221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
572156
"Công nghệ" tìm tác phẩm nghệ thuật qua... web
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
'Công nghệ' tìm tác phẩm nghệ thuật qua... web
,

Công cụ tìm kiếm thông minh ArtGarden đang được áp dụng thử nghiệm tại Anh, như một cách thức mới để hiển thị các bộ sưu tập hội hoạ trên mạng Internet. 

Soạn: AM 259693 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Thay vì tìm kiếm bằng tên nghệ sĩ hoặc tên bức tranh, giờ đây, người lướt Web được cho xem nguyên một dãy các tác phẩm khác nhau. Chỉ cần click chuột vào bức tranh mình thích nhất, bạn sẽ được tự động dẫn tới một bộ sưu tập khác gồm những bức tranh có đề tài tương tự. 

"Duyệt tranh"

ArtGarden sử dụng một hệ thống gọi là "cầu may" thông minh, một sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo với việc lựa chọn ngẫu nhiên. 

Đầu tiên, nó "chọn ra" một dãy các bức tranh, bằng cách "chấm điểm" cho những tác phẩm đó tuỳ theo mức độ liên quan của các từ khoá đi kèm với tranh. 

Lấy thí dụ, một bức hoạ của Whistler vẽ hình cây cầu sẽ liên quan đến những từ khoá hiển nhiên như "cầu" hoặc "Whistler" đi kèm. Tuy vậy, ArtGarden vẫn có thể mở rộng mạng lưới tìm kiếm của nó với những từ khoá như "vận động thẩm mỹ", "thế kỷ 19" hoặc "nước".

Sau khi gõ từ khoá, màn hình trước mặt bạn sẽ hiện lên một loạt các bức hoạ khác nhau, dựa một phần theo từ khoá bạn gõ và một phần là theo... vận may. Cũng có nghĩa, nếu bạn may mắn, bạn sẽ bắt gặp bức tranh mình muốn tìm với cơ hội 50%. "Giống như bạn đang lang thang trong các phòng triển lãm tranh vậy. Bạn có thể tìm thấy, hoặc chẳng tìm thấy thứ mình mong muốn. Nhưng dẫu sao, bạn vẫn được thưởng thức những tác phẩm khác", Jemina Rellie, giám đốc chương trình số của Tate, nơi đang thử nghiệm công nghệ ArtGarden cho biết. 

Với Richard Tateson, một chuyên gia đang làm việc cho dự án ArtGarden thì nhu cầu tìm ra một cách thức tìm kiếm tranh mới xuất phát từ chính nỗi thất vọng cá nhân của ông. "Tôi lên các cửa hàng thời trang trực tuyến để sắm cho bà xã một món quà Giáng sinh. Nhưng tôi chẳng có bất cứ đầu mối nào về món quà mình mong muốn cả". 

Những kết quả tìm kiếm dựa hoàn toàn vào ký tự chỉ giới hạn quẩn quanh trong dạng trang phục (xuân, hè, thu hoặc đông), hay tên nhà thiết kế... Cả hai yếu tố đó Tateson đều cảm thấy không giúp ích gì cho hành trình tìm kiếm của mình. Cuối cùng, ông đã phải ra phố để mua quà trong các cửa hàng thật và chấm dứt giấc mộng đẹp "mua sắm công nghệ cao" của mình.

 Tìm kiếm phim và nhạc

Sau cùng, Tateson đã hiểu ra khúc mắc của vấn đề: sự thống trị của công nghệ tìm kiếm dựa trên văn bản không thực sự hấp dẫn đại bộ phận những người shopping trực tuyến.

Cũng giống như khi bạn đi shopping, đó là một dịp để bạn "bát phố", ngắm nghía các món hàng nói chung và nếu tình cờ bắt gặp một thứ gì đó hay hay, bạn sẽ móc ví ra để trả tiền mà trước đó hoàn toàn không có chủ định hay dự kiến nào cả. Tương tự, với nghệ thuật, "thưởng thức" một vòng bao giờ cũng quan trọng hơn là tìm kiếm một tác phẩm cụ thể.  

"Bạn không tìm đến với ArtGarden để nói với nó bạn muốn nhìn thấy cái gì. Một trong những kỹ năng tuyệt vời nhất của công cụ thông minh này, là khả năng trưng ra trước mắt bạn những thứ bạn không yêu cầu, nhưng chắc chắn lại rất thích", Tateson quảng cáo. Những công nghệ như ArtGarden có thể đưa nghệ thuật đến với nhiều người hơn. Bạn chẳng cần phải là một chuyên gia lọc lõi về hội hoạ mà vẫn có thể tìm được những bức tranh ưng ý của mình. 

Bộ phận nghiên cứu của BT, nơi đã phát triển công nghệ ArtGarden thì hy vọng sẽ sớm mở rộng công nghệ này sang các loại hình tìm kiếm khác, như phim và âm nhạc chẳng hạn.

Cầm Thi (Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,