221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
541430
Thận trọng với kiểu lừa đảo mới qua SMS
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Thận trọng với kiểu lừa đảo mới qua SMS
,

(VietNamNet) - Một e-mail "tốt bụng" bất ngờ xuất hiện trên máy tính của bạn, hướng dẫn "bẻ khoá" chức năng tính cước tin nhắn SMS của Vinaphone bằng cách soạn tin nhắn IM.NAP.998xxxxxxx và gửi về số 998, để sau đó có thể nhắn tin "xả láng" không mất tiền? Cảnh giác!!!

Soạn: AM 188801 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
AloFun - Dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng di động của Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC.

Báo Thanh Niên số ra hôm nay (5/11) có tin cảnh báo về một hiện tượng lừa đảo mới qua điện thoại di động (ĐTDĐ): Một dạng e-mail đang được gửi tràn lan tới các địa chỉ email trong nước với nội dung "Bọn mình đã crack Vinaphone thành công. Để có thể gửi tin nhắn miễn phí cho 5 tin nhắn, bạn chỉ cần soạn tin nhắn gửi vào số 998 với nội dung sau: IM.NAP.998xxxxxxx hoặc IM.NAP.hackerviet; ngay sau khi nhắn tin, bạn sẽ bị trừ đi 3.000 đồng nhưng sau đó bạn sẽ được free mãi mãi".

Thực chất trò này là gì? Nếu làm theo hướng dẫn này, mỗi lần nhắn tin, bạn đã... biếu cho kẻ lừa đảo 3.000đ từ tài khoản điện thoại của mình!

Thực tế, bạn chẳng thể tác động gì được tới hệ thống tính cước tin nhắn của Vinaphone, mà chỉ nạp 3.000đ vào các tài khoản có tên là 998xxxxxxx hoặc hackerviet. Đây là tính năng nạp tiền vào tài khoản IM của dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng di động AloFun - do Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC cung cấp. Mỗi người sử dụng dịch vụ này, tuỳ thuộc vào hình thức đăng ký, sẽ được cấp một nickname đăng nhập (chẳng hạn như hackerviet), một mã ID duy nhất nếu đăng ký qua Internet (dạng 998xxxxxxx) hoặc chính số điện thoại của khách hàng khi đăng ký qua ĐTDĐ.

Khi soạn tin nhắn IM.NAP.Tênđăngnhập và gửi về số 998, (trong đó Tênđăngnhập có thể là nickname, mã ID hoặc số điện thoại thuê bao), người gửi sẽ nạp 3.000đ vào tài khoản tương ứng. Chủ tài khoản không thể rút khoản tiền gửi từ SMS ra thành tiền mặt, nhưng có thể sử dụng để nhắn tin từ web với giá 300đ/tin nhắn (đồng thời có thể gửi được cho tối đa năm số máy nhận mỗi lần), hoặc gửi logo, nhạc chuông, hình nền ĐTDĐ từ web với giá 1.500đ. 

Đây là một phát hiện rất kịp thời và chính xác của báo Thanh Niên, nhằm vạch trần và ngăn chặn một âm mưu lừa đảo mới qua ĐTDĐ. Dịch vụ AloFun khẳng định đã có người "nhẹ dạ" làm theo và nạp tiền vào tài khoản IM của kẻ lừa đảo. Tuy nhiên, những tài khoản như hackerviet đã lập tức bị hệ thống của AloFun chặn lại khi phát hiện có số lượng người nạp tiền vào một cách bất thường. AloFun cho biết tài khoản dùng nickname hackerviet chỉ mới được hai người nhắn tin vào với số tiền bị lừa tổng cộng là 6.000đ. Tuy nhiên, tài khoản này cũng đã bị khoá lại.

AloFun hiện đã cung cấp cho VietNamNet một danh sách các tài khoản IM có dấu hiệu lừa đảo người dùng và đã bị khoá lại, không thể sử dụng để nhắn tin hoặc gửi logo, hình ảnh, nhạc chuông... từ web về ĐTDĐ ở bảng bên dưới.

