221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
495534
Chip mới của Sun: Kết nối không cần dây, bảng mạch
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Chip mới của Sun: Kết nối không cần dây, bảng mạch
,

Chặng đường phía trước còn rất dài, song Sun Microsystems cho biết đã đạt được bước tiến với một công nghệ mới, cho phép các con chip giao tiếp với nhau mà không cần dây cũng như bảng mạch.

Với tên gọi "Giao tiếp gần gũi'', công nghệ này cho phép một con chip bất kỳ truyền tín hiệu trực tiếp sang con chip ngay cạnh nó, thay vì thông qua cả mớ dây, ống và bảng mạch như hiện nay, Nếu thành công, "Giao tiếp gần gũi" có thể mang lại những thay đổi lớn lao trong nhiều lĩnh vực thiết kế máy tính.

Chẳng hạn, hiệu suất và sức mạnh của máy sẽ "leo thang'' một cách chóng mặt do tốc độ truyền dữ liệu bên trong các con chip cũng như các kênh truyền dẫn tăng lên. Mức năng lượng tiêu thụ sẽ giảm đi, tổng mức chi phí cũng sẽ giảm do những con chip có khiếm khuyết sẽ bị loại bỏ dễ dàng giống như "bóc ngói'' trong trò chơi sắp chữ Scrabble quen thuộc vậy. 

Đây là một phần trong dự án xây dựng siêu máy tính của Sun, do Văn phòng Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Hiện đại (DARPA) tài trợ. Cơ quan này muốn các nhà sản xuất máy tính tạo ra một thế hệ siêu máy tính mới vào trước năm 2010. Ngoài Sun, còn có IBM và Cray tham gia dự án nói trên. Trong hai năm nữa, DARPA sẽ lựa chọn một trong ba ứng cử viên để phát triển hoàn thiện.

Mặc dù sức mạnh của bộ xử lý đã tăng ổn định trong vòng 20 năm qua song hiệu suất của những  đường ra-vào kết nối các con chip với phần còn lại của máy tính thì không, gây ra tình trạng "thắt cổ chai'' phổ biến. Một phần của tình trạng này xuất phát từ ngay cách xây dựng các kết nối chip. Bộ xử lý được gài vào trong một "gói'' chứa đầy ghim kim loại. Những chiếc ghim này làm nhiệm vụ dính chặt con chip với bảng mạch và tạo ra kết nối điện tử. Điều không may là những chiếc ghim này quá lớn để trở thành một thiết bị máy móc điện tử. Trong một "gói'' bảng mạch, ngoài hàng trăm cái ghim kim loại ra còn có nguyên một bộ xử lý với hàng triệu transistor. Đường truyền băng thông vì vậy mà bị hạn chế. Mỗi năm, số lượng ghim kết nối chip với thế giới bên ngoài chỉ tăng được từ 5-10%, chung quy cũng chỉ vì kích thước quá lớn. 

Ngược lại, giao tiếp gần gũi dựa vào khả năng tương tác "ghép đôi'' giữa hai thiết bị điện tử đặt cạnh nhau. Chúng có thể tự do truyền tín hiệu cho nhau, rồi những tín hiệu này sau đó sẽ được khuếch đại. Một số lượng lớn các cặp chip "truyền-nhận tín hiệu'' có thể được đưa vào một khu vực cụ thể, cho phép thự hiện nhiều kết nối đồng thời hơn. 

Công nghệ này cũng cho phép các nhà thiết kế loại bỏ bộ nhớ cache, một bộ nhớ lớn thường cư trú trên bộ xử lý, để chuyển sang một con chip riêng. Sau đó, cache sẽ được tích hợp lên bộ xử lý để khuếch đại băng thông.

Một trong những khó khăn chính trên chặng đường phát triển công nghệ này đến từ môi trường chip máy tính hoạt động. Nhiệt độ cao, sự rung lắc của môi trường có thể khiến chúng xê dịch khỏi vị trí chính xác cần thiết để thiết lập giao tiếp gần gũi. Sun đang thử nghiệm nhiều kỹ thuật và gói xử lý khác nhau để ngăn tình trạng này xảy ra.

"Vẫn còn nhiều vấn đề kỹ thuật thú vị mà họ cần phải khắc phục, chẳng hạn như làm thế nào duy trì được vị trí các con chip? Nhưng một khi đã giải quyết thành công, đó có thể là một cuộc cách mạng thực sự." - giới phân tích nhận định. 

Cầm Thi (Theo CNET)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,