Xây dựng phòng thí nghiệm tin học cho Đề án 112
19:00' 15/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Một phòng thí nghiệm hiện đại để chuẩn hóa và tối ưu các phần mềm dùng chung trong chương trình Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (Đề án 112) sẽ được xây dựng ngay trong năm nay. Đây là kết quả của bản ghi nhớ giữa Công ty Intel Việt Nam và Ban điều hành Đề án 112 vừa được ký kết chiều nay (15/11) tại Hà Nội. 

Soạn: AM 196348 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ký kết thỏa thuận xây dựng Phòng thí nghiệm tin học cho Đề án 112

Ngoài tác dụng kiểm tra, tối ưu hóa các phần mềm dùng chung của mỗi đơn vị tham gia thực hiện đề án 112, phòng thí nghiệm tin học này còn có nhiều chức năng hiện đại khác và nhắm tới mục đích chuẩn hóa đồng bộ tất cả các giải pháp tin học được sử dụng trong quá trình thực hiện Đề án 112.

Mức kinh phí dự kiến để xây dựng phòng thí nghiệm này không được Intel tiết lộ, nhưng ông Thân Trọng Phúc - Tổng giám đốc Intel Việt Nam khẳng định rằng, con số này là không nhỏ! Giám đốc Dự án của Intel Việt Nam Trịnh Thanh Lâm chỉ khẳng định: Các thiết bị trong phòng thí nghiệm này sẽ là hiện đại nhất, mới nhất, bao gồm: các máy chủ 64bit Itanium, các máy chủ 32bit, các máy tính không dây công nghệ Centrino, máy tính để bàn công nghệ siêu phân luồng,... Ngoài ra, trong dự án này, Intel sẽ còn hợp tác với nhiều hãng công nghệ thông tin (CNTT) khác trên thế giới như Oracle, Microsoft, EMC, Cisco,...

Soạn: AM 196350 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Vũ Đình Thuần: "Tôi nghĩ, Ban điều hành đề án 112 và lãnh đạo các bộ ngành đã rất cố gắng, nhưng tiến độ thì không thể đi nhanh hơn!"

Xung quanh các ý kiến thắc mắc của báo giới về tiến độ triển khai Đề án 112 quá chậm, ông Vũ Đình Thuần, trưởng Ban Điều hành Đề án cho biết: "Sau khi Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án hồi tháng 9/2001 đến nay, tôi khẳng định các hạng mục cơ bản đã xong, chẳng hạn như: hạ tầng cơ sở của các trung tâm xử lý dữ liệu, hệ thống thông tin điện tử tại các tỉnh, và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Đã có trên 2.000 cán bộ tin học được đào tạo để vận hành tại mỗi cơ quan đơn vị tham gia tin học hóa quản lý hành chính".

Soạn: AM 196358 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng giám đốc Intel Việt Nam Thân Trọng Phúc: "Chúng tôi không bao giờ tiết lộ trước mức kinh phí cho mỗi dự án, nhưng tôi có thể nói, kinh phí cho phòng thí nghiệm này là không nhỏ!"

Nói về sự chậm trễ, ông Thuần bộc bạch: "Chúng tôi ai cũng muốn làm nhanh hơn! Nhưng quả thực, khi bắt tay vào thực tế, chúng tôi đã gặp phải rất nhiều điều kiện không thuận lợi như: hạ tầng CNTT của hầu hết các cơ quan, tỉnh thành trong cả nước rất yếu kém, trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ rất sơ khai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về riêng lĩnh vực CNTT còn thiếu nhiều,... Tôi nghĩ: Ban điều hành Đề án 112 và lãnh đạo các Bộ ngành đã rất cố gắng, nhưng tiến độ thì không thể đi nhanh hơn!"

