221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
649366
Hà Nội: Thu 51 máy tính vi phạm bản quyền phần mềm!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hà Nội: Thu 51 máy tính vi phạm bản quyền phần mềm!
,

(VietNamNet) - Hôm qua (24/5), Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin phối hợp với Cục cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) đã tiến hành thanh tra hai công ty máy tính lớn ở Hà Nội là công ty Máy tính Vĩnh Xuân (trụ sở tại 39 Trần Quốc Toản, HN) và công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh (trụ sở tại 95 Lý Nam Đế, HN).

Đoàn thanh tra lập biên bản thu giữ sản phẩm vi phạm bản quyền phần mềm.

Đoàn thanh tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính tại Công ty Máy tính Vĩnh Xuân; tạm thu giữ 21 chiếc CPU và 25 đĩa CD ROM có chứa các phần mềm vi phạm bản quyền. Tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh, đoàn thanh tra tạm thu giữ 30 chiếc CPU (trong đó, có 2 màn hình và 2 chiếc CPU là phương tiện sao chép phần mềm không có bản quyền) và 65 đĩa CD ROM.

Các phần mềm vi phạm bản quyền trong các đĩa CD ROM này gồm: hệ điều hành Microsoft Windows XP, Microsoft Office 2003, bộ Từ điển Lạc Việt, bộ gõ Vietkey và phần mềm diệt Virus Norton Antivirus.  

Trong các máy tính bán cho khách hàng, đoàn thanh tra cũng phát hiện nhiều phần mềm không có bản quyền được cài đặt, chủ yếu gồm những ứng dụng phổ biến như trên: hệ điều hành, từ điển, bộ gõ, phần mềm chống virus...

Thông tin từ đoàn  thanh tra cho biết,  tổng giá trị các phần mềm bất hợp pháp ước tính lên tới hơn 200 triệu đồng. Điều này cho thấy không chỉ những phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài bị xâm hại mà ngay chính những sản phẩm phần mềm trong nước cũng đang bị sao chép tràn lan.  

Tại cuộc thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin  Phan An Sa nói: "Đợt kiểm tra này là một trong những hoạt động tiếp theo nằm trong chiến dịch xoá bỏ nạn vi phạm bản quyền phần mềm. Chủ trương của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan là nhất quán trong việc đẩy mạnh thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có phần mềm, nhằm tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh; đồng thời, thúc đẩy đầu tư sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài và phục vụ cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. 

Ông Phan An Sa cũng cho biết thêm: "Việt Nam đã chính thức là thành viên của Công ước Bern, chính vì vậy chúng ta cần phải tuân thủ các điều khoản trong công ước. Trong năm qua, Bộ Văn hoá Thông tin đã kết hợp với các Bộ ngành liên quan đã nỗ lực rất nhiều trong việc xử lý các hình thức vi phạm bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải nâng cao nhận thức và ý thức tự giác sử dụng phần mềm có bản quyền từ mọi cấp độ. Bộ Văn hoá Thông tin quyết tâm ủng hộ các hoạt động về bảo vệ bản quyền". 

Thời gian tới, Bộ VHTT sẽ  sớm ban hành quyết định xử phạt căn cứ vào Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin. 

Trước đó, Bộ VHTT đã tiến hành kiểm tra và xử lý ba công ty máy tính ở Hà Nội vào tháng 5/2004 và hai công ty máy tính tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 11/2004 đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong nỗ lực giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Những cuộc thanh tra này là một hành động nghiêm túc thể hiện những cam kết của Chính phủ về  đẩy mạnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm. 

Sử dụng phần mềm có bản quyền là một yêu cầu bắt buộc trong hội nhập kinh tế quốc tế.Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trở thành một thách thức lớn trong quá trình thực hiện các hiệp định song phương, công ước Bern và đặc biệt là quá trình gia nhập WTO. Để thực hiện đầy đủ các cam kết này, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thoả mãn đầy đủ về nội dung theo yêu cầu chung của quốc tế. Theo đó, phần mềm máy tính cũng là một sản phẩm trí tuệ và được bảo hộ như tác phẩm viết theo Phần thứ sáu của Bộ Luật Dân sự.

Cũng tại điều 4 về Quyền tác giả và quyền liên quan trong Công ước Bern qui định: “mọi loại chương trình máy tính đều được coi là tác phẩm viết và các quốc gia ký kết tham gia công ước này đều phải thực hiện quyền tác giả". Đồng thời, để thực hiện mục tiêu trở thành thành viên chính thức của WTO trong năm 2005 bên cạnh những yêu cầu khác, Viêt Nam phải tuân thủ  đầy đủ những cam kết bảo hộ và thực thi đầy đủ, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp đinh TRIPS của WTO. Để thực thi hiệu quả các vi phạm sở hữu trí tuệ về phần mềm, Chính phủ đã có nhiều hành động quyết liệt và những hình phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm.

  •  Hoàng Hùng

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,