,
221
4701
60 năm BCVT
60nambcvt
/cntt/60nambcvt/
598906
Hòa Bình: Nhọc nhằn đưa điện thoại lên non
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
,

Hòa Bình: Nhọc nhằn đưa điện thoại lên non

Cập nhật lúc 16:14, Thứ Ba, 22/03/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Năm 2004, toàn tỉnh Hòa Bình đã có 96,9% số xã có điện thoại và 99% các trường PTTH và THCN có dịch vụ Internet. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả trên, những người làm công tác phát triển mạng viễn thông của tỉnh miền núi Hòa Bình đã phải vượt qua nhiều cái khó.

Cái khó nhất của chúng tôi là làm sao có thể khai thác hết được năng lực mạng lưới trên địa bàn trong khi nhu cầu của người dân không phải nơi nào cũng lớn. Ông Hoàng Trung Thu - Giám đốc Bưu điện Hòa Bình đã cho biết như vậy.

Năm 2004, mạng chuyển mạch của Hòa Bình đã được đầu tư, mở rộng với dung lượng lắp đặt lên tới 37.490 line điện thoại, với 1 trạm HOST và 16 tổng đài vệ tinh. Hệ thống chuyển mạch mới đã và đang phát huy được thế mạnh trong việc thực hiện các kết nối, xử lý sự cố và cho phép cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, do hoạt động trên địa bàn miền núi, nhu cầu sử dụng thông tin của người dân chỉ ở mức tối thiểu, chủ yếu dùng điện thoại để liên lạc nên việc khai thác năng lực mạng lưới còn ở mức thấp, thậm chí có những dịch vụ không có sản lượng.

Kiểm tra chất lượng mạng lưới.

Đặt mục tiêu đưa điện thoại lên non, phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao dân trí, Hòa Bình đã hoàn thành những dự án phục vụ viễn thông công ích như đầu tư điện thoại về xã bằng dự án viễn thông điểm - đa điểm cho 30 xã  thuộc vùng II, III (vùng sâu, vùng núi cao) cuối cùng của tỉnh; Đầu tư hệ thống truy nhập Internet về các trường học... với tổng trị giá các dự án lên tới hàng tỷ đồng.

Với địa hình của Hòa Bình, nhiều khi để phát triển được một thuê bao điện thoại theo nhu cầu của khách hàng, các kỹ sư viễn thông cùng những thợ đường dây phải kéo cáp với đường kính lớn cách xa tổng đài tới 18-20 km. Chuyện ngày đêm họ thay phiên thực hiện nhiệm vụ để sớm đáp ứng nhu cầu khách hàng không kể thời gian vì thế cũng không phải là hiếm.

Mặc dù số vốn đầu tư cho hạ tầng viễn thông vùng sâu, vùng xa rất lớn và nhìn thấy khả năng thu hồi vốn trong khoảng thời gian ngắn là không thể, tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn nỗ lực phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy, cùng với việc đầu tư, phát triển mạng lưới, công tác quản lý cũng đã chú trọng hết mức, đảm bảo thông tin liên lạc với chất lượng tốt và luôn ổn định. Ông Thu cho biết thêm.

  • Thủy Nguyên
,
,