 
 
Soạn: AM 196360 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thư ký Ban Điều hành Đề án 112 Lương Cao Sơn (bên phải), người phụ trách mảng xây dựng Trung tâm (TT) tích hợp dữ liệu cho biết: "Với mức kinh phí khoảng 20%-30% tổng kinh phí của toàn dự án, TT này sẽ là trái tim của mỗi tỉnh thành và Bộ, ngành. Nếu không có TT đầu nút này, hệ thống thông tin của mỗi tỉnh sẽ khó có thể chạy được".

Sau một thời gian bị coi là chậm và lúng túng trong việc triển khai thực hiện Đề án 112 tại tất cả các cơ quan chính phủ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh thành trong cả nước, với những vấn đề "nổi cộm" còn tồn tại như: xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia, đưa vào hoạt động mạng CPNET, giải ngân vốn,... hôm nay, trưởng Ban Điều hành Đề án Vũ Đình Thuần đã cho biết: Tốc độ giải ngân và triển khai công việc đã nhanh hơn nhiều!  Ông Thuần cho PV VietnamNet biết: Mức đầu tư cho riêng Dự án Phần mềm dùng chung trong các năm 2002: 40 tỷ đồng, 2003: 20 tỷ đồng và 2004: 20 tỷ đồng là quá ít, còn thiếu nhiều! Dự kiến mức kinh phí này cho năm 2005 cũng chỉ vào khoảng 20 tỷ đồng!

Tóm lại, xây dựng chương trình tin học hóa, hiện đại hóa các công việc quản lý nhà nước, ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của các cơ quan, ban ngành là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, góp phần cải cách hành chính, có thể tiết kiệm nhiều công sức, thời gian và chi phí. Tuy nhiên, thực hiện được mục tiêu này rõ ràng không phải là điều dễ dàng gì. Công tác yếu kém trong quản lý và triển khai diện rộng, các vấn đề dễ bị sa vào như lãng phí, dàn trải sẽ là không thể không xảy ra. Thời gian này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt và trực tiếp để Đề án này tăng tốc và sớm có kết quả trong thời hạn hoàn thành Đề án vào năm 2005. Dự án về một phòng thí nghiệm hội tụ các công nghệ hiện đại trên thế giới mà Intel cung cấp cũng sẽ góp phần khiến Đề án 112 "chạy nhanh hơn"!

  • Bài, ảnh: Huyền Chi

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Đề án 112: Phổ cập CNTT cho 2.800 cán bộ, công chức
Bà Rịa-Vũng Tàu: Ứng dụng CNTT quản lý hành chính
Từ e-mail bộ trưởng đến chính phủ điện tử
Từ 1/9: VNPT chính thức cung cấp dịch vụ IP/VPN
Kiện toàn cơ chế và bộ máy quản lý CNTT
Sáng kiến Kiên Giang: Mở tầm phủ sóng CNTT cho ĐBSCL
Hành chính chậm không đẩy nổi... công nghệ cao!
CÁC TIN KHÁC:
Telecomp-Electronics: Nhìn lại và triển vọng (13/11/2004)
Telecomp - Electronics 2004: Sàn diễn công nghệ (13/11/2004)
Các dịch vụ VT-CNTT đã đa dạng hơn! (12/11/2004)
Tâm điểm Telecomp 2004: Hoành tráng Mobile! (12/11/2004)
2010: hướng tới Việt Nam điện tử (11/11/2004)
Công bố phần mềm PowerCivil (10/11/2004)
Telecomp 2004: Giải thưởng gian hàng ấn tượng nhất (10/11/2004)
Xây dựng Trung tâm an ninh mạng quốc gia (10/11/2004)
Sôi động Vietnam Telecomp 2004! (09/11/2004)
Telecomp và Electronics 2004 chính thức khai mạc (09/11/2004)
Thành lập Cục Ứng dụng CNTT (08/11/2004)
Thận trọng với kiểu lừa đảo mới qua SMS (05/11/2004)
Cơ hội cho lập trình viên tại thị trường Nhật (05/11/2004)
Công khai thông tin hạn ngạch dệt may trên website (04/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang