,
221
2086
Tin - học
tinhoc
/cntt/tinhoc/
511818
ĐHQG Hà Nội: Số hóa giáo án, bài giảng
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
,
Điểm tin CNTT-Viễn thông 14/9/2004

ĐHQG Hà Nội: Số hóa giáo án, bài giảng

Cập nhật lúc 20:30, Thứ Ba, 14/09/2004 (GMT+7)
,

Dự kiến giữa năm học 2004-2005 sẽ triển khai đề án xây dựng bài giảng điện tử theo hình thức học liệu điện tử của ĐHQG Hà Nội. Đây là một trong các tin bài nổi bật trên các báo ngày 14/9.

n Số hóa giáo án, bài giảng

Đề án xây dựng bài giảng điện tử theo hình thức học liệu điện tử vừa được Khoa Sư phạm (ĐHQG Hà Nội) thí điểm. Dự kiến giữa năm học 2005, đề án này sẽ được đưa vào hoạt động.

TS Tôn Quang Cường, thành viên nhóm điều hành Đề án, cho biết: Trên cơ sở tiếp thu toàn bộ những đặc tính ưu việt của loại bài giảng điện tử, ĐHQG Hà Nội vừa ký duyệt sáng kiến triển khai thí điểm đề án xây dựng bài giảng điện tử. Trên thực tế, loại bài giảng này vẫn chưa có một tên gọi thống nhất. Chúng ta có thể gọi nôm na là bài giảng điện tử, bài giảng trực tuyến hoặc bài giảng qua mạng… Nói chung, nó thuộc hình thức “học liệu điện tử mở” (open course ware), là tài liệu phục vụ đắc lực việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu qua mạng, được biên soạn và “số hóa” theo những cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy và học ở bậc đại học.

- Lý thuyết là vậy, còn dự án mà Khoa Sư phạm đang xây dựng sẽ được triển khai và có sự đổi mới thế nào, thưa ông?

- Dự án của chúng tôi đang xây dựng bao gồm hai loại: giáo trình điện tử và bài giảng điện tử.

Giáo trình điện tử là loại giáo trình thông thường đã qua thẩm định được số hóa biên soạn theo cấu trúc và định dạng thích hợp để ghi trên CD hoặc đưa lên trang web, có thể được minh họa thêm bằng âm thanh hoặc hình ảnh, có sự kết nối giữa các khối kiến thức liên quan, kết nối với các trang web và các tư liệu tham khảo khác.

Còn bài giảng điện tử là loại bài giảng của người dạy đã được số hóa và định dạng thích hợp để đưa lên trang web, rất thuận tiện cho giảng viên khi xây dựng và tiến hành giảng dạy. Cấu trúc tối thiểu của loại bài giảng này gồm bốn phần: Nội dung bài giảng được biên soạn, số hóa và có thể được minh họa ở dạng thích hợp để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Các bài tập, các câu hỏi kiểm tra, đánh giá. Danh mục tài liệu tham khảo.

Hệ thống trao đổi thông tin giữa giảng viên và người học thực hiện qua những hình thức như: thư điện tử, trao đổi trực tuyến, diễn đàn điện tử hoặc các dịch vụ tương đương… Bài giảng điện tử cũng được phân loại năm cấp A, B, C, D, E theo trình độ từ thấp đến cao.

- Nhưng một khi giáo án, bài giảng được số hóa như thế, sự tương tác giữa giảng viên và người học có được duy trì?

- Có ý kiến cho rằng nếu áp dụng hình thức dạy học “kết nối” (connective) kiểu này thì sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ và kém hiệu quả hơn cách thức giảng dạy truyền thống “mặt đối mặt” (face to face). Tuy nhiên, theo chúng tôi, vấn đề không hẳn như vậy: sự tương tác giữa người dạy và người học vẫn được duy trì thông qua các diễn đàn (forum), hội thoại trực tuyến (chatting), thư từ (e-mail), hội nghị truyền hình (video conferencing)...

Điểm ưu việt còn nằm ở chỗ mọi rào cản về tâm lý, giao tiếp của cả người dạy và người học đều bị xóa bỏ, việc trao đổi người học-người dạy luôn được diễn ra đồng thời hoặc không đồng thời. Cả người dạy lẫn người học đều có cơ hội “lật đi, xới lại” vấn đề mà không bị ràng buộc bởi thời gian, không gian, đối tượng... Và chính trong quá trình này, các kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng... của người học sẽ được hoàn thiện không ngừng. 

- Cá nhân ông đánh giá như thế nào về dự án này? Khi nào thì nó chính thức được ra mắt?

- Theo tôi, dự án này là phương tiện, điều kiện và là môi trường học tập rất thuận lợi cho sinh viên.

Trước hết, nó sẽ loại bỏ ngay từ đầu những cá nhân không có động cơ học tập theo hình thức sàng lọc tự nhiên: tham gia khóa học sẽ chỉ là những người thật sự muốn học, có tính định hướng cao, có năng lực làm việc độc lập, chủ động trong giao tiếp, biết hợp tác...

Tiếp cận với cách thức học tập mới này, sinh viên sẽ có cơ hội phát huy tính chủ động, sáng tạo, độc lập giải quyết vấn đề. Người dạy lúc này đóng vai trò như một chuyên gia, cố vấn. Chúng tôi dự định đến giữa năm học tới (2004-2005) sẽ đưa dự án này vào hoạt động. (Theo Tuổi Trẻ)

,
,