221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
462497
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông: Tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông: Tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh
,
Việc thông qua dự thảo Pháp lệnh Bưu chính viễn thông đã được đưa vào chương trình làm việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong tháng này. Nội dung Pháp lệnh đã được dư luận, nhất là DN kinh doanh viễn thông và Internet đặc biệt quan tâm vì nó tạo lập một hành lang pháp lý mới, khá thông thoáng cho lĩnh vực này ở Việt Nam. Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực đã trao đổi với phóng viên về một số vấn đề liên quan đến Pháp lệnh mà báo chí và xã hội đang quan tâm.

Thưa Tổng cục trưởng Mai Liêm Trực, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông trình Chính phủ lần cuối có gì khác so với trước?

Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông đã được chuẩn bị rất kỹ. Qua 16 lần lấy ý kiến chính thức của các Bộ, Ngành liên quan, Pháp lệnh đã được chỉnh sửa. Trên cơ sở đề án Pháp lệnh đã được Chính phủ nhất trí thông qua trong phiên họp Chính phủ tháng 3, Tổng cục Bưu điện đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp hoàn tất nội dung báo cáo đề án tại phiên họp lần thứ 51 của ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp tục chuẩn bị báo cáo thông qua đề án Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông tại phiên họp Chính phủ thứ 52 tổ chức trong tháng 5/2002.

Dự thảo Pháp lệnh đã được soạn thảo rất kỹ, được thể chế hóa khẳng định trong Nghị quyết Đại hội 9, Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 3 khóa 9. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông là sự pháp chế hóa ở mức độ cao hơn, có sự sửa đổi của Nghị định 109. Mục đích của Pháp lệnh ra đời là nâng cấp pháp lệnh trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông. Lâu nay, những Nghị định đều do Chính phủ ban hành nhưng nay Pháp lệnh sẽ do cơ quan lập pháp ban hành. Pháp lệnh cũng nhằm pháp lý hóa để đạt được mục tiêu tạo ra các cơ chế, chính sách thực hiện được mục tiêu về phổ cập dịch vụ Bưu chính Viễn thông đến năm 2005 theo mục tiêu chương trình kinh tế xã hội của đất nước. Pháp lệnh đã quán triệt được ý phát huy nội lực của đất nước và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, chuyển từ môi trường cơ bản là độc quyền doanh nghiệp sang môi trường hợp tác có cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Pháp lệnh cũng đã đặt ra những vấn đề phù hợp với luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của đất nước như Luật Dân sự, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp... Đồng thời để phù hợp với các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia như đàm phán tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, các Hiệp định về Bưu chính và Viễn thông mà Việt Nam đã ký kết như Công ước hiến chương của Liên Minh Bưu chính thế giới (UPU), Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU)... Trong Pháp lệnh đã nêu rõ hơn xu hướng phát triển khoa học công nghệ, Bưu chính Viễn thông và tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chủ động trong hoạt động kinh doanh, phục vụ.

Nhiều doanh nghiệp có ý kiến xung quanh vấn đề được đưa ra trong dự thảo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông là xây dựng một doanh nghiệp Nhà nước duy nhất về Bưu chính. Như vậy pháp lệnh chỉ cho phép một doanh nghiệp nhà nước độc quyền về Bưu chính?

Trong phiên họp Chính phủ tháng 3/2002, tất cả các thành viên của Chính phủ đều bỏ phiếu nhất trí thông qua dự thảo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông. Việc xây dựng một doanh nghiệp Nhà nước duy nhất về Bưu chính là do những nguyên nhân sau: Nếu nói về cạnh tranh thì chủ yếu chỉ trong kinh doanh, còn trong lĩnh vực công ích là trách nhiệm của Nhà nước đối với người dân. Nhà nước không đặt vấn đề các hoạt động công ích phải có nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. Đương nhiên, khi Nhà nước giao nhiệm vụ công ích thì có thể giao cho một số doanh nghiệp công ích thực hiện qua hình thức giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu. Trước hết, chúng ta đều phải thừa nhận các hoạt động Bưu chính chủ yếu là công ích. Theo Luật doanh nghiệp, định nghĩa doanh nghiệp công ích là 70% hoạt động của doanh nghiệp là công ích, doanh nghiệp đó là phục vụ công ích. Hoạt động Bưu chính công ích là việc đảm bảo chuyển phát thư cho mọi người dân.

Thực tiễn, hầu hết các nước trên thế giới, Bưu chính là do Nhà nước và một doanh nghiệp làm các dịch vụ Bưu chính cơ bản như thư từ. Mạng thùng thư trên mỗi nước do một doanh nghiệp Bưu chính cung cấp. Ngay kể cả nước Mỹ, mạng thùng thư trên khắp Liên bang đều do Bưu chính Mỹ cung cấp chứ không có doanh nghiệp thứ hai mở mạng thùng thư này. Việc sử dụng dịch vụ thư là quyền của người dân. Nhà nước có quy định cụ thể về khả năng phục vụ của doanh nghiệp như bình quân một bưu cục phục vụ bao nhiêu người dân và bán kính phục vụ là bao nhiêu km/bưu cục. Do đặc điểm của Bưu chính như vậy nên chỉ có một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Bưu chính cơ bản. Trong các Thể lệ, Hiệp định, thỏa thuận quốc tế đều quy định và bảo vệ quyền cơ bản của người dân là gửi thư. Nhà nước phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chỉ có một doanh nghiệp được độc quyền làm các dịch vụ Bưu chính. Hiện nay, nhiều nước trong đó có Việt Nam, các lĩnh vực dịch vụ khác trong Bưu chính như chuyển phát hàng hóa, bưu kiện, chuyển phát nhanh và các dịch vụ bưu chính thương mại khác do nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng làm. Thị trường đó đã và đang tiếp tục được mở ra.

Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông đưa ra vấn đề như vậy nhằm ràng buộc doanh nghiệp Bưu chính về chất lượng dịch vụ, mức độ phổ cập dịch vụ theo quy định của Nhà nước. Tôi khẳng định Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông không đóng lại Bưu chính hiện nay mà tiếp tục mở ra.

Có ý kiến cho rằng phải đấu thầu dịch vụ công ích chứ không quy định chỉ một doanh nghiệp nhà nước duy nhất làm?

Hiện nay, đối với dịch vụ Phát hành báo chí, Nhà nước có thể giao cho một doanh nghiệp hoặc có thể giao cho nhiều doanh nghiệp cùng làm. Tôi cho rằng có thể đấu thầu dịch vụ công ích trên phạm vi từng dịch vụ, từng việc cụ thể. Nhưng đối với mạng lưới phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân như thư từ không phải dễ đấu thầu.

Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông không bảo vệ sự độc quyền của một doanh nghiệp mà pháp lệnh chỉ xác định nghĩa vụ công ích cơ bản của Nhà nước. Các doanh nghiệp khác có quyền làm các dịch vụ bưu chính thương mại và có thể tham gia đấu thầu làm dịch vụ công ích khi Nhà nước mở ra.

Việc đảm bảo môi trường Bưu chính Viễn thông lành mạnh là ưu điểm lớn nhất của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông. Hiện nay, việc bóc tách các hoạt động kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông chưa rõ ràng, chắc chắn sẽ phải làm. Nhà nước sẽ điều tiết, giao nhiệm vụ công ích cho các doanh nghiệp thực hiện theo Pháp lệnh. Trong xu hướng thị trường dịch vụ Bưu chính Viễn thông chuyển từ độc quyền sang môi trường cạnh tranh, đối với một số lĩnh vực cạnh tranh công bằng thì Nhà nước sẽ có những yếu tố khuyến khích doanh nghiệp mới, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh. Đến năm 2005 sẽ không còn dịch vụ Bưu chính Viễn thông nào độc quyền doanh nghiệp. Và đến năm 2010, bức tranh của thị trường sẽ là các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông mới phải chiếm được 25% đến 30% thị phần.

(Theo Bưu Điện Việt Nam)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,