221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
562990
Tăng trưởng thị trường CNTT VN: Top 5 năm 2005?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Tăng trưởng thị trường CNTT VN: Top 5 năm 2005?
,
Nhiều chuyên gia dự báo: Trong năm 2005 - năm khép lại kế hoạch năm năm, mức tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin-viễn thông (CNTT-VT) Việt Nam sẽ đứng thứ 5 trên thế giới.

Soạn: AM 239657 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Giai đoạn 2004-2008, mức chi tiêu CNTT của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước hàng đầu TG.
Sẽ vượt Trung Quốc về mức tăng trưởng

Ngày 6/1, công ty IDG Việt Nam đã đưa ra dự báo về mức tăng trưởng của thị trường CNTT Việt Nam năm 2005: Lần đầu tiên Việt Nam sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%, đứng thứ 5 trên thế giới, trên các nước như Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Italia, Australia...

Theo IDG VN, trong giai đoạn từ 2004-2008, mức gia tăng chi tiêu cho CNTT của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, xếp vị trí thứ tư sau Ấn Độ, Nga và Argentina, nhưng trên nhiều nước khác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Chi tiêu cho viễn thông cho giai đoạn này cũng lọt vào tốp 10 quốc gia về tỷ lệ gia tăng, xếp ở vị trí thứ 6, sau Nga, Ấn Độ, Thái Lan nhưng tiếp tục vượt qua Trung Quốc.

TS Lê Trường Tùng, chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, lý giải về những con số đáng khích lệ này: "Thế giới đang trên đà tăng trưởng, vì thế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt. Năm 2005 lại là năm cuối kế hoạch năm năm, chi tiêu cho các dự án CNTT sẽ được đẩy mạnh hơn - đặc biệt ở khu vực nhà nước - tạo sức bật mạnh mẽ cho thị trường".  

Thị trường CNTT-VT tiếp tục nhộn nhịp

Năm 2004 đánh dấu sự trở lại và gia nhập mới vào thị trường Việt Nam của một số tập đoàn CNTT lớn từ Mỹ. Dự báo, xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2005. Đối với trường hợp các đại gia CNTT-VT đã có mặt ở Việt Nam, họ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn các chương trình hoạt động kinh doanh đi kèm với các chương trình xã hội.

Theo đó, hứa hẹn trong năm mới 2005, IDG VN sẽ thực hiện 11 hoạt động chính tại Việt Nam: hội thảo, triển lãm, trao giải thưởng, học bổng và hội nghị gặp gỡ, giao lưu. Ông Lê Thanh Tâm - tổng giám đốc IDG VN - cho biết: "Việt Nam trở thành 1/18 quốc gia trên toàn cầu được IDG tổ chức đầy đủ các  hoạt động của tập đoàn, trong số hơn 100 nước IDG có văn phòng đại diện và công ty chi nhánh".

Trong năm 2005, IDG cũng sẽ mở rộng sự hỗ trợ trên lĩnh vực xuất bản tạp chí CNTT cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Bộ Tài chính; đồng thời, lần đầu tiên triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường.

Theo ông Thân Trọng Phúc - tổng giám đốc Công ty Intel VN, chương trình Máy tính giá rẻ trong năm 2005 sẽ lan rộng ra thêm mười địa phương, góp phần thúc đẩy thị trường máy tính cá nhân tăng trưởng thêm 15% so với mức tăng trưởng vốn có của nó. Thị trường máy tính giá rẻ lần đầu tiên sẽ lan sang máy tính xách tay, với giá không quá 700 USD/chiếc.

Cũng theo TS Lê Trường Tùng, các chương trình từ phía Nhà nước như "Đưa Internet đến trường học" tiếp tục được đẩy mạnh, bước đầu có sự đánh giá để rút kinh nghiệm triển khai hiệu quả hơn. Dung lượng đường truyền Internet cũng sẽ được nâng cao. Internet ADSL băng thông rộng sẽ thay dần đường truy cập dial-up đến hộ gia đình chứ không chỉ ở các văn phòng, công sở.

Thị trường các thiết bị viễn thông như ĐTDĐ, các thiết bị số như máy nghe nhạc MP3, máy chụp ảnh số, máy ghi âm số tiếp tục bùng nổ, đặc biệt là những thiết bị tích hợp nhiều tính năng như ĐTDĐ vừa ghi âm, chụp ảnh, máy tính; ổ USB vừa ghi âm và nghe nhạc MP3... Giá cả những thiết bị này sẽ ngày càng hạ.

Đầu tư chiều sâu

Intel VN đã có kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp năm 2005. Nhận thức của các doanh nghiệp đã thay đổi, vì thế chi tiêu cho CNTT để nâng cao sức cạnh tranh cũng gia tăng. Hiện các doanh nghiệp lớn từ bỏ những giải pháp nhỏ lẻ để đầu tư vào các giải pháp tổng thể ERP để chuẩn bị hòa nhập thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một hướng đầu tư khác là đào tạo. Theo TS Vũ Thanh Nguyên - giám đốc Trung tâm Đào tạo CNTT TP.HCM, các dự án đào tạo sẽ đi vào chất lượng cao, trong đó có các dự án chuyên sâu về thiết kế bo mạch điện tử và tổ chức đào tạo kỹ sư CNTT theo chuẩn nhằm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Các trung tâm đào tạo sẽ chú trọng hơn nữa vào việc xây dựng thương hiệu, chọn chương trình đào tạo có chất lượng. Để vươn tới điều này buộc các trường đại học phải cải tiến chương trình giảng dạy, trong đó có việc thực hiện chương trình hợp tác nhiều hơn để thu hút học viên.   

(Theo LĐ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,