Thụ Quang 4000A, một siêu máy tính mới do Viện Công nghệ Điện toán (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) và Tập đoàn Dawning Corporation hợp tác phát triển, đã giành vị trí thứ mười trong bảng danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Theo kết quả khảo sát lần thứ 23 của Hội thảo Siêu Máy tính Quốc tế, tổ chức định kỳ sáu tháng một lần, Thụ Quang đã đạt hiệu suất chuẩn Linpack là 8,06 teraflop/s, tương đương 8,06 nghìn tỷ phép tính trong 1 giây. Đây là siêu máy tính đầu tiên của Trung Quốc lọt vào Top 10 trong danh sách 500 siêu máy tính thế giới.
Vị trí số một hiện nay vẫn thuộc về một siêu máy tính của NEC được hình thành năm 2002 tại Trung tâm Mô phỏng Trái đất ở Yokohama (Nhật Bản), với hiệu suất chuẩn Linpack đạt 35,86 Teraflop/s.
Được thiết kế với tốc độ tính toán ở mức 10 nghìn tỷ phép tính mỗi giây, siêu máy tính Thụ Quang 4000A sẽ hoạt động trên một hệ thống tính toán mạng lưới (grid computation) để cung cấp một nguồn tài nguyên khổng lồ của dịch vụ thông tin và trao đổi dữ liệu, trở thành trung tâm xử lý lớn nhất trong mạng tính toán mạng lưới quốc gia của Trung Quốc.
Với thành phần gồm khoảng trên 2.000 bộ xử lý Opteron 64-bit của AMD, nhằm phát huy khoảng cách chênh lệch trong các tính toán từ 32-bit lên 64-bit, Thụ Quang 4000A chiếm một diện tích mặt bằng tương đương với 1/4 sân bóng đá.
Trong siêu máy tính Thụ Quang 4000A, ngoại trừ các bộ xử lý Opteron của AMD và hệ điều hành Linux là hàng ngoại, tất cả các thành phần còn lại, từ bảng mạch tới hệ thống phân chia tài nguyên nguồn điện, đường mạng... cho tới quy trình tập hợp hiệu suất tính toán từ các hệ thống bộ xử lý hoạt động song song, đều được sản xuất tại Trung Quốc, với công nghệ của Trung Quốc.
Cho tới nay, chiếc siêu máy tính "Earth Simulator" (Mô phỏng Trái đất) do Nhật Bản chế tạo vẫn duy trì vị trí số một thế giới trong ba năm liên tiếp trở lại đây, với hiệu suất tính toán 35,86 teraflop/s.
Một teraflop tương đương với hiệu suất một nghìn tỷ phép tính/giây, hay bằng tổng hiệu suất của 6.000 chiếc máy tính hiện đại nhất hiện nay gộp lại.
Siêu máy tính "ASCI Q" của Hewlett-Packard từng giành vị trí thứ hai trong bản danh sách 500 siêu máy tính năm ngoái, đã bị đẩy xuống vị trí thứ ba trong danh sách thứ 23 của năm nay. Vị trí á quân đã nhường cho siêu máy tính Thunder, một hệ thống liên cung dựa trên bộ xử lý Intel Itanium2 của IBM, đặt tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ .
IBM đã giành lại vị trí thống trị về số lượng và hiệu suất của các hệ thống siêu máy tính trong danh sách 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới từ tay HP, đồng thời đóng góp hai sản phẩm cho Top 10. Trong số các hệ thống có mặt trong danh sách Top 500 mới nhất, IBM xây dựng tới 224 hệ thống, bỏ xa HP với 140, vững vàng giành lại ngôi vị mà hãng này từng đánh mất vào năm 2001.
Lần đầu tiên, một máy tính do Trung Quốc sản xuất đã có tên trong Top 10 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Siêu máy tính Thụ Quang 4000A đã được hình thành dựa trên các hệ thống máy chủ Dawning của tập đoàn Dawning Corporation cùng các chip AMD Opteron 64 bit.
Mười hệ thống siêu máy tính mạnh nhất thế giới (tháng 6/2004) |
1. Earth Simulator của NEC |
Danh sách Top 500 siêu máy tính được thống kê và công bố sáu tháng một lần bởi Đại học Mannheim, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Lawrence Berkeley và Đại học Tennessee (đều nằm tại Mỹ).
Bình Minh (Tổng hợp)