221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
585190
Đấu giá trực tuyến VN: Lấy gì bảo đảm?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Đấu giá trực tuyến VN: Lấy gì bảo đảm?
,

Vừa qua, tại Hà Nội, trang web đấu giá trực tuyến Heya.com.vn đã chính thức đi vào hoạt động, thêm một tín hiệu tốt cho môi trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, không ít vấn đề mà giới kinh doanh cũng như người tiêu dùng “online” cần quan tâm, đó chính là việc cần sớm ra đời Luật giao dịch điện tử.

Trang web đấu giá trực tuyến đầu tiên

 

Giao diện trang web đấu giá trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam.

Trên thế giới, các mô hình thương mại điện tử rất phổ biến, trong đó mô hình đấu giá trực tuyến cũng không phải là ngoại lệ. Đặc trưng cho mô hình đấu giá trực tuyến là trang web ebay.com, nơi mà mọi người có thể rao bán những món hàng của mình, những người mua sẽ lần lượt trả giá, ai trả giá cao nhất sẽ mua được món hàng đó. Cùng với việc ra đời một siêu thị đấu giá trực truyến như Heya.com.vn, thì phương phức giao dịch mới liệu có khác biệt gì không so với thói quen của người tiêu dùng Việt Nam."Tất nhiên là khác rồi ! tại những nước chưa phát triển dịch vụ thương mại điện tử, người tiêu dùng thường lựa chọn cách mua bán trực tiếp! Thương mại điện tử không cần yếu tố trực tiếp” - chị Đỗ Phương Liên một khách hàng của Heya.com.vn cho biết.

 

Giám đốc Siêu thị đấu giá trực tuyến Heya.com.vn Nguyễn Bảo Ngọc còn cho biết một lý do khác để người tiêu dùng quan tâm đến hình thức đấu giá trực tuyến trên mạng, với những món đồ đã trở nên không cần thiết với người này, nhưng lại hấp dẫn với người khác, mọi người đều có thể rao bán những món đồ cũ của mình thông qua hình thức đấu giá”. Chị Liên cũng cho rằng, giao dịch trên Internet thông qua hình thức đấu giá trực tuyến khá hữu ích, thay vì phải đến tận cửa hàng, tôi có thể ngồi ngay tại nhà mình để đặt lệnh mua bán những món hàng với giá phải chăng".

 

Chỉ mới chính thức đi vào hoạt động hơn 2 tháng, Heya.com.vn đã thu hút được gần 1.000 thành viên tham gia giao dịch, với nhiều chủng loại mặt hàng phong phú, thậm chí có cả những quảng cáo rao bán mặt hàng có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng. Có thể coi đây là một tin vui cho môi trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Thế nhưng trong bối cảnh một bộ Luật giao dịch điện tử chưa ra đời, hoạt động kinh doanh trên mạng Internet ở Việt Nam vẫn đang thiếu một hành lang pháp lý, thì vẫn còn nhiều vấn đề phải tính đến.

 

Cần sớm ra đời một hành lang pháp lý

 

Lê Phú Toản, Phó Giám đốc công ty tư vấn Luật Đại Việt cho biết: "Trong giao dịch dân sự, trong đấu giá nói chung, trả giá coi như là một hành vi chấp nhận hợp đồng. Nhưng trong giao dịch trên mạng, liệu việc trả giá có được xem là chấp nhận hợp đồng hay không, vì bản thân giao dịch đó chưa có luật thì không có bất cứ  một ràng buộc nào cả?". Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho biết, năm ngoái, cơ quan này đã nhận được 98.000 đơn khiếu nại về những vụ giao dịch đấu giá trực tuyến, tăng gấp đôi số vụ khiếu nại trong vòng 2 năm qua. Từ việc người bán không giao hàng cho người thắng cuộc đến việc khách hàng cho rằng hàng hóa họ mua không tương xứng với số tiền bỏ ra.

  

Thực tế, gian lận là hiện tượng phổ biến trong các hoạt động thương mại trên Internet. Với một website đấu giá, người bán và người mua có thể sử dụng nhiều hình thức gian lận nhằm thu lợi bất chính. Người bán khai gian về các thông số hàng hoá, người mua là một thực thể ma, gây nhiễu  cản trở quá trình kinh doanh của người bán. Do vậy, việc đảm bảo người bán và người mua tuân thủ đúng trách nhiệm của mình có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của một website đấu giá, và hơn hết, rất cần dự hiện diện của một bộ Luật giao dịch điện tử để có thể kiểm soát các bên tham gia trong một hành lang pháp lý an toàn”.

 

Anh Trần Vương Việt, một khách hàng của Heya.com.vn cho biết: "Khá nhiều khách vì tò mò, lên mạng và bỏ giá “chơi”, khi đấu giá thắng họ lại không mua. Giải pháp của Heya.com.vn là thêm vào chức năng đặt lệnh cấm đấu giá, giả sử một khách hàng đấu giá thắng món hàng của tôi, nhưng không mua, tôi sẽ đặt lệnh cấm thành viên đó không bao giờ được trả giá cho bất cứ một món hàng nào nữa".

 

Phó Giám đốc công ty tư vấn Luật Đại Việt Lê Phú Toản cho biết thêm: "Hình thức kinh doanh trên mạng hiện nay đang rất phát triển, nhưng cũng đang gây tạo ra nhiều vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp. Sự cần thiết phải ra đời một hệ thống pháp luật, để các doanh nghiệp có thể bước vào sân chơi mới một cách bình đẳng, và an toàn".

 

Việc có một môi trường thương mại điện tử thực sự ở Việt Nam có lẽ cũng không còn lâu nữa. Dù chắc chắn lộ trình của nó cũng sẽ không hề đơn giản và dễ dàng, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng và hy vọng về điều này.


Huy Khôi (Theo VTV)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,