221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
465483
BKCT vô địch Sáng tạo Robot Việt Nam 2003
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
BKCT vô địch Sáng tạo Robot Việt Nam 2003
,
 
Ngô Vĩnh Hoàng - đội trưởng (bên phải) 
và Nguyễn Tiến Mạnh của đội BKCT
Tối 30/4, vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2003 (Robocon Việt Nam 2003) đã kết thúc với chiếc cúp vô địch được trao cho đội BKCT của Đại học Bách khoa Hà Nội. Đúng như dự đoán của những người thường xuyên theo dõi cuộc thi, robot tự động Sam4 của BKCT một lần nữa khẳng định sức mạnh tuyệt đối của mình, đem chiến thắng và vinh dự về cho các chàng trai của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Phải nói rằng robot tự động của BKCT là rất mạnh. Đội BKCT đã chọn giải pháp thiết kế robot tự động của mình cực kỳ thông minh. Nếu như các đội tuyển tham dự Robocon Việt Nam 2003 lần này đều cho robot tự động của mình di chuyển đến các cụm rổ để bỏ cầu mây, thì robot tự động của BKCT lại đứng im một chỗ và liên tục ''nhả đạn''. Việc ''đứng im một chỗ'' này là một giải pháp cực hay. Bởi vì nếu cho robot di chuyển thì thứ nhất là mất thời gian, thứ hai là robot phải được trang bị những thiết bị cảm biến xác định đường đi cũng như định vị cụm rổ thật chuẩn thì hoạt động mới hiệu quả, đấy là còn chưa kể đến việc bị các robot tự động khác ngáng đường không cho di chuyển đến vị trí bỏ cầu. Trong số 130 đội dự thi Robocon Việt Nam 2003, chỉ duy nhất có robot tự động của BKCT là đứng im không di chuyển. (Ban tổ chức đã tặng giải Giải pháp thiết kế robot hay nhất cho BKCT)

Ngoài ra, robot tự động của BKCT có khả năng phóng cầu mây vào tất cả các cụm rổ với một thời gian rất nhanh và độ chính xác gần như tuyệt đối. Các chàng trai của BKCT đã giải được bài toán giữa sức nặng của quả cầu mây, quỹ đạo bay của vật thể, độ dài của nòng súng phóng cầu, khoảng cách từ robot tới các cụm rổ... để tạo ra một robot tự động hoạt động cực kỳ hiệu quả. Trong 5 trận đấu loại tại vòng chung kết, cả 5 lần robot của BKCT đều chinh phục không gian cầu mây trước khi trận đấu kết thúc.

Hãy xem những họng pháo đầy uy lực
này đã giúp BKCT giành ngôi vô địch

Xin được giải thích một chút về điều kiện chinh phục không gian cầu mây. Các đội tuyển tham dự được quyền chế tạo 2 loại robot: robot tự động và robot điều khiển bằng tay. Robot của các đội sẽ phải bỏ cầu vào các cụm rổ có cao độ khác nhau. Có 3 loại cụm rổ: cụm rổ trung tâm, cụm rổ vòng trong và cụm rổ vòng ngoài. Cầu bỏ vào cụm rổ trung tâm sẽ được 5 điểm, cụm rổ vòng trong sẽ được 3 điểm và cụm rổ vòng ngoài sẽ được 1 điểm. Thời gian thi đấu của một trận đấu là 3 phút. Sau 3 phút, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên, nếu trong trận đấu, đội nào bỏ cầu được vào cụm rổ trung tâm, cụm rổ vòng trong và cụm rổ vòng ngoài (tất cả các cụm rổ đều có cầu của đội đó), thì đội đó sẽ chinh phục không gian cầu mây và giành chiến thắng ngay lập tức mà không cần phải chờ hết 3 phút. Nó cũng giống như là một võ sĩ hạ knock-out đối thủ khi thời gian quy định của trận đấu vẫn còn.

Trở lại với vòng chung kết diễn ra tối qua tại nhà thi đấu Quân khu 4, khu công nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 8 đội tuyển mạnh nhất đã thi đấu các trận tứ kết, bán kết và chung kết để xác định đội vô địch. 8 đội tuyển gồm TTC và IRF của Học viện Kỹ thuật quân sự, KSD và BKCT của Đại học Bách khoa Hà Nội, RCG và FXR++ của Đại học Bách khoa TP.HCM, Phương Nam của Đại học Cần Thơ và Danamecharob2 của Đại học Kỹ thuật - Đại học Đà nẵng.

4 trận đấu tứ kết đã diễn ra rất sôi nổi. Robot của các đội đều trình diễn những pha thi đấu ngoạn mục. Nếu như robot điều khiển bằng tay của FXR++ có khả năng phóng cầu rất chính xác thì robot của Phương Nam lại có thể lấy bóng rất nhẹ nhàng nhờ những chiếc rổ nhựa xinh xắn. 2 trận bán kết giữa TTC với FXR++, và BKCT và KSD diễn ra rất sôi nổi. Đặc biệt trận đấu giữa BKCT và KSD là một trận đấu nghẹt thở. Đây là lần duy nhất kể từ các trận đấu vòng loại, robot tự động của BKCT không ghi được nhiều điểm như thường lệ, trong khi robot điều khiển bằng tay của KSD lại liên tục ghi điểm. Tưởng chừng như BKCT đã bị loại nhưng kết quả mà ban giám khảo công bố đã khiến cho các cổ động viên của BKCT sung sướng tột độ: BKCT đã giành chiến thắng sít sao trước KSD với tỷ số 22 - 21.

Sam4 đang ''nhả đạn''

Trận chung kết giữa BKCT và TTC đã diễn ra đúng như dự đoán của nhiều người. Robot tự động của BKCT lần này đã hoạt động chính xác, giúp đội này một lần nữa chinh phục không gian cầu mây trước khi thời gian thi đấu chính thức kết thúc. 3 chàng trai của đội BKCT gồm Hồ Vĩnh Hoàng, Nguyễn Tiến Mạnh và Bùi Trọng Trường đã xứng đáng nâng cao chiếc cúp vô địch cùng 10 triệu đồng tiền thưởng cho đội giải nhất, 15 triệu đồng tiền thưởng từ ABU (Ban tổ chức cuộc thi Robot châu Á - Thái Bình Dương) và 5 triệu đồng cho ''Giải pháp thiết kế robot hay nhất''.

Trong nỗi vui mừng khó tả, đội trưởng BKCT Ngô Vĩnh Hoàng cho phóng viên I-Today biết, toàn đội đã rất lo lắng khi robot của mình không giành được ưu thế trong trận đấu bán kết với KSD. Tuy nhiên, trong trận chung kết robot Sam4 lại ''tỉnh ngủ'' thi đấu tuyệt vời giúp BKCT giành chiến thắng thuyết phục. Hoàng cho biết quá trình ''thai nghén'' robot Sam4 là 4 tháng, nhưng chính thức bắt tay vào chế tạo chỉ mất có 7 ngày.

Với chiến thắng này, BKCT sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok, Thailand vào cuối tháng 8/2003.Trong cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm ngoái, đội Telematic của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên tranh tài đã xuất sắc đoạt ngôi vô địch.

Đăng Khoa       

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,