Năm 2005 đánh dấu sự phát triển bùng phát của Game Online tại Việt Nam. Dù chưa thể phát triển ngay thành một ngành công nghiệp giải trí, nhưng những thành quả và doanh thu bước đầu của game Võ lâm Truyền kỳ cũng đã cho thấy đây là một thị trường đầy hứa hẹn về kinh doanh trực tuyến.
Các công ty VASC, VinaGame, FPT... là những đơn vị đầu tiên nhập khẩu game online và cho cộng đồng gamer Việt Nam chơi thử nghiệm miễn phí. Nhu cầu chơi game trực tuyến lập tức tăng mạnh, trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng.
Các cửa hàng game online xuất hiện ở khắp mọi nơi, thu hút đối tượng thanh thiếu niên chơi đến "quên ăn quên ngủ". Xét về góc độ tích cực, game online giúp phát triển dịch vụ Internet về tới mọi địa phương. So với 1 năm trước, việc tìm kiếm một điểm truy cập Internet đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, xét về góc độ tiêu cực, game online tiêu tốn thời gian và tiền bạc của thế hệ thanh thiếu niên, thậm chí cả giới công chức. Nhịp sinh hoạt thường ngày của thế hệ trẻ bị đảo lộn, chơi game online quên ăn quên ngủ, bỏ cả học hành, phụ huynh lo lắng...
Trước sự phát triển bùng phát của Game online, cơ quan quản lý đã có phần bị động. Chưa có văn bản pháp luật cụ thể quản lý loại hình giải trí này. Game online tạm được xem là một dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị trên nền Internet.
Quản lý game online sao cho lĩnh vực này có điều kiện phát triển mạnh, tạo hiệu quả kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh trật tự và lợi ích xã hội.
Triển khai thu phí sớm nhất với game Võ Lâm Truyền Kỳ dưới hình thức bán thẻ chơi game, VinaGame trở thành nhà cung cấp game online "hứng mũi chịu sào". Cơ quan quản lý yêu cầu cung cấp dịch vụ Game online phải có giấy phép OSP. Để đáp ứng được yêu cầu này, VinaGame đã hợp tác với VDC 2 để hợp pháp hoá khâu phát hành game. Cơ quan quản lý cũng đưa ra yêu cầu VinaGame không được cung cấp game mới và tăng thêm người chơi mới cho đến khi có văn bản quản lý cụ thể loại hình giải trí này trong tháng 12/2005.
Theo dòng sự kiện:
VASC cung cấp 3 game-online có bản quyền đầu tiên tại VN
Thị trường "game online" sẽ sốt!
"Giang hồ dậy sóng"...?
Gamer: Muốn "hành hiệp", nặng gánh lo... "lộ phí"!
Ngày hội "Thế giới võ lâm": Ấn tượng và hào hứng
"Nếu làm sai, VinaGame sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật"
"Quần hùng" xôn xao tin "Võ lâm" thiếu giấy phép!
VinaGame sẽ ngừng dịch vụ game online vì thiếu giấy phép?
"Chưa có quyết định chính thức về giấy phép của VinaGame!"
Võ lâm truyền kỳ phải ngưng "chiêu mộ" game thủ!
Bộ Bưu chính - Viễn thông nói gì về sự cố “võ lâm truyền kỳ”?
Game online: Những "khoảng trống" về quản lý
Giới trẻ nghĩ gì về game online?
Game online - Dưới góc nhìn của nhà quản lý
''Tạm thời ngừng cung cấp game online mới!"
VDC2 sẽ là nhà phát hành Võ Lâm Truyền Kỳ
Tháng 12: ban hành qui định về game online
Tìm hướng giải quyết những VĐ nóng bỏng của CNTT VN!
Bộ VHTT kiến nghị 5 biện pháp quản lý Game online
Quản lý chặt game online!
Chính phủ "vào cuộc" quản lý game online
Chưa hạn chế số lượng game online
FPT thu phí game online PTV