,
221
2241
Cõi Mobile
mobile
/cntt/mobile/
520175
Mỹ: ĐTDĐ được phép sử dụng trong trường học
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
,

Mỹ: ĐTDĐ được phép sử dụng trong trường học

Cập nhật lúc 19:35, Thứ Tư, 29/09/2004 (GMT+7)
,
Khắp nơi trên nước Mỹ, rất nhiều bậc phụ huynh cho biết điện thoại di động (ĐTDĐ) sẽ giúp họ kiểm tra dễ dàng và liên lạc thường xuyên với con cái họ.

Từ mặt trái thời công nghệ số...

Soạn: AM 155815 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Khi những chiếc điện thoại đa chức năng ra đời, việc học sinh đến phòng thi với chiếc điện thoại đời mới nay không làm cho bạn bè ngưỡng mộ hay ngạc nhiên nữa. Chỉ cần dựa vào tin nhắn đa phương tiện, các cô cậu học trò này có thể chép trên 1.500 ký tự cho một tin nhắn.Với ba-bốn cái tin nhắn như thế thì có đầy đủ một câu trả lời hoàn chỉnh.

Ngoài ra, các cô cậu này còn dùng ĐTDĐ để có thể ghi âm câu trả lời và tiện việc làm ''phao'' thi. Việc những chiếc điện thoại reo ầm ĩ trong lớp học, trong phòng thi đã làm không ít người bực mình, giờ nó được tận dụng để chép tài liệu quay cóp nên càng khiến cho nhiều người bất bình.

Đi tìm giải pháp

Tháng Sáu vừa qua, ông Jeb Bush - thống đốc bang Florida đã ký xác nhận một dự luật, dựa trên những đề xuất trước đây của một nhóm học sinh trung học: Bỏ lệnh cấm dùng ĐTDĐ trong trường học. Kể từ tháng Bảy, một nửa bang Kentucky cũng đã bãi bỏ quy định cấm này.

Soạn: AM 155821 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Rất nhiều Ban Giám hiệu trường học tỏ ra đồng ý miễn cưỡng với quy định mới. Trong khi đó, một số trường học cho phép mang ĐTDĐ, một số trường học khác yêu cầu ĐTDĐ phải được đút gọn gàng trong túi hoặc ba lô. Một số trường học lại cấm mang các loại điện thoại có gắn camera, bởi họ lo sợ những trò đùa tinh nghịch của các cô cậu ''nhất quỷ nhì ma'' này. Hầu hết các trường học vẫn tiếp tục ngăn cấm việc sử dụng ĐTDĐ và các thiết bị điện tử khác trong giờ giảng bài bởi các thiết bị hiện đại này bị coi như những vật gây mất tập trung trong lớp hoặc gian lận trong những cuộc thi, không những vậy, chúng còn được sử dụng để check mail, chơi game, gửi tin nhắn, gọi điện,...

Đây là một sự thay đổi quan trọng so với các quy định trong trường học trong những năm 1990. Trước đây, Ban giám hiệu các trường học khắp nơi trên đất nước này cho rằng ĐTDĐ là công cụ của những kẻ... buôn bán ma tuý. Lúc đó, ở Florida, việc mang ĐTDĐ vào trường học có thể bị phạt tạm ngừng học mười ngày. Còn ở Louisiana, việc làm này bị coi như một hành vi phạm tội, có thể bị phạt tù 30 ngày.

Không thể thờ ơ với công nghệ mới

Ngồi trong lớp học tiết thứ hai môn máy tính tại trường Trung học Eastern, cậu học trò Gray Taylor 15 tuổi thấy ĐTDĐ của mình réo lên. Để tránh bị thầy cô phát hiện, cậu ta đã trả lời điện thoại thật khẽ khàng và phát hiện mẹ cậu đang gọi điện cho - một điều cậu không mong muốn chút nào hết.

Soạn: AM 155829 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Mẹ Gray hỏi: ''Tại sao con lại nghe điện trong lớp học?''. Cậu ta thì thầm trả lời: ''Mẹ là người duy nhất gọi điện cho con''.

Những tình huống trên đang diễn ra ở khắp nơi trên đất nước Mỹ, khi hàng trăm trường học bất đắc dĩ đồng ý nới lỏng các quy tắc của họ về sử dụng ĐTDĐ trong trường học.

