho 3G song song với việc phân bổ các băng tần tương ứng. Nếu có giấy phép (license) 3G, các nhà khai thác mạng GSM có thể dễ dàng chuyển sang W-CDMA. Các mạng đầu tiên sẽ được lắp đặt ở các thành phố lớn nơi mà tốc độ truyền dữ liệu cao đã trở nên thật sự cần thiết bởi vì các khách hàng doanh nhân ngoài việc sử dụng dịch vụ thoại truyền thống còn có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng các ứng dụng và dịch vụ số liệu trên chiếc điện thoại của họ.

Trong trường hợp các nhà khai thác mạng GSM không có giấy phép cho 3G họ có thể sử dụng công nghệ EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution) trước. EDGE là một chuẩn đã được công nhận của 3G sử dụng băng tần GSM hiện có và hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 384kbit/s (trung bình từ 40 đến 60kbit/s cho một khe thời gian) mà không cần thêm bất kỳ một giấy phép nào. Theo quan điểm của nhà đầu tư, EDGE có thể dễ dàng thích ứng với hệ thống GSM. Bản chất đó chỉ sự nâng cấp phần mềm của hệ thống trạm vô tuyến GSM.

Nhằm đảm bảo việc chuyển từ GSM sang UMTS một cách thuận lợi, các nhà khai thác mạng có thể nâng cấp mạng lên EDGE trước để thử nghiệm ngay từ bây giờ những dịch vụ dữ liệu. Ví dụ như video-MMS, các dịch vụ định vị hay các ứng dụng văn phòng di động. Bước tiếp theo sẽ nâng cấp lên UMTS nhằm tăng tốc độ truyền số liệu và thực hiện nhiều loại hình ứng dụng mới. Việc chuyển từ GSM sang EDGE, sau đó là UMTS là con đường đầu tư hiệu quả và tiết kiệm chi phí đối với các nhà khai thác mạng. Theo ý kiến của tôi 2005 là thời điểm thích hợp để triển khai EGDE vào Việt Nam và thời gian phù hợp cho UMTS/3G là vào năm 2006. Vào thời điểm này chúng ta cũng sẽ có nhiều các thiết bị đầu cuối 3G hơn cho người sử dụng lựa chọn.

- Theo ông các ứng dụng di động có phải là nhân tố thúc đẩy việc phát triển 3G tới khách hàng?

- Các ứng dụng mới là một trong những nhân tố thúc đẩy việc phát triển 3G tới khách hàng. UMTS/3G cung cấp cho các nhà khai thác mạng băng thông rộng khả năng triển khai một loạt các ứng dụng như video telephony (điện thoại truyền hình), video conferencing, video streaming, audio streaming với chất lượng âm thanh nổi, các dịch vụ định vị. Kinh nghiệm ở nhiều nước khác như là Nhật Bản, châu Âu đã cho thấy mỗi nước có thể chọn ra các giải pháp ứng dụng thích hợp cho các thuê bao của mình. Các ứng dụng mới đem lại lưu lượng truyền tải cao hơn và do đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà khai thác mạng.

Một nhân tố nữa đó là 3G giúp các nhà khai thác mạng có thể quản lý được số lượng các thuê bao ngày càng tăng. Do 3G hoạt động hiệu quả hơn xét về mặt sử dụng dải phổ nên có thể phục vụ tốt hơn số lượng lớn hơn các thuê bao so với mạng GSM truyền thống.

- Xin cám ơn ông!

  • Vũ Lê (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,