221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
560348
Bao giờ chất lượng được đáp ứng?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam:
Bao giờ chất lượng được đáp ứng?
,

(VietNamNet) - Thách thức lớn nhất đối với đào tạo CNTT là làm sao phải vừa đủ về số lượng vừa đảm bảo về chất lượng, điều này hiện đang là bài toán khó giải không chỉ của TP.HCM, Hà Nội, những "miền đất hứa" của những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước.

Chỉ 10% sinh viên đáp ứng tiêu chuẩn tuyển dụng!

Soạn: AM 233460 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Lượng sinh viên công nghệ thông tin thì nhiều mà số được tuyển dụng sau khi ra trường lại còn rất hạn chế. (ảnh: Thuỷ Nguyên).

Trong bản Kế hoạch Chính phủ điện tử Việt Nam do Viện Chiến lược thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì xây dựng có đưa ra mục tiêu: đến năm 2010 Việt Nam sẽ xây dựng xong Việt Nam điện tử, có được một nền Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) ngang bằng với các nước trong khu vực. Và để đạt được một Việt Nam điện tử phải tiến hành đồng bộ xây dựng: Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử và công dân điện tử.

Theo mục tiêu đó thì chỉ không lâu nữa đến năm 2010 trong mỗi hộ gia đình đều phải có máy tính, người dân khi đó phải biết sử dụng máy tính và Internet. Để đạt được như vậy, đào tạo nguồn nhân lực CNTT là một trong 4 vấn đề then chốt mà VN phải thực hiện (bên cạnh việc xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp CNTT và mở rộng thị trường).

Tuy nhiên, cho đến tận thời điểm này thách thức lớn nhất đối với đào tạo CNTT là làm sao phải vừa đủ về số lượng vừa đảm bảo về chất lượng. Kết quả của một cuộc khảo sát tại TP. HCM cho thấy, chỉ có khoảng 10% số chuyên viên CNTT ra trường là đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp. Tại Hà Nội, Cần Thơ và các địa phương khác cũng không mấy khả quan hơn.

Chính vì sự kết hợp cung cầu chưa được coi trọng nên khả năng cung không đáp ứng đủ cầu, trong khi phần lớn chuyên viên CNTT mới ra trường phải đi làm trái ngành hoặc thất nghiệp, điều này gây ra sự lãng phí lớn. Tại các thành phố lớn còn như vậy, thì một lượng lớn người dân sống ở nông thôn hiện nay hầu như đang "mù chữ" về tin học.

Giảng viên - yếu tố không thể thiếu!

Theo Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng ban CNTT TP Hà Nội, cần phải có giải pháp đào tạo riêng theo đặc thù của từng đối tượng. Ví dụ, tổ chức các khoá đào tạo CNTT riêng cho cho đội ngũ cán bộ công chức, hay chuyên gia quản trị, hệ thống, đào tạo nâng cao cho các đối tượng làm về CNTT, cho các doanh nghiệp, hoặc các lớp bổ túc ngoại ngữ chuyên ngành CNTT. Đồng thời cũng phải có các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo ra một môi trường liên kết các cơ sở đào tạo, cải tiến hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên, hình thành nên thị trường đào tạo CNTT sôi động.

Và việc thay đổi cơ bản tư duy về đào tạo là rất cần thiết. Đối với các đơn vị đào tạo, cần có sự thay đổi cơ bản về nội dung chương trình đào tạo. Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và đào tạo không nên quản lý chương trình của các trường một cách cứng nhắc như hiện nay mà chỉ nên quản lý chương trình khung, nội dung chi tiết nên giao cho các trường tự xây dựng theo nhu cầu của xã hội. Khi xây dựng các chương trình đào tạo, các trường nên hướng tới thị trường trong nước và quốc tế.

Cần phải coi trọng tăng cường năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là kỹ năng thực hành phải được coi là bước đột phá quan trọng. Điều này đòi hỏi phải có cách nhìn mới về những giờ thực hành, khó có thể thực hiện được mục tiêu này nếu như hệ thống giáo dục hiện nay vẫn coi một giờ thực hành chỉ bằng một nửa giờ học lý thuyết. Cần phải đổi mới phương pháp giáo dục truyền thống bằng những phương pháp giáo dục hiện đại, chú trọng phát triển hệ thống e-learning. Bên cạnh đó, phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thực hành.

5000 học viên mỗi năm cho nhu cầu đào tạo ở Hà Nội

Nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT hiện nay ở Hà Nội rất lớn, không chỉ đào tạo sinh viên trong các trường mà còn phải tổ chức đào tạo tin học cho một lượng lớn là các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp. Theo Ban CNTT Hà Nội, số nhân lực chuyên về CNTT cần được đào tạo khoảng 1.650 lượt người/năm, số lượng cán bộ nhân viên các đơn vị sự nghiệp cần được đào tạo ứng dụng CNTT là 35.000 người, ngoài ra Hà Nội còn đặt ra mục tiêu đến năm 2005 sẽ đào tạo 20.000 lượt chuyên gia về CNTT. Như vậy trung bình đến năm 2005 Hà Nội đã phải đào tạo khoảng 5.000 học viên mỗi năm.

Thuỷ Nguyên
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,