221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
640086
Nhân lực phần mềm: DN đang rất "khát"!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Nhân lực phần mềm: DN đang rất 'khát'!
,

(VietNamNet) - Không dùng một từ nào khác, ông Đinh Trí Dũng - Giám đốc Hanoi-Aptech đã khẳng định, các doanh nghiệp phần mềm đang rất "khát" nhân viên trước nhu cầu phát triển lớn của ngành công nghiệp phần mềm (CNpPM) Việt Nam hiện nay.

Bên lề diễn đàn Nhân lực phần mềm trong khuôn khổ "Ngày hội nhân lực phần mềm Việt Nam 2005" vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều đại diện các doanh nghiệp đã bày tỏ những lo lắng cho chính doanh nghiệp mình cũng như ngành CNpPM nói chung trước tình trạng thiếu trầm trọng nhân lực trong tương lai.

Lượng thiếu, chất... chỉ tạm chấp nhận được!

Liệu có bao nhiêu trong số những sinh viên CNTT này có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng nhân lực phần mềm? (ảnh: TN).
Theo một đại diện của FPT Software, Việt Nam đã qua rồi giai đoạn đi tìm khách hàng trong lĩnh vực phần mềm, chúng ta đã có những thị trường khá rộng mở như Nhật Bản, Bắc Mỹ... Tuy nhiên, vấn đề lại ở chỗ nhu cầu của khách hàng rất lớn nhưng họ cũng luôn thúc đẩy Việt Nam phải phát triển sao cho phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

Để làm được điều này, nhân lực ngành CNpPM Việt Nam cần phải đáp ứng được cả hai "chỉ tiêu" căn bản nhất là lượng và chất. Nhưng hiện giờ, mặc dù rất "khát", song trong quá trình tuyển dụng của mình, một thực tế mà các doanh nghiệp phần mềm gặp phải là không thể tuyển dụng được ngay số lượng nhân viên như mong muốn. Theo một khảo sát mới đây của Công viên phần mềm Quang Trung về trình độ của các ứng viên tham gia phỏng vấn, có tới 72% trong số đó thiếu kinh nghiệm thực tiễn; 46% thiếu kiến thức về chuyên ngành; 42% không biết làm việc theo nhóm... và hầu hết chưa tự mình trả lời được câu hỏi đặt ra: Bản thân mình đã sẵn sàng làm việc ở vị trí nào trong ngành CNpPM?

Theo ông Phạm Thúc Trương Lương, Giám đốc công nghệ Công ty Tinh Vân, thì công ty của ông có nhu cầu tuyển dụng phải đưa ra tỷ lệ tuyển chọn 10 ăn 1, tức là nếu như cần khoảng 300 nhân lực thì một lần tuyển cần phải có 3.000 đơn xin dự tuyển. Nhưng ngay cả số lượng đơn dự tuyển cũng không đủ để có thể chọn lựa theo tỷ lệ 10 "ăn" 1 như vậy.

Lý do đưa ra giải thích cho tình trạng này thì nhiều, chẳng hạn như dù thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay thông minh, chăm chỉ nhưng không dám dấn thân vào ngành phần mềm. Nhưng có lẽ, nguyên nhân chủ yếu nhất là nhân lực phần mềm hiện nay thiếu cả về lượng và yếu về chất. Và cũng vì "chất" chưa đạt yêu cầu nên dù có rất cần, các doanh nghiệp cũng không thể ồ ạt tuyển dụng chỉ vì để đạt chỉ tiêu về doanh số mặc dù họ đã đưa ra giải pháp cho tình trạng chát lượng đầu vào của nhân lực không cao là giảm các tiêu chí tuyển dụng xuống.

Đây là vấn đề được đưa ra tại nhiều buổi gặp gỡ, hội thảo xung quanh nội dung phát triển ngành CNpPM của Việt Nam diễn ra trong thời gian trở lại đây. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực CNpM, đánh giá chung từ góc độ doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nhân lực chất lượng cao cần phải tăng khoảng 60%/năm thì mới giải quyết được vấn đề nhân lực. Cần phải tìm ra những giải pháp giải quyết vấn đề nhân lực cho ngành CNpPM. Có như vậy, cuộc khủng hoảng tuy không thể ngăn chặn được nhưng nếu có giải pháp sớm sẽ làm giảm lực cho ngành công nghiệp được đánh giá là mũi nhọn này.

Đào tạo nhân lực phần mềm: "Hàn lâm" hay "mì ăn liền"?

