221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
502072
Sách điện tử: Chưa có "Napster", đã đau đầu
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Sách điện tử: Chưa có 'Napster', đã đau đầu
,

Chưa xuất hiện một "Napster" trong ngành sách điện tử, song những vấn đề đau đầu của quản lý bản quyền số DRM thì không phải là nỗi lo của riêng các nhà làm phim hay hãng đĩa. 

Tại Triển lãm Thương mại Seybold 2004, các chuyên gia của ngành xuất bản đã bàn luận về một loạt các thách thức của DRM, bắt đầu từ việc xây dựng các kế hoạch bảo vệ tác phẩm có bản quyền.

eReader, hãng đi đầu trong lĩnh vực sách điện tử đã sử dụng phương pháp "cấp phép" download sách, với chìa khoá mã của mỗi cuốn sách được rút ra từ số thẻ tín dụng mà khách hàng sử dụng để mua cuốn sách đó. Theo phó chủ tịch Mike Violano, hệ thống này giúp loại bỏ khá hiệu quả trường hợp trao đổi chìa khoá mã công khai mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho người mua. Tất nhiên, giải pháp này có khá nhiều hạn chế trong thị trường giáo dục béo bở, bởi số học sinh có thẻ tín dụng không nhiều.

Martha Nalebuff, giám đốc chính sách và chiến lược cho nhóm khách hàng Windows của Microsoft, cho biết ngành xuất bản vẫn cần phải tìm ra một  nền chuẩn, dung hoà được giữa yêu cầu đồng nhất tuyệt đối với thực trạng "nhiều nhưng rối tung" của các giải pháp DRM hiện hành. Nalebuff ủng hộ việc chọn Ngôn ngữ Biểu thị Bản quyền (REL), một chuẩn do ISO công bố, làm xuất phát điểm của giới xuất bản trong cuộc chiến chống sao chép. 

Creative Commons, một tổ chức phi lợi nhuận lại quảng bá cho giải pháp "bản quyền một phần". Với cùng mục tiêu như REL song giải pháp này sử dụng một công nghệ khác: tích hợp vào mỗi tài liệu một dữ liệu biến đổi để khách hàng biết được mức độ bảo vệ tác phẩm mà tác giả yêu cầu. 

Ngoài những vấn đề chung về DRM mà các hãng giải trí cũng gặp phải như sự chấp nhận của người tiêu dùng, những lỗ hổng dễ dàng bị hack và phức tạp trong sử dụng, ngành xuất bản cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đặc thù.

Lấy thí dụ, các nhà xuất bản giáo dục phải đối mặt với nguy cơ: nguyên một dòng sách biến thành vô giá trị chỉ sau vài vụ trao đổi file. Do đối tượng đọc sách giáo khoa chỉ cần kiến thức chính xác mà không có nhu cầu thưởng thức văn chương, họ hoàn toàn hài lòng với các phiên bản sách lậu. Cụ thể ở đây là có được các câu hỏi kiểm tra mẫu mà giáo viên vẫn thường cho, được đóng kèm theo sách giáo khoa. Chỉ cần đáp án cho phần test bị đánh cắp là coi như cuốn sách biến thành "giấy vụn", kết quả là một cuốn sách giáo khoa thông dụng sẽ bị thiệt hại tới 20 triệu USD. "Vấn đề lớn nhất của chúng tôi không phải là bảo vệ những sản phẩm mình bán, mà là những sản phẩm đã vào tay khách hàng rồi." - giám đốc nhà xuất bản sách giáo khoa Thomson Learing nhức nhối than thở. 

Cầm Thi (Theo CNET)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,