Ông Nandan Nilekani, CEO của hãng khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm Infosys Technologies (ở Ấn Độ), cho biết sự tiêu hao lao động có trình độ cao, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và thiếu các điều luật bảo vệ dữ liệu, có thể làm trệch hướng ''bánh xe công nghệ gia công phần mềm thuê ngoài đang trên đà phát triển'' ở Ấn Độ. Quá trình kinh doanh gia công phần mềm (BPO) đã dựa trên danh tiếng và thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp này cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao.
Ông Nandan Nilekani cũng phát biểu trước các đại biểu tại cuộc hội thảo do liên hiệp quốc gia các công ty dịch vụ và phần mềm NASSCOM, tập đoàn công nghệ thông tin đang dẫn đầu Ấn Độ, tổ chức ở một thành phố phía nam của Bangalore, ông nói: ''Hàng năm, có khoảng 70.000 việc làm được tăng thêm và thách thức chủ yếu là làm thế nào để thu hút nhân lực, giữ lại vốn. Đây là một thách thức lớn. Chúng tôi đòi hỏi sự hỗ trợ lẫn nhau để phát triển vốn chung và đào tạo nhân lực. Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào để giữ lại nhân lực, để phân phối chất lượng và giá cả''.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ước tính của sự tiêu hao lao động gia công phần mềm dao động trong khoảng từ 20 đến 40% ở một số công ty, trong khi ở các công ty hàng đầu, ước tính của sự tiêu hao này trung bình ít nhất 15%.
NASSCOM cho biết trong một báo cáo gần đây, thì ngành công nghiệp gia công phần mềm chắc chắn đối mặt với sự thiếu hụt của 262.000 lao động có tay nghề tới khoảng năm 2012. Sự thiếu hụt này đang dần dần hiện rõ, thậm chí trong tương lai gần, đặt ra một thử thách quan trọng cho ngành công nghiệp non trẻ - nơi mà các công ty nước ngoài đã có một loạt công việc gia công phần mềm từ việc xử lý tiền lương đến đề các nhãn giá phô trương sản phẩm.
Noshir Kaka, Partner, Mackinsey và Company Inc. cho biết ngành công nghiệp gia công phần mềm Ấn Độ đã đối mặt với một thách thức lớn trong việc thu hút nhân lực có trình độ cao và ''sự cộng tác giữa cá nhân - công ty'' là giải pháp duy nhất.
Ông Nilekani cho biết thêm: ''Chúng tôi ở trong một tình thế đi ngược lại với những mong đợi của khách hàng và chúng tôi phải đầu tư cho mọi người để làm cho ngành công nghiệp này thắng lợi''.
Nilekani nói: ''Ấn Độ đào tạo nhiều mà không quan tâm đến chất lượng của 2 triệu nhân lực được đào tạo (mỗi năm), và chỉ 5% trong số đó có thể thuê được do phù hợp với yêu cầu của ngành công nghiệp trọng tâm này. Trong số những người còn lại, 15% đến 20% người có thể đào tạo được và có thể trở thành nhân viên mới, 80% thậm chí không thể đào tạo được. Ngành công nghiệp này sẽ ''xẹp hơi'' nếu những người có thể đào tạo được (từ 15% đến 20%) không được tốt nghiệp sớm. Và ngành công nghiệp này cần tạo ra một môi trường cho bất cứ công ty nước ngoài nào đều tin tưởng rằng dữ liệu riêng tư sẽ được bảo vệ. Đối với các ứng dụng, cần có các điều luật bảo vệ trí tuệ và dữ liệu riêng tư. Đây là một vấn đề lớn... các công ty bên trong phải tôn trọng triệt để dữ liệu cá nhân này và một khuôn khổ pháp luật phải được đưa ra''.
Arun Seth, Giám đốc quản lý của công ty viễn thông BT Worldwide Ltd (Anh) cho biết: ''Tiền lương cao cũng đã và đang ''bào mòn'' tính cạnh tranh của các công ty gia công phần mềm. Các nước khác đang đuổi kịp và chúng tôi không thể tự mãn. Chúng tôi phải tìm kiếm các mảng kinh doanh ví dụ như viễn thông, nơi mà các chi phí hiện nay cao và cố gắng làm hạ các chi phí đó xuống để bù đắp cho các mức tiền lương cao''.
Lưu lượng công việc tràn vào Ấn Độ từ Mỹ và Châu Âu đã dẫn đầu, gây nên một sự phản đối kịch liệt từ các nhân viên ở phương Tây. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết tiền tiết kiệm chi phí gia công phần mềm vẫn làm cho Ấn Độ thu được một lượng tiền đánh cuộc khá lớn từ các công ty nước ngoài.
Gia công phần mềm thuê ngoài đã đóng góp 29% vào toàn bộ lượng phần mềm xuất khẩu ở Ấn Độ, và bổ sung vào sự tăng trưởng thu nhập 46%, đạt 3,6 tỷ USD trong năm tài chính gần đây kết thúc vào tháng 3/2004, theo số liệu do NASSCOM cung cấp. Tổng thu nhập được dự đoán tăng khoảng 40% trong năm tài chính này, đạt 5,1 tỷ USD.
Thanh Tú - Theo AFP