Ông Masataka Ogura: "Trình độ đào tạo nhân lực CNTT của Việt Nam không thua kém các nước nhưng trở lại lớn là thiếu kinh nghiệm thực tế". (ảnh: NL)

Không quá bi quan như các doanh nghiệp của Việt Nam, ông Masataka Ogura - Đại diện của công ty Hitachi Software tại Việt Nam cho rằng: "Về mặt bằng trình độ hiện tại về đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, những kinh nghiệm làm việc thì cần phải được trau dồi rất nhiều để đáp ứng được yêu cầu của thị trường và yêu cầu của nhà tuyển dụng".

Điểm yếu của sinh viên CNTT Việt Nam khi ra trường bắt tay vào làm ở các công ty phần mềm là không có nhiều kinh nghiệm. Vấn đề chính là do kinh nghiệm của Việt Nam còn ít trong khi kinh nghiệm làm việc cần phải được trau dồi rất nhiều để đáp ứng được yêu cầu của thị trường và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, "nên để các sinh viên, học viên có cơ hội tham gia trực tiếp vào các dự án để tích lũy kinh nghiệm từ chính các dự án này", ý kiến của ông Masataka Ogura.

Nhận định của ông Masataka Ogura cũng là một trong những vấn đề cần sớm được đưa ra giải pháp hợp lý trong phương pháp đào tạo của Việt Nam giai đoạn này. Điều này cũng đồng nghĩa sự học hỏi của mỗi sinh viên làm trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm phải được xuất phát ngay từ thực tiễn công việc.

Hiện đang có hai hình thức đào tạo sinh viên CNTT còn gây nhiều tranh cãi. Các trường Đại học chuyên ngành CNTT chính quy vẫn còn tình trạng đào tạo chưa sát với thực tế, đào tạo theo kiểu "hàn lâm", chỉ giúp cho sinh viên có một nền tảng kiến thức khi ra trường nhưng lại không được cọ sát nhiều với thực tế để tích lũy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các trung tâm đào tạo như Aptech thì lại bị cho rằng, đó là kiểu đào tạo "mì ăn liền" vì chủ yếu chạy theo công nghệ.

Đành rằng cùng một chuyên ngành đào tạo đó, khi ra trường mỗi sinh viên có một vị trí công việc và địa chỉ làm khác nhau. Nhưng với lĩnh vực phần mềm đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp phải bắt tay ngay vào làm việc thực tế, tránh tình trạng "cái mà doanh nghiệp cần thì sinh viên không có, cái sinh viên có doanh nghiệp lại không cần" như hiện nay. Một đại diện của Aptech Việt Nam đã bày tỏ băn khoăn.

Nắm lấy cơ hội!

Tuy nhiên, ngành CNpPM cũng được an ủi rằng: Theo đánh giá của các chuyên gia về phần mềm, trình độ CNTT nói chung của sinh viên Việt Nam so với chuẩn của thế giới không thua kém nhiều.  Mặc dù  Việt Nam là một nước nhỏ, số dân không lớn, nên số lượng người làm CNTT nói chung và lĩnh vực công nghiệp phần mềm còn rất ít song lại có khá nhiều lợi thế để nắm giữ các thị trường chủ chốt, phù hợp với mình.

Hiện Ấn độ là một nước đông dân và trình độ phát triển CNTT rất lớn nên về số lượng nhân lực CNTT của Việt Nam không thể so được. Về Hàn Quốc, họ phổ cập Internet lớn nên số lượng người hiểu biết về CNTT rất lớn. Trung Quốc cũng vậy. Nhưng Ấn Độ có lợi thế về tiếng Anh nên hầu hết hướng sang thị trường Bắc Mỹ chứ không hướng sang thị trường Nhật Bản. Về Trung Quốc, họ có lợi thế là tiếng Nhật tốt, tuy nhiên, do quan hệ giữa hai nước nên Nhật Bản đã hướng thị trường phần mềm sang Việt Nam. Đây chính là lợi thế của Việt Nam cần nắm giữ.

Tuy nhiên, điều cần nhất khi Việt Nam hợp tác với thị trường Nhật Bản là ngoại ngữ tiếng Nhật, đòi hỏi các lập trình viên của Việt Nam khi làm việc với Nhật phải thành thạo tiếng Nhật cũng như am hiểu văn hóa của người Nhật, ông Masataka Ogura nói.

  • Thủy Nguyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,