221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
465645
Hoàn thiện hệ thống chỉ số đánh giá hiện trạng ICT Việt Nam
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hoàn thiện hệ thống chỉ số đánh giá hiện trạng ICT Việt Nam
,

Một tập hợp các chỉ số nhằm đánh giá mức độ phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) của Việt Nam đã được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị bàn tròn lần thứ nhất về ICT tổ chức mới đây tại Hà Nội. Tại hội nghị, các đại biểu đều đánh giá cao sự cần thiết phải đưa ra được một bộ chỉ số ICT riêng cho Việt Nam, nhưng vẫn có thể so sánh với quốc tế và đánh giá được trong tương lai.

Theo nhóm 1 (nhóm ICT Infrastructure), cần phải xác định rõ các chỉ số về cơ sở hạ tầng về ICT chứ không chỉ đơn thuần là cơ sở hạ tầng về CNTT. Đối với ICT Infrastructure sẽ có 6 nhóm chỉ số khác nhau và các chỉ số này phải linh hoạt vì công nghệ luôn luôn thay đổi. Bên cạnh những chỉ số về định tính và định lượng cũng cần phải có những chỉ số về xã hội. Liên quan đến chỉ số định tính, có một số ý kiến cho rằng để xây dựng chỉ số định tính cần phải có mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và phải có chỉ số liên quan đến cạnh tranh trên thị trường. Tiến sĩ Roger Harris, cố vấn chương trình ICT Phát triển Nông thôn cảnh báo, đối với các chỉ số liên quan đến phát triển xã hội, không nên hiểu theo nghĩa hẹp mà phải tính được chất lượng cuộc sống và chất lượng của sự phát triển.

Bộ chỉ số cho ngành công nghiệp ICT sẽ bao gồm 5 nhóm chỉ số là: doanh nghiệp, thị trường, nhân lực, môi trường pháp lý và nghiên cứu phát triển. Trong mỗi nhóm chỉ số này các chỉ số hạng mục nhỏ khác... Theo nhóm 2 (ICT Industry), trước mắt cần phải triển khai một số công việc như: Hoàn chỉnh hệ thống chỉ tiêu, xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu, xây dựng hệ thống tổ chức thu thập dữ liệu và tổ chức thực hiện. Và để thực hiện công việc này rất cần có sự tham gia của Tổng cục thống kê. Nhóm 2 cũng cho rằng cần phải xây dựng các chỉ số tương thích và mối tương quan với môi trường pháp lý của Việt Nam. Một số nhà quan sát nước ngoài đã nhấn mạnh, không chỉ xây dựng dữ liệu chuẩn mà phải quan tâm đến chất lượng của dữ liệu. Đặc biệt phải xây dựng cả những chỉ số liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chỉ số phản ánh lợi ích của ICT và chỉ số người nghèo trong nhóm các chỉ số xã hội.

Nhóm 3 (ICT Human Resources) đã phân các chỉ số ra thành hai nhóm: nhóm chỉ số về đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm đào tạo chính quy ở các trường đại học và đào tạo nguồn nhân lực chuyên biệt theo nhu cầu thực tế của các công ty) và nhóm chỉ số về khả năng phổ cập kiến thức công nghệ thông tin. Đối với cả hai nhóm này đều có các chỉ tiêu định tính và định lượng như: chương trình đào tạo, giáo viên, cơ sở hạ tầng, kết nối, chi phí đầu tư, chất lượng giảng dạy, số lượng máy tính, tốc độ băng thông, tác động của ICT đối với sinh viên...

Nhóm 4 (ICT Applications) thì lại đưa ra 3 cách tiếp cận khác nhau: các chỉ số ứng dụng riêng biệt, mục đích sử dụng và tiêu chuẩn chung. Đối với cách 1 nhóm này đã đưa ra 11 chỉ số về thương mại điện tử, 7 chỉ số về Chính phủ điện tử, 5 chỉ số về học tập điện tử, 3 chỉ số về báo chí điện tử và 3 chỉ số y tế điện tử. Cách tiếp cận theo mục đích sử dụng đưa ra khoảng 18 chỉ số khác nhau, cách này được đánh giá là đơn giản và thực tế hơn. Cách thứ 3 đưa ra 6 chỉ số và có thể đánh giá được ICT nói chung, tuy nhiên cách này có khó khăn trong việc xác định các yếu tố liên quan đến chỉ số. Theo nhóm này, cần phải phân loại chỉ số theo các hạng mục khác nhau, chỉ số đầu vào và chỉ số đầu ra, và xác định các chỉ số ưu tiên dựa trên tầm quan trọng như vai trò của kinh tế xã hội, vai trò phát triển của Việt Nam, và đối với nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng. Theo Tiến sĩ Roger Harris, cần có mối liên hệ giữa chỉ tiêu ICT với mục tiêu phát triển của quốc gia với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, cần xây dựng chỉ số đánh giá sự tiến bộ và đưa thêm các chỉ số định tính, định lượng khác để xác định khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn.

Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính và Viễn thông Mai Liêm Trực cho biết: ''Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một Hội thảo về các chỉ số ICT để từ đó có một đánh giá chung về hiện trạng ICT của Việt Nam so với thế giới. Trên cơ sở các chỉ tiêu đó sẽ tiến hành một loạt cuộc khảo sát tiếp theo để xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển ICT của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Sau hội nghị này, Viện Chiến lược Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin cùng 4 nhóm (ICT Infrastructure, ICT Industry, ICT Human Resources và ICT Applications) sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu ICT cho phù hợp với tiêu chuẩn của quốc tế và thích hợp với Việt Nam''.

Hải Yến

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,