221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
469000
Cách thức mới kiểm tra mã nguồn mở Linux
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Cách thức mới kiểm tra mã nguồn mở Linux
,

I-Today - Linus Torvalds và người duy trì nhân Andrew Morton đã công bố một phương pháp mới kiểm tra những phần mã nguồn đóng góp xây dựng nên Linux: giấy chứng nhận nguồn gốc của người phát triển (Developer's Certificate of Origin) viết tắt là DCO.

Trong quá trình xem xét để đưa ra phiên bản nhân mới, các phần mã nguồn đóng góp được tạo ra bởi các cá nhân riêng lẻ, họ phải ký xác nhận chính họ tạo phần mã nguồn đó trong một giấy phép nguồn mở tương ứng.

Sự xác nhận này , trong  DCO, được  dùng để kiểm tra các phần mã đóng góp và những người góp phần xây dựng lên Linux.

DCO đảm bảo quyền hạn thích đáng được trao cho những người phát triển các mã nguồn và các công việc họ làm. Những người góp phần phát triển Linux đó được nhận các DCO, và ký xác nhận vào đó, lặp lại việc này, tới lúc hình thành hệ thống cây nhân. Tất cả những người đóng góp đó được yêu cầu ngừng ký xác nhận trước khi đoạn mã nguồn của họ được cân nhắc kỹ lưỡng thêm vào phiên bản nhân mới.

Cộng đồng phát triển nguồn mở (Open Source Development Labs) viết tắt là OSDL, khai trương nhằm tăng tốc việc kiểm tra đó trong một tổ chức kinh doanh, cộng đồng này thuê cả hai người dẫn đầu Linux, và đã công bố những hỗ trợ của mình đối với các cải tiến cho quá trình kiểm tra này.

Mục đích chính của quá trình trên là nâng cao kiểm tra chính xác các đoạn mã nguồn đóng góp cho phiên bản nhân mới, và đảm bảo các nhà phát triển nhận được công trạng của họ.

Torvalds và Morton cho biết họ chỉ chấp nhận việc kiểm tra lại sau khi thu được dữ liệu vào và sự ủng hộ rộng rãi của những người duy trì hệ thống con nhân chủ yếu và những người khác trong sở hữu cộng đồng mã nguồn mở (OSDL).

Trong một bài phát biểu, Torvalds nói: ''Việc cải tiến quá trình kiểm tra này làm cho Linux mạnh hơn. Chúng tôi luôn kiểm tra chính xác, xem xét công bằng, có trách nhiệm cá nhân đằng sau phương thức phát triển nguồn mở. Với DCO, chúng tôi đang cố gắng đưa ra những tài liệu chứng minh cho quá trình kiểm tra này. Chúng tôi muốn làm cho quá trình kiểm tra này đơn giản hơn để liên kết các đoạn mã nguồn đã kiểm tra  tới những người viết đoạn mã đó. Nó cũng giống như việc ký xác nhận công việc của chính bạn''.

Stuart Cohen, CEO của OSDL nói trong một bài phát biểu đặc biệt: ''Quá trình phát triển Linux đã thực hiện tốt trong hơn 10 năm qua, tuy nhiên, cùng với những thành công đó, đã nảy sinh nhiều thách thức mới. Cách thức kiểm tra mà chúng tôi công bố ngày hôm nay, sẽ trở thành một phương pháp bền vững để kiểm tra những nghi ngờ xung quanh vấn đề nguồn gốc của mã Linux''.

Hơn nữa, phương pháp này ghi tên những liên quan đến vấn đề bị đánh cắp mã bản quyền Linux của  Microsoft Corp., Cisco Systems Inc., và một vài công ty khác. 

Những liên quan về mã bản quyền trong Linux:

Trong khi có rất nhiều đoạn mã đã được công khai hoàn toàn, những mã bản quyền đó có thể về Linux hoặc các dự án nguồn mở quan trọng khác. Những liên quan về các đoạn mã này đã dẫn đến ý tưởng của các công ty là đề địa chỉ cho chúng. Các công ty đó là: Open Source Risk Management có nguồn gốc từ New York, cung cấp một chương trình hợp đồng bảo hiểm bồi thường mã nguồn mở trung lập cung cấp. Và Black Duck Software cung cấp một hệ thống kiểm tra mã nguồn để không cho phép sử dụng mã nguồn mở.

OSDL đã uỷ nhiệm việc cung cấp các tài nguyên để đảm bảo những đoạn mã nguồn tạo nhân mới đi kèm với giấy chứng nhận DCO, và các cải tiến của quá trình kiểm tra. Lab sẽ xem xét lại nội dung của các đoạn mã nguồn này để chứng thực lại chúng. Thêm vào đó, OSDL dự kiến sẽ giới thiệu một cuộc vận động mang tính chất giáo dục cho những người phát triển và những người sử dụng cuối, với nội dung về DCO và các cải tiến của quá trình kiểm tra. 

Nội dung của DCO rất đơn giản như sau:

''Do tạo một đoạn mã nguồn cho dự án này, tôi xác nhận rằng:

(a) Đoạn mã nguồn này được tôi tạo ra toàn bộ hoặc một phần và tôi ký xác nhận tạo ra nó trong một giấy phép nguồn mở đã được lưu trong một  file; hoặc: 

(b) Đoạn mã nguồn này được làm dựa trên những đoạn mã nguồn trước đây với tất cả những hiểu biết của tôi,  nó được xác nhận trong một giấy phép nguồn mở tương ứng và tôi đã ký xác nhận dưới giấy phép đó để kiểm tra những thay đổi. Mặc dù tôi đã tạo ra toàn bộ hay một phần, thì mỗi giấy chứng nhận mã nguồn mở tương ứng (trừ khi tôi được phép kiểm tra theo một giấy phép khác) cũng được lưu  trong một file; hoặc

(c) Đoạn mã nguồn này được một số người khác đã chứng thực ở (a), (b), (c), cung cấp trực tiếp cho tôi và tôi không sửa nó. 

Để kiểm tra lại và nghiên cứu những thông tin về mã nguồn mở mới nhất, vào tại địa chỉ: http://linux.eweek.com

Thanh Tú - Theo Ziff Davis

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,