Với sự phát triển mạnh của điện thoại qua Internet, FBI lo ngại rằng các kế hoạch liên bang nhằm bãi bỏ việc quản lý đường truyền băng thông rộng sẽ cản trở khả năng lần tìm tội phạm và những kẻ khủng bố của họ.
Mối lo ngại này là do ranh giới giữa sự lưu thông dữ liệu và giọng nói trên mạng ngày càng mờ nhạt, Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) yêu cầu không kiểm soát đường truyền băng thông rộng và soạn thành luật liên bang.
Luật này, có tên là Bô luật Hỗ trợ Truyền thông trong Hoạt động Hành pháp (CALEA), yêu cầu mạng lưới của các nhà cung cấp viễn thông phải cho phép các nhà chức trách truy cập và kiểm soát dễ dàng. Tuy nhiên, các dịch vụ thông tin thì được loại trừ khỏi đối tượng kiểm soát.
Năm ngoái, FCC đã phán quyết rằng việc cung cấp đường truyền băng thông rộng của các công ty cáp và điện thoại là các dịch vụ thông tin chứ không phải dịch vụ viễn thông.
Lý do căn bản là các công ty này chủ yếu liên quan đến lưu trữ và phát dữ liệu hơn là truyền dữ liệu. FCC hy vọng sẽ ban hành luật cuối cùng vào mùa thu này, cho phép các công ty điện thoại và điện tín không phải công khai hệ thống mạng cho các đối thủ cung cấp dịch vụ Internet khác.
Hiện nay, các công ty điện thoại bị hạn chế do các yêu cầu truy cập mở của luật CALEA, nhưng các công ty điện tín thì vẫn chưa bị ảnh hưởng gì. FCC hy vọng sẽ ban hành các luật tương tự cho cả hai ngành công nghiệp.
Năm ngoái, lần đầu tiên, FBI lo lắng rằng một dự luật như vậy có thể gây trục trặc cho an ninh quốc gia sau những vụ tấn công khủng bố xảy ra năm 2001. FBI thông báo sẽ phải giám sát các hoạt động truyền phát e-mail, giọng nói và dải tần rộng mà họ nghi ngờ.
Tuy nhiên trong một văn bản tháng này, FBI sẽ thực hiện một chính sách khác tập trung vào nhu cầu lần tìm các cuộc gọi qua Internet của bọn tội phạm thay vào việc giám sát e-mail nhằm giảm thiểu lo lắng cho các luật sư tư nhân, đồng thời có cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn.
Năm ngoái, các cuộc gọi Internet giá rẻ đã giảm xuống, hiện nay chỉ có 100.000 khách hàng, nhưng dự kiến năm 2007 con số này sẽ tăng lên đến 4 triệu người tiêu dùng.
Phương Thuý - Theo USA TODAY