Lợi dụng sự bất cẩn

Soạn: AM 188807 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Người sử dụng nên thận trọng với các tin nhắn SMS.

Đây không phải lần đầu tiên hiện tượng lừa đảo qua ĐTDĐ được nhắc đến. Hồi cuối tháng 4 năm nay, báo Tuổi Trẻ cũng đã đề cập tới hiện tượng thuê bao di động nhận được một tin nhắn có nội dung "alofun - Chúc mừng bạn: bạn là người may mắn trong chương trình khuyến mãi của chúng tôi, hãy soạn tin nhắn: IM NAP 9980024231 và gửi đến số máy 998 để biết thêm chi tiết”. Nếu làm theo, người sử dụng cũng đã bị lừa và nạp 3.000đ vào tài khoản 9980024231 của AloFun.

Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo đã rất ranh ma khi đăng ký một tài khoản với tên alofun, có mã ID là 9980024231, và dùng nickname này để gửi tin nhắn từ web tới các số di động mục tiêu lừa đảo. Người sử dụng sẽ rất dễ lầm tưởng danh tính của kẻ nhắn tin qua tổng đài 998 là nội dung của tin nhắn.

Người sử dụng thường bất cẩn, và nghĩ rằng một tin nhắn luôn chỉ tốn 500đ, chứ không nghĩ có thể mất tới 3.000đ. Không chỉ dễ dàng bị lừa và tự nhắn tin nạp tiền cho người khác, người sử dụng ĐTDĐ vẫn khá bất cẩn khi cho người mới quen (chẳng hạn như trong quán karaoke) mượn điện thoại để nhắn tin. Khi bạn cho người khác mượn điện thoại để nhắn tin, điều đó đồng nghĩa với việc họ đã biết số điện thoại của bạn. Ngoài ra, nếu mượn máy để nhắn khoảng hơn 30 tin nhắn (với thao tác bấm chẳng khác gì đang chơi game trên điện thoại), bạn đã bị họ nạp tiền nhờ cả trăm ngàn đồng. AloFun có hạn chế mức gửi tiền vào mỗi tài khoản ở mức 60.000đ/ngày, nhưng kẻ "nạp tiền chùa" hoàn toàn có thể tạo ra nhiều tài khoản khác nhau để có đủ chỗ chứa tiền chùa.

Hình thức lừa đảo này dựa theo một kịch bản khá phổ biến trên Internet. Nhiều người đã biết về một dạng e-mail tự xưng là "hoàng hậu" hoặc "hoàng thân" của một quốc vương Ả Rập lưu vong, cần một tài khoản trung gian ở nước ngoài để chuyển số tài sản lớn của họ. Người cho mượn tài khoản trung gian sẽ được nhận một tỷ lệ hoa hồng rất lớn, nhưng trước tiên cần phải gửi một khoản tiền (thường khoảng vài chục USD) đến tài khoản của các "hoàng thân" để xác nhận khả năng chuyển tiền. Nếu làm theo, bạn sẽ trở thành một... nhà từ thiện quyên góp vài chục USD vào tài khoản một kẻ lừa đảo qua mạng.

Tuy không thể rút thành tiền mặt như kiểu lừa trên, nhưng dạng lừa đảo qua ĐTDĐ bằng cách lừa người dùng nạp hộ tiền qua Tổng đài 998 cũng có thể gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Người dùng ĐTDĐ do đó cần đặc biệt chú ý và thận trọng với những tin nhắn không rõ xuất xứ, cũng như cảnh giác khi cho người lạ mượn điện thoại.

Danh sách một số tài khoản Alofun đã bị khoá do có hành vi lừa đảo

Tên tài khoản

Họ tên

Ngày sinh

Số tiền

Số tin nhắn nạp tiền

hackerviet

Diep Nguyen Hong

31/12/1983

24000

8

smsvinaphone

nguyen duc hung nguyen duc

9/8/1953

63900

23

vinaphone.vnn.vn

ttt tt

1/1/1950

21900

8

sendfreesms

ilian zeratul

1/1/1985

157800

 

quatangvtv3

ANH HUNG

17/05/1976

23700

9

  • Bình Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,