221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
605450
Thị trường ĐTDĐ: Hậu sinh khả uý?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Thị trường ĐTDĐ: Hậu sinh khả uý?
,

(VietNamNet) - Đã qua rồi thời kỳ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam "một mình một sân" kinh doanh dịch vụ viễn thông. Thị trường sôi động này ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Theo nhận định từ phía lãnh đạo Bộ Bưu chính Viễn thông, sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt và từ đó, đem lại những lợi ích không nhỏ cho người sử dụng.

Vai trò điều tiết thị trường của Bộ BCVT
GSM hay CDMA, lựa chọn công nghệ nào?

Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Trần Đức Lai cho biết, nhằm ngăn chặn tình trạng độc quyền, trong quá trình hình thành tập đoàn BCVT, Bộ chủ trương xây dựng ba tổng công ty viễn thông tại ba khu vực bắc, trung, nam.

Ba tổng công ty này có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau. Công ty mẹ là tập đoàn có chức năng quản lý và kinh doanh đường trục. Vì vậy, các tổng công ty viễn thông trong tập đoàn và các doanh nghiệp viễn thông ngoài tập đoàn đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc thuê đường trục.

Bên cạnh việc kinh doanh, theo pháp lệnh BCVT, tất cả các doanh nghiệp đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công ích. Thủ tướng chính phủ cho phép Quỹ viễn thông công ích VN được thành lập, với mục đích tạo điều kiện để các doanh nghiệp hằng năm đóng góp vào quỹ này. Ông Lai cũng cho biết thêm, Bộ sẽ sử dụng quỹ này để hỗ trợ các doanh nghiệp khi thực hiện dự án công ích ở vùng sâu, vùng xa.

Sáu doanh nghiệp với ‘’miếng bánh’’ thị phần hấp dẫn

Ngày 23/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt đề án hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), từ mô hình Tổng công ty BCVT Việt Nam trước đây. Theo đó, với lộ trình trong năm 2005, VNPT sẽ triển khai cổ phần hoá hai doanh nghiệp kinh doanh quản lý mạng Vinaphone và MobiFone.

Bên cạnh đó, công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng được phê duyệt chuyển thành Tổng công ty, tách riêng công ty Điện thoại di động Viettel. Như thế, việc phân cấp và chuyên nghiệp hóa hai ‘’đại gia’’ viễn thông là VNPT và Viettel chắc chắn sẽ tiếp thêm ‘’sức nóng’’ cho cuộc đua cạnh tranh giành thị phần trong lĩnh vực điện thoại di động. Hiện tại, ETC đang tiến tới cái đích là công nghệ CDMA, tách biệt hoàn toàn về công nghệ với hai đàn anh đi trước đã chọn lựa công nghệ GSM.

Thời gian tới, thị trường sôi động này sẽ hình thành thế cân bằng về mặt công nghệ - với ba doanh nghiệp GSM là Vinaphone, MobiFone, Viettel và ba doanh nghiệp CDMA là S-Fone, ETC và Hanoi Telecom. Vinaphone, MobiFone đang gấp rút cạnh tranh bằng chất lượng mạng, nhờ vào hạ tầng viễn thông sẵn có từ trước. Hai mạng Viettel và S-Fone lại chạy đua bằng giá cước, liên tục đưa ra các chiêu thức cạnh tranh hấp dẫn nhằm thu hút thêm thuê bao mới.

Tuy nhiên, lượng thuê bao của hai tân binh Viettel và S-Fone hiện tại mới chiếm khoảng 10% so với lượng thuê bao Vinaphone, MobiFone (500.000 so với 5 triệu thuê bao).

‘’Tân binh’’ mới – năng lực mạnh?

Hai tân binh mới toanh cùng chọn công nghệ CDMA là ETC và Hanoi Telecom hiện đang được người sử dụng đợi chờ với giá cước rẻ, ưu đãi hơn bốn mạng trước. Riêng Hanoi Telecom, công ty này đã chọn hướng liên kết với nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là Hutchison Telecommunication, với vốn đầu tư 655,9 triệu USD cho mạng CDMA 3G.

Với mục tiêu chiếm khoảng 20% thị phần dịch vụ thông tin di động, dự kiến, đến ngày 31/7/2005,  Hanoi Telecom sẽ thử nghiệm mạng CDMA và cuối tháng 10/2005, có thể cung cấp mạng ĐTDĐ 092 trên phạm vi toàn quốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hanoi Telecom – Ông Phạm Ngọc Lãng cũng thừa nhận, đây là kế hoạch đầy tham vọng, nhưng sẽ quyết tâm thực hiện.

Theo các chuyên gia, tiến độ triển khai mạng này khó thể thực hiện đúng dự định nhưng dẫu sao việc góp mặt thêm Hanoi Telecom cũng đã làm thị trường thông tin di động vốn “nóng” lại thêm “nóng” và khiến tất cả các doanh nghiệp quyết tâm hơn trong cuộc đua giành thị phần.

Ông Nguyễn Mạnh Bằng - Phó Giám đốc công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (ETC), khi được hỏi về trở ngại của VP Telecom trên con đường hình thành mạng 096, lại cho rằng: ‘’Khó khăn lớn nhất đối với VP Telecom là mức cước kết nối vẫn còn cao khiến các nhà cung cấp dịch vụ mới muốn giảm cước không biết làm cách nào’’.

Cũng theo ông Bằng, thời gian qua, Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Tổng công ty BCVT đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc dùng chung hạ tầng (như đuờng truyền dẫn). Sự hợp tác này đã được đầu tư và thực hiện tại một số nơi và bước đầu đã có những kết quả khả quan. Bộ BCVT mặc dù đã có các chính sách hỗ trợ đối với các đơn vị mới thành lập, nhưng nên cụ thể hơn, ví dụ như chính sách về cước kết nối, cách thức kết nối và nên có quy định về chất lượng và tiêu chuẩn của mạng kết nối.

Chính vì lẽ đó, dù muốn ủng hộ những tân binh năng lực đang còn ‘’dồi dào’’ đến đâu đi nữa, cũng phải chắc chắn một điều rằng: Cuộc ‘’chiến’’ đọ sức giữa họ với bốn doanh nghiệp viễn thông còn lại sẽ thực sự khó khăn, quyết liệt!

  • Hoàng Hùng

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,