Do việc giảm giá ĐTDĐ, sự linh hoạt của các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các ''kế hoạch tiếp thị gia đình'' đã tác động tới các bậc phụ huynh và những trẻ vị thành niên, những chiếc ĐTDĐ đã trở thành vật quá bình thường như... những chiếc đồng hồ đeo tay.

Theo hãng nghiên cứu Yankee Group, khoảng một nửa bộ phận thiếu niên Mỹ trong độ tuổi từ 13 đến 15 dự kiến mua ĐTDĐ vào cuối năm 2004. Và ở rất nhiều trường trung học, kể cả những trường ở các thành phố nghèo, các chính quyền thành phố cho biết con số này gần 90%.

Đến nay, các trường học đã ''đầu hàng'' trước những nhu cầu đòi hỏi của các bậc phụ huynh và thị trường thực tế. Các học sinh đã được phép mang ĐTDĐ đến trường nhưng tuyệt đối không được sử dụng trong lớp học.

ĐTDĐ làm yên lòng các bậc phụ huynh

Khắp nơi trên nước Mỹ, rất nhiều các bậc phụ huynh tiết lộ rằng thông thường, ĐTDĐ giúp họ kiểm tra dễ dàng và liên lạc thường xuyên với con cái họ.

Ở Lansing (Michigan - Mỹ), bà  Marikay Teremi, 40 tuổi, cho hay bà đã cân nhắc khi đưa chiếc ĐTDĐ cho Sarah - con gái bà hiện là học sinh trung học - để liên lạc khi cô con gái bà về muộn hay khi cần thiết. Bà nói:  ''Chiếc điện thoại này làm cho tôi có cảm giác yên tâm hơn''.

Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh khác ở trường Trung học Eastern mong muốn rằng sẽ không bao giờ chấm dứt điều luật cấm sử dụng ĐTDĐ. Đầu tiên, trường này đã chấp hành một điều lệ không chính thức về việc cho phép học sinh sử dụng ĐTDĐ bởi, theo giáo viên và Ban giám hiệu, học sinh sẽ nói chuyện trên điện thoại hoặc chơi game trong giờ học, thậm chí chúng còn sử dụng camera. Năm nay, trường đã quyết định tán thành điều luật mới của bang.

Theresa Gonzales, 43 tuổi, mẹ của ba học sinh tại trường Eastern High cho biết những chiếc ĐTDĐ có thể làm các con bà sao nhãng nếu chúng sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng nếu cần liên lạc với chúng, bà có thể: gọi điện thẳng đến trường.

Vẫn còn nhiều vấn đề nan giải

Các học sinh trường Eastern cho biết dự luật mới này đã không ngăn nổi việc sử dụng điện thoại thường xuyên ở trường. Các nhà vệ sinh sẽ là nơi an toàn để các cô các cậu học sinh nghe lén điện thoại. Một số học trò vẫn gọi điện trong lớp học hay chơi game dưới ngăn bàn.

Tại trường Trung học Mission ở San Francisco, với 950 học sinh, điều ngạc nhiên là nhà trường chưa bao giờ cấm sử dụng ĐTDĐ, chỉ yêu cầu học sinh không được nhìn ra ngoài và không được sử dụng ĐTDĐ trong giờ học. Lần đầu vi phạm điều luật cấm sử dụng ĐTDĐ sẽ bị cảnh cáo. Lần thứ hai, trường học sẽ tịch thu ĐTDĐ, và trường đã tịch thu hàng tá ĐTDĐ mỗi ngày.

Trước đây, Ban giám hiệu của trường này đã mời các bậc phụ huynh có con bị thu điện thoại đến trường để nhận lại chúng. Nhưng cuối năm ngoái, việc này đã thay đổi sau khi phụ huynh bắt đầu phàn nàn. Hiện nay, tự các học sinh có thể lấy lại các điện thoại này vào cuối ngày. Ban giám hiệu đã cảnh báo: ''Các bậc cha mẹ hãy cân nhắc khi cho con em mình sử dụng ĐTDĐ''.

Thanh Tú (Theo The New York Times) 

,
,