221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
560360
TP.HCM: Cần quan tâm đến các trẻ em "ghiền net"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
TP.HCM: Cần quan tâm đến các trẻ em 'ghiền net'
,

Trẻ em lên mạng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chỉ để tìm thông tin lành mạnh, giao lưu kết bạn, hay chơi game, giải trí sau giờ học căng thẳng. Nhưng đó là khi còn "chập chững" làm quen với "net", chứ đến lúc biết thế nào là "chat", là "chuyện người lớn" nhan nhản trên mạng, thì chúng... nghiện "net" lúc nào không hay.

Soạn: AM 233514 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Trẻ em sử dụng Internet, phụ huynh cần cẩn trọng.

Tập thói nói dối

Trong một điểm dịch vụ Internet trên đường Hậu Giang, Q.6, không gian chật ních người, một bé gái khoảng 12 tuổi đang cắm đầu gõ trên bàn phím, chợt ngẩng lên, quay sang hỏi chị nó (khoảng 14 tuổi): "Cho "nó" địa chỉ nhà hay trường học?" - "Ấy chết, không cho cái nào hết", nhỏ chị đáp. "Nhưng nó đòi hoài" đứa em nói. "Thì bảo là em ở... Biên Hòa", nhỏ chị cố vấn. "Ơ, sao lại Biên Hòa?", đứa em thắc mắc. "Ngu quá! Chat mà". Nhỏ chị bực bội.

Đêm đã về khuya, kim đồng hồ nhích qua con số 12, báo hiệu đã sang một ngày mới. Lúc này, hơn chục người trong phòng Internet trên đường Trần Quang Khải, Q.1, chưa có vẻ gì chuẩn bị ra về. Hai bé trai khoảng 13 - 14 tuổi đang dán mắt chăm chú vào màn hình vi tính. Một đứa quần áo lôi thôi lếch thếch đang... chat. Còn đứa kia, trên áo vẫn còn đeo phù hiệu học sinh thì đang say sưa đọc "truyện đen". Đứa chat tự xưng "anh" và gọi người bạn chat trên mạng bằng "em". Nhìn vào webcam cũng có thể đoán được tuổi "em" khoảng 15. Tất nhiên, đứa trẻ chẳng dại gì cho "đối tượng" xem hình của mình.

Không cần đọc nội dung, chỉ nhìn địa chỉ trang web (w.anchoi...) cũng biết đứa trẻ có đeo phù hiệu học sinh đang "giải trí" cái gì. Đọc xong truyện, đứa trẻ chuyển sang trang web hình (w.sex...), không hiểu đứa trẻ tìm đâu ra nhiều địa chỉ "đen" thế? Lồ lộ trên màn hình là ảnh các cô gái "thiếu vải" với đủ mọi tư thế... Mỗi khi thấy nhân viên trông coi phòng net đi ngang, đứa trẻ nhanh chóng tắt bớt trang web. Thật ngạc nhiên là nhân viên dù đã thấy nhưng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc làm ngơ!

Nhiều cám dỗ nguy hiểm

Vấn đề toàn cầu hóa, xã hội hóa Internet đã làm thay đổi một cách đáng kể (tích cực lẫn tiêu cực) đời sống, nhân cách của giới trẻ, nhất là trẻ em đối tượng dễ bị những cái "mới, lạ" của thành tựu công nghệ kỹ thuật hấp dẫn, lôi cuốn. Sự phát triển, cạnh tranh kinh doanh ồ ạt của các tụ điểm Internet đã vô tình mở rộng cửa cho trẻ em bước vào. Ở độ tuổi này, các em chưa đủ nhận thức tác hại về hành vi của mình. Ban đầu là tò mò, thích thú và "nghiện net" hơn say mê học hành. Sau thì các em rất dễ sa vào tệ nạn xã hội nếu gia đình, nhà trường không kịp thời quan tâm, ngăn chặn và môi trường xung quanh, bạn bè xấu rủ rê, sẽ là mảnh đất màu mỡ đẩy các em dấn sâu hơn vào cạm bẫy.

Thực tế cho thấy từ khi "nghiện net", trẻ bắt đầu tập và biết "nói dối" mỗi khi lên mạng "chat" hay xin tiền ba mẹ nhiều hơn, trốn học, cúp tiết, học hành sa sút... Nhiều bậc phụ huynh cũng khuyến khích con em mình tập làm quen với "net" nhằm học hỏi, nâng cao hiểu biết, điều này chỉ an toàn khi có người trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra mỗi khi trẻ lên mạng. Nhưng nếu để trẻ tự do "lướt web" thì không nên. Sự tin tưởng đôi lúc cũng tùy từng hoàn cảnh môi trường đó như thế nào. Đã có nhiều trường hợp các bậc phụ huynh "té ngửa" khi phát hiện con em mình đang "giải trí" trên những trang web độc hại.

Hướng cho trẻ em vui chơi, giải trí lành mạnh trên Internet không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, các bậc cha mẹ, của người lớn, và trước hết là các điểm dịch vụ Internet đang phát triển ngày càng nhiều của thành phố.

(Theo LĐ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,