221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
468329
Siêu máy tính ảo tham gia săn tìm dược phẩm mới
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Siêu máy tính ảo tham gia săn tìm dược phẩm mới
,

I-Today - Những chiếc máy tính cá nhân khiêm nhường vẫn thường dùng để gửi e-mail hay lướt Web nay có thể lặng lẽ tìm cách ngăn chặn bệnh ung thư, chữa bệnh đậu mùa hoặc chống trả các cuộc tấn công khủng bố sinh học bằng bào tử bệnh than.

Bình thường, sức mạnh của chúng có hạn. Nhưng một khi được kết nối vào ''mạng điều khiển'', chúng sẽ hoạt động như một chiếc siêu máy tính mạnh nhất thế giới, tất nhiên là ảo, và với chi phí chỉ bằng một phần so với máy ''xịn''.

Hệ thống mạng của những chiếc máy tính kết nối Internet kiểu này đang phá vỡ những rào cản hạn chế về ngân quỹ cũng như thiếu hụt về sức mạnh xử lý từng một thời làm đau đầu giới nghiên cứu y học khi cần bào chế những loại thuốc mới quan trọng.

Máy tính có thể không thay thế được các phòng thí nghiệm trong việc kiểm định dược phẩm, nhưng ''mạng điều khiển'' này đang giúp các nhà khoa học ''săn lùng'' ra chúng một cách tích cực.

Về bản chất, mạng lưới máy tính chia một dãy phương trình phản ứng phức tạp thành những phần nhỏ, đều nhau cho các máy tính thành viên. Các máy này sẽ thực hiện công việc ''mò kim đáy bể''� một cách số hoá, rồi sau đó gửi kết quả lại cho trung tâm dữ liệu để tái tổ hợp thành một dạng thức hữu dụng.

Mạng lưới có thể giải quyết xong trong vài ngày các vấn đề phức tạp mà trước đây thường đòi hỏi nhiều tháng nhiều năm để trang bị đủ các thiết bị phần cứng vô cùng đắt đỏ.

Công nghệ này, trước đây thường chỉ được biết đến qua SETI@home, một dự án sử dụng hàng triệu máy tính có nối mạng, trong đó mỗi máy tính thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra một mẫu dữ liệu nhỏ - nhằm tìm kiếm sự sống ngoài trái đất bằng các nghiên cứu các tín hiệu từ không gian.

''Khi bạn có thể huy động sức mạnh tổng lực lớn đến vậy, những nhà khoa học trước đây chỉ hạn chế nghiên cứu của mình trong những khoản ngân sách thực và phạm vi phòng thí nghiệm sẽ phải suy nghĩ lại xem cái gì mới thực sự là khả thi'', Paul Kirchoff, Phó chủ tịch marketing của United Devices, hãng chế tạo phần mềm điều hành mạng lưới nói trên cho biết.

United Devices (UD) đã dành nhiều thời gian nghiên cứu một mạng lưới máy tính có giá trị thương mại, bao gồm 7000 máy tính cá nhân mà theo Kirchoff thì có thể xếp vào hàng tám siêu máy tính hàng đầu thế giới.

Tất nhiên, con số này quá khiêm tốn nếu đem so với 2,5 triệu máy tính tham gia mạng lưới toàn cầu (www.grid.org) của UD phục vụ một số mục đích nhân đạo thuần tuý như tìm kiếm các loại thuốc chữa ung thư, đậu mùa hay vi khuẩn bệnh than mới.

Trên lý thuyết, mạng lưới này có thể đạt đỉnh cao sức mạnh trên 3 petaFLOPs, tức là cao gấp 23 lần so với sức mạnh tổng cộng của 10 chiếc siêu máy tính hàng đầu thế giới.

UD chỉ chấp nhận những dự án phi thương mại cho mạng lưới máy tính khổng lồ của mình. Mạng lưới này tồn tại dựa trên các sự tài trợ từ phía các tập đoàn để thanh toán các khoản chi phí hoạt động.

Mạng lưới tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong việc khảo sát các phản ứng sinh hoá học, khi đem thử khoảng 10 triệu hợp chất hoá học khác nhau với các các protein gây bệnh, kiểm tra xem hình dáng của các phân tử hợp chất có cho phép chúng bám vào các phân tử protein để tiêu diệt nguồn bệnh hay không. Nhờ đó mà số lượng các hợp chất nhiều hứa hẹn đem thí nghiệm trên động vật và con người đã được thu nhỏ lại ở con số vài chục, giúp cho quá trình nghiên cứu tiết kiệm được khối lượng thời gian khổng lồ.

Lấy thí dụ, kết quả tìm kiếm của grid. org đối với thuốc kháng đậu mùa đã giúp thư viện 35 triệu hợp chất hoá học của đại học Oxford giảm xuống còn 45 loại phân tử triển vọng để thử nghiệm lần lượt trong vòng 5 tháng. Công việc này thông thường sẽ đòi hỏi tới hơn 75 triệu USD đầu tư nghiên cứu, dù là sử dụng các thiết bị phần cứng rẻ nhất.

Tham gia thế giới hoá dược ảo

Norvatis là một trong số ngày càng nhiều những hãng dược phẩm sử dụng mạng lưới này để tìm kiếm các loại thuốc mới. Hiện tại, hãng này có 2.700 máy tính nối mạng thành viên và mục tiêu là phát triển lên tới 20.000 đến 25.000 máy trong vòng 2 năm tới. Con số này, nếu thành hiện thực, sẽ giúp mạng lưới riêng của hãng dược phẩm Thuỵ Sĩ này ngang bằng với sức mạnh của chiếc siêu máy tính hàng đầu thế giới chuyên tái tạo các mô hình khí hậu trái đất. Những chiếc máy tính đầy sức mạnh, tất nhiên, sẽ không bao giờ thay thế được khả năng sáng tạo xuất thần của một nhà khoa học, vì bạn không thể dạy cho máy tính cách thức chợt loé lên ý tưởng nào đó. Song công nghệ có thể làm thay đổi đáng kể cách làm việc của các nhà nghiên cứu. ''Những liên tưởng, sáng tạo, những ý nghĩ điên rồ chỉ có thể do con người đảm nhận, máy tính không thể làm được. Nhưng mạng lưới máy tính cho phép nhà khoa học tập trung vào công tác sáng tạo trong khi máy tính đảm trách tất cả phần việc lao động nặng nhọc còn lại''.

Mạng lưới máy tính cũng có thể giúp cải thiện phương pháp chữa trị một số bệnh như ung thư vú nhờ việc tạo ra khối lượng cơ sở dữ liệu khổng lồ để tra cứu các thông tin hữu dụng và bổ ích. Đó là công nghệ trong mơ đối với Mike Brady, một giáo sư về công nghệ thông tin của trường đại học Oxford, người đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp chia sẻ dữ liệu về các bệnh nhân ung thư trong khi vẫn bảo vệ được thông tin cá nhân của họ.

Dự án Mạng lưới e-Diamond cho Oxford và IBM phối hợp xây dựng đã giải quyết được vấn đề đặt ra. Các bác sĩ X-quang có thể so sánh phim chụp khối u ở ngực từ các trung tâm ung thư khác, nhằm taí tạo các mẫu bệnh ung thư có tính điển hình nhất.

''Một cách thành thực tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta bị hạn chế về óc tưởng tượng nhiều hơn là về công nghệ'', giáo sư nói.

Cầm Thi � Theo Reuters

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,