221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
554076
PGS Hồ Uy Liêm: Xử lý sai phạm của nhóm iCMS
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
PGS Hồ Uy Liêm: Xử lý sai phạm của nhóm iCMS
,

Tại cuộc họp báo ngày 8/12/2004, PGS TS Hồ Uy Liêm, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) nói: "Sai phạm của nhóm tác giả iCMS phải được gọi thẳng là "đánh cắp". "Hành vi ấy cần được xử lý thật nghiêm, khi mà tệ ăn cắp bản quyền ngày càng trở nên đáng lo ngại". 

PGS Hồ Uy Liêm (trái) tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 8/12/2004

Lãnh đạo VUSTA vừa khẳng định quan điểm xử lý nghiêm những sai phạm mới phát hiện của nhóm tác giả phần mềm iCMS, sản phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam (TTVN) năm 2003.

Tại cuộc họp báo ngày 8/12/2004 ở trụ sở của VUSTA ở Hà Nội, giới thiệu kết quả hoạt động nhiệm kỳ IV và phương hướng nhiệm kỳ V (2005-2009) của VUSTA, PGS TS Hồ Uy Liêm - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký VUSTA, đã cho biết: "Chuyện ăn cắp phần mềm mã nguồn mở CMS của tác giả Stephen R. G Fraser là có thật, dù bảo là chỉ chiếm mấy phần trăm so với toàn bộ sản phẩm iCMS".

Ít cũng là "ăn cắp"

PGS Hồ Uy Liêm bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của tác giả Fraser rằng, dù đã có lời xin lỗi, hành động bào chữa của nhóm iCMS sau khi họ thú nhận chẳng khác gì biến ông (Fraser) thành "kẻ ăn cắp" phần mềm của iCMS. Cách xử lý đối với sai phạm của iCMS là phải thu hồi giải thưởng cuộc thi TTVN năm 2003 đã trao cho sản phẩm iCMS.

PGS.TS Hồ Uy Liêm cũng nhấn mạnh: "Lẽ ra VUSTA cần kịp thời lên tiếng về vụ việc này nhưng tiếc là không có đủ thông tin. Lẽ ra trước khi xét duyệt, Ban tổ chức Giải thưởng phải xem xét thật kỹ và đòi hỏi phải có đảm bảo bằng văn bản mọi thông tin đầu vào của sản phẩm dự giải phải rõ ràng, minh bạch".

PGS Hồ Uy Liêm phàn nàn về tình trạng háo danh dẫn đến những hành vi gian dối trong hoạt động nghiên cứu hiện nay không phải là mới. Nhưng đáng lo ngại là ở chỗ những người mới bước vào đời đã sớm nhiễm căn bệnh "ngôi sao" để rồi dẫn đến cố ý sai phạm mang tính tập thể.

Môi trường "độc hại"

Một chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) nói vấn đề iCMS không còn là chuyện nhỏ hay chuyện cạnh tranh giữa các đối thủ với nhau nữa. "Cứ cho có hiện tượng "nói xấu nhau" giữa các đối thủ như một số người và báo chí nói, thực chất vấn đề nhóm iCMS nói dối và nói dối có hệ thống là không thể phủ nhận". Chuyên gia này chỉ ra những bằng chứng về việc bản thân ông và đồng nghiệp từng cảnh báo nhiều lần với Ban tổ chức cuộc thi TTVN về sản phẩm iCMS ngay từ hồi tháng 10/2003, về những bất ổn của module CMS được dùng trong sản phẩm. "Rất tiếc là khuyến cáo của chúng tôi hồi ấy không hề được ai nghe." - chuyên gia về CNTT, đề nghị giấu tên, nói.

Theo ông, điều đáng buồn nhất trong câu chuyện iCMS không phải là sai phạm của một nhóm người trẻ tuổi háo danh bị phát hiện và cần bị trừng trị đích đáng mà là chuyện khác. Đấy là chuyện "hạt giống độc có thể mọc nhanh như thế nào trong môi trường độc". Phải là một môi trường như thế nào, nhóm iCMS mới có thể "qua mặt" được cả ban giám khảo, mới dựng lên ngon ơ câu chuyện mua phần mềm iCMS mười tỷ đồng khiến không hề ai nghi ngờ.

PGS Hồ Uy Liêm đề nghị không nên đánh lạc hướng vấn đề bằng việc tập trung truy cứu trách nhiệm của những hacker "vô cớ" tấn công vào các website xảy ra mấy ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 vừa qua. "Yêu cầu có tính ép buộc Dương Vi Khoa phải ký vào văn bản in sẵn bảo là khiếu nại của nhóm Diễn đàn Tin học về những sai phạm của iCMS là việc làm không bình thường." - ông nói - "Việc làm ấy khiến người ta không khỏi suy nghĩ liệu có ẩn ý gì đằng sau một động tác thiếu tự nhiên?".

(Theo NetNam)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,