Dnah sách Top 500 được công bố hai lần một năm tại hội thảo về siêu máy tính, dựa trên bài kiểm tra tốc độ tính toán có tên Linkpad. Hệ thống quán quân, Earth Simulator 5120 bộ xử lý của NEC vẫn tiếp tục thống trị khi thực hiện được tới 35,8 nghìn tỷ phép tính trong một giây, tương đương 35,8 teraflop.
Trong danh sách năm nay, người ta bắt gặp rất nhiều hệ thống mới. Nếu cách đây 3 năm mới chỉ có 12 hệ thống vượt qua được ngưỡng 1 teraflop thì nay con số này đã lên tới 242 hệ thống.
''Thiên vương mới''
IBM đã đẩy HP sang một bên để giành lấy ngôi vị hãng xây dựng nhiều hệ thống siêu máy tính thuộc top 500 nhất.
Nhà sản xuất | Top500 hệ thống (%) | |
11/ 2003 | 6/ 2004 | |
IBM | 31.8 | 44.8 |
Hewlett-Packard | 33.0 | 28.0 |
Silicon Graphics | 8.2 | 4.2 |
Sun Microsystems | 4.0 | 3.0 |
Khách hàng tự xây dựng | 4.4 | 2.8 |
Cray | 4.0 | 2.6 |
Dell | 3.6 | 2.6 |
Hệ thống đứng chót bảng trong danh sách cách đây 6 tháng còn đứng ở vị trí 242 - một bước phát triển kỷ lục. Đúng như dự đoán, vị trí Á quân đã thuộc về Digital Thunder của trường đại học California, một hệ thống đặt tại phòng thí nghiệm quốc giá Lawrence Livermore với 4.096 bộ xử lý Itanium 2 của Intel và tốc độ tính toán 19,9 teraflop. Hệ thống Mạng kết siêu kết hợp của Fujitsu đặt tại Viện nghiên cứu Vật lý và Hoá học đạt 8.7 teraflop. Ngoài ra còn có một hệ thống của Trung Quốc, Dawning 4000A, sử dụng 2560 bộ xử lý Opteron của AMD và quản lý tốc độ 8 meraflop. Opteron mặc dù mới góp mặt lần đầu tiên cách đây 6 tháng, nhưng đã có một bước tiến đáng kể khi xuất hiện trong 30 hệ thống của danh sách lần này.
Blue Gene
Hệ thống Blue Gene/L có thiết kế khác thường khi xây dựng dựa trên nhiều biến thể vi xử lý khác nhau thuộc họ Power của IBM. Mỗi con chip đều có hai bộ vi xử lý, và mỗi bộ vi xử lý lại có bảng mạch tăng cường để giao tiếp với 5 mạng riêng biệt, Điều này cũng có nghĩa là hệ thống này không cần tới một bộ chuyển đổi rời, đắt tiền để kết nối tất cả các bộ xử lý với nhau, và theo Bill Pulleyblank, Giám đốc IBM Deep Computing thì tăng gấp đôi số bộ xử lý cũng gần như tăng gấp đôi hiệu suất tổng cộng của hệ thống.
Top 10
Tính đến tháng 6/2004, đây là 10 hệ thống siêu máy tính mạnh nhất thế giới
1. Earth Simulator của NEC
2. California Digital's Thunder tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore
3. ASCI Q của HP tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos
4. Blue Gene/L DD1 của IBM tại trung tâm nghiên cứu Thomas Watson
5. Tungsten của Dell tại Trung tâm Ứng dụng siêu máy tính Quốc gia
6. Hai mạng máy tính dựa trên Power4 của Intel tại trung tâm Dự báo thời tiết châu Âu
7. Fujitsu's Super Combined Cluster Mạng siêu kết hợp của Fujitsu tại Viện nghiên cứu Vật lý và hoá học
8. Blue Gene/L DD2 của IBM tại Trung tâm nghiên cứu Thomas Watson
9. HP's Itanium-based cluster Mạng máy tính dựa trên chip Itanium của HP tại Phòng thí nghiệm quốc gia Bắc Thái Bình Dương
10. Dawning's 4000A 4000A của Dawning tại Trung tâm siêu máy tính Thượng Hải
Một thị trường đang lên
Siêu máy tính là bộ phận đỉnh cao của thị trường máy tính hiệu suất mạnh, một thị trường đang phát triển với tốc độ vượt trội so với tốc độ chung của cả nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu thị trường tại IDC dự đoán thị trường này sẽ tăng từ 6,1 tỷ USD trong năm nay, lên 7,6 tỷ USD vào năm 2008. Lượng máy xuất xưởng thậm chí còn tăng nhanh hơn, từ khoảng 112.000 hệ thống lên 176.000 sau 4 năm nữa. Tuy nhiên xu hướng chủ đạo chính là ý tưởng về các mạng máy tính cluster - kết nối số lượng lớn các hệ thống cấp thấp với một mạng tốc độ cao. Những mạng này thường sử dụng hệ điều hành Linux trên các máy tính thành viên, cùng với bộ xử lý Intel hoặc AMD. Trong một số nhiệm vụ cụ thể, chúng có thể không đạt được hiệu quả như những hệ thống được thiết kế đồng nhất. Song cluster làm việc đủ tốt tại một mức giá đủ thấp nên vấn được các khách hàng lớn quan tâm. Lấy thí dụ, trong số 7 siêu máy tính của hãng máy bay Boeing lọt vào Top 500, có tới 6 hệ thống là cluster sử dụng chip Xeon. Còn xét trên toàn bộ danh sách, cluster chiếm tới 281/500 hệ thống, lần đầu tiên quá bán.
Cầm Thi - Theo